Đại học Phan Châu Trinh
Đại học Phan Châu Trinh
Tuyển Sinh Đại Học
Tuyển sinh Đại học 2024
Kết nối với chúng tôi qua Zalo:

Liên hệ tuyển sinh

Gửi email cho chúng tôi:
Gọi hoặc Zalo cho chúng tôi:
Gửi hồ sơ về:
09 Nguyễn Gia Thiều, P. Điện Ngọc, TX. Điện Bàn, Quảng Nam
Theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội
Theo dõi chúng tôi trên phương tiện truyền thông xã hội để không bỏ lỡ thông tin quan trọng về đăng ký, học bổng, cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn và trải nghiệm đa dạng trong các hoạt động của chúng tôi.

Cách nhận biết và phòng chống sốt xuất huyết

 Sốt xuất huyết Dengue là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut Dengue gây nên, bệnh lây theo đường máu qua trung gian truyền bệnh là muỗi Aedesaegypti. Bệnh có biểu hiện lâm sàng chủ yếu là sốt cấp diễn và xuất huyết với nhiều dạng khác, nhưng thể nặng có sốc do giảm khối lượng máu lưu hành.

Vectơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue là gì?
      Virus Dengue không lây truyền trực tiếp từ người sang người mà lây qua trung gian truyền bệnh là muỗi Aedesaegypti. Muỗi truyền bệnh bằng cách đốt người bị bệnh và sau đó đốt người bình thường khác. Aedesaegypti rất ít khi đốt vào ban đêm. Chúng thường đốt trong khoảng thời gian 2 giờ sau khi mặt trời mọc và trước khi mặt trời lặn, mặc dù vậy chúng cũng có thể đốt bạn ở những thời điểm khác nhau vào ban ngày.

Con đường lây truyền sốt xuất huyết Dengue

Dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết Dengue 
Sốt cao đột ngột, liên tục từ 2 – 7 ngày, và kèm theo 2 trong số các biểu hiện sau:

- Biểu hiện xuất huyết như: chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.
- Nhức đầu
- Chán ăn, buồn nôn, nôn
- Da xung huyết, phát ban
- Đau cơ, đau khớp

- Nhức hai hố mắt


Làm gì khi mắc sốt xuất huyết Dengue?
Đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để khám, điều trị khi nghi ngờ người bệnhbị sốt xuất huyết Dengue.
Nếu bị nhẹ có thể chăm sóc tại nhà bằng cách:

- Nghỉ ngơi.Uống nhiều nước, bù điện giải, có thể dùng Oresol, nước trái cây càng tốt. Ăn nhẹ: cháo, súp, sữa.
- Dùng thuốc hạ sốt (uống paracetamol, không dùng aspirin để hạ sốt), chườm mát.
- Theo dõi liên tục, nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu xuất huyết nào hoặc diễn biến nặng hơn (li bì, bứt rứt, vật vã, chân tay lạnh, đau bụng, nôn nhiều) cần đưa ngay đến bệnh viện để khám và điều trị.
Cách phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả
Hiện nay chưa có vacxin phòng bệnh và cũng không có thuốc điều trị đặc hiệu nên việc phòng bệnh chủ yếu dựa vào phòng chống vectơ truyền bệnh. Các biện pháp bao gồm:

- Diệt muỗi, bọ gậy (lăng quăng) và phòng chống muỗi đốt.


Muỗi Aedesaegypti gây bệnh sốt xuất huyết
 

- Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt bọ gậy bằng cách:Thả cá vào tất cả các vật chứa nước trong nhà (bể, giếng, chum, vại, lu, khạp…) để diệt bọ gậy.Thu gom, hủy các vật dụng phế thải xung quanh nhà như chai lọ vỡ, ống bơ, vỏ dừa…, dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.Thay nước, thau rửa chum, vại, lu hàng tuần.Bỏ muối vào bát kê chân chạn (tủ đựng chén bát).
- Khi xảy ra dịch cần tăng cường các biện pháp chống dịch, làm giảm nhanh mật độ muỗi bằng cách phun hóa chất diệt muỗi.

Cẩm nang sức khỏe - BVĐHQGHN

PCTU pctu Hội nghị khoa học