Đại học Phan Châu Trinh
Đại học Phan Châu Trinh
Tuyển Sinh Đại Học
Tuyển sinh Đại học 2024
Kết nối với chúng tôi qua Zalo:

Liên hệ tuyển sinh

Gửi email cho chúng tôi:
Gọi hoặc Zalo cho chúng tôi:
Gửi hồ sơ về:
09 Nguyễn Gia Thiều, P. Điện Ngọc, TX. Điện Bàn, Quảng Nam
Theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội
Theo dõi chúng tôi trên phương tiện truyền thông xã hội để không bỏ lỡ thông tin quan trọng về đăng ký, học bổng, cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn và trải nghiệm đa dạng trong các hoạt động của chúng tôi.

Người Thầy thuốc 11 lần hiến máu cho bệnh nhân

“Khó có một hình ảnh nào đẹp đẽ và cảm động cho bằng hình ảnh con người lấy máu mình để giữ lại sự sống cho người khác! Bác sĩ Tùng của bệnh viện chúng tôi không phải 1 mà 11 lần tiếp máu cho bệnh nhân rồi đó! Thật hiếm có một con người như vậy”.

Đó là lời nhận xét chân thật và đầy cảm phục của đồng nghiệp dành cho anh. Bác sĩ Nguyễn Hữu Tùng, Bệnh viện trưởng Bệnh viện đa khoa Đại Lộc.

Ngay từ khi còn là sinh viên y khoa Huế, anh đã rất ham mê nghề nghiệp, thích được đi thực tế ở các bệnh viện. Được tiếp xúc với bệnh nhân, lòng nhân đạo về lương tâm nghề nghiệp cứ lớn dần lên trong con người bác sĩ tương lai ấy. Mới chỉ là sinh viên, anh đã 3 lần dũng cảm hiến máu của mình cứu sống bệnh nhân.

Năm 1979 học xong chương trình đại học, anh được phân công tác về khoa nhi – Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng. Bằng sự say mê học hỏi, yêu nghề, tận tụy với bệnh nhân, anh trở thành bác sĩ khoa nhi vững về tay nghề, được bệnh viện tin yêu. Ở đây bác sĩ Nguyễn Hữu Tùng lại 5 lần nữa hiến máu cho bệnh nhân.

Gặp anh ở Bệnh viện đa khoa Đại Lộc với vị trí một bác sĩ viện trưởng mà xăng xái đi thăm hỏi bệnh nhân như các bác sĩ chuyên trách khác. Được hỏi vì sao ở Đà Nẵng gần nhà, điều kiện sinh hoạt, công tác đầy đủ sao anh không ở lại mà về đây cho vất vả. Anh tâm sự: “Hồi tôi ở Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng có một chị người Đại Lãnh bồng cháu bé chỉ bị sốt thôi mà phải ra tận Đà Nẵng cấp cứu!... khó khăn và tốn kém biết bao nhiêu… Rồi khoa nhi của tôi cứ càng ngày càng đông bệnh nhân ở Đại Lộc, lúc đó tôi chưa biết Đại Lãnh xa hay gần, Đại Lộc như thế nào, nhưng tôi nghĩ bệnh viện tuyến huyện tổ chức tốt việc khám và chữa bệnh cho nhân dân thì chắc chắn những căn bệnh thông thường như cháu bé của chị phụ nữ ấy không phải đi xa đến như vậy. Biết Đại Lộc thiếu người nên tôi tình nguyện lên đây với suy nghĩ là làm sao tổ chức được khoa nhi để các bà mẹ bớt vất vả”.

Anh lên Đại Lộc vùng đất trung du còn nhiều thiếu thốn này với những suy nghĩ rất thật ấy. Bằng việc làm và cách sống hòa đồng với anh em, tập thể và lãnh đạo tin tưởng giao cho anh trách nhiệm nặng nề của người bệnh viện trưởng.

Ở bệnh viện Đại Lộc không ai quên được tình trạng bệnh của bà Nguyễn Thị Lan quê ở Quảng Đợi bị chảy máu dạ dày nặng, khi mang đến bệnh viện tình trạng bệnh nhân nguy kịch. Hay trường hợp khác của 2 cháu nhỏ - 1 bị áp xe gan, 1 bị mủ màng phổi, tính mạng của bệnh nhân bị đe dọa, bệnh nhân cần được tiếp máu ngay, nhưng bệnh viện không còn máu… Không để chậm trễ … bằng dòng máu của mình, bác sĩ Tùng đã cứu sống được bệnh nhân.

Về việc làm của mình, anh nói thanh thảnh, giản dị: “con người ai lại không sợ bệnh tật, nhưng riêng với tôi bệnh đáng sợ nhất là bệnh không có lương tâm, bệnh vô trách nhiệm. Không có tội nào nặng hơn tội để bệnh nhân chết trong tình trạng còn có thể cứu sống được”.

Bảy năm sinh viên y khoa, 7 năm nghề nghiệp, bác sĩ Nguyễn Hữu Tùng đã 11 lần hiến máu để cứu sống bệnh nhân.

Bệnh nhân ở đây nói về anh: “Chúng tôi rất cảm ơn bác sĩ Tùng. Chúng tôi yên tâm khi được bác sĩ Tùng điều trị”. Đó là phần thưởng lớn nhất mà nhân dân đã dành cho anh – Người thầy thuốc xã hội chủ nghĩa.

Nguồn: Nguyên Hằng (Đài truyền hình Đại Lộc) - Tháng 03.1985

Trích từ sách Hoa nở thường ngày – Sở văn hóa và thông tin Quảng Nam – Đà Nẵng