Đa phần các trường Đại học tại Hoa Kỳ có nhiều khoa hay còn gọi là Trường – Trường trong Trường. Khoa Y/Trường Y là một trong các khoa/trường của một Đại học. Chương trình đào tạo bác sĩ của Hoa Kỳ đa phần là chương trình 4 năm (4 years medical program), có một số tiểu bang có chương trình đào tạo bác sĩ 6 năm (6 years medical program) như tại Đại học tiểu bang Indiana. Đối với chương trình 4 năm, thí sinh muốn vào chương trình này phải hội đủ các điều kiện:
Tại Hoa Kỳ, nhiều trường y khoa có lịch sử lâu đời hàng trăm năm nhưng số lượng tuyển sinh hằng năm rất thấp, thường chỉ từ 100 đến 120 sinh viên. Có nhiều trường chỉ tuyển được dưới 50 sinh viên/ năm.
Sau khi vào được trường y khoa, sinh viên học tiếp 4 năm và ra trường với bằng MD (Medical Doctor), giống như bằng bác sĩ đa khoa của Việt Nam. Đến đây người sinh viên đã có 8 năm đại học, trong đó có 4 năm cho bằng cử nhân và 4 năm cho y khoa. Trong 4 năm y khoa , chia làm 2 năm đầu học y học cơ sở, về điều dưỡng và tiền lâm sàng. Cuối năm thứ 2 sinh viên phải thi lấy bằng USLME-1 (United States Licensing Medical Examination). Năm thứ 3 & 4 đi lâm sàng, tiếp cận bệnh nhân, sinh viên phải đi lâm sàng luân phiên (rotating clinicals) các khoa trong bệnh viện như: Khoa nội, ngoại, sản, nhi, chuyên khoa lẻ, gây mê. Năm thứ 4 chọn một chuyên khoa chính do thầy chỉ định được gọi là chuyên khoa lỏi (core clinical). Cuối năm thứ 4 sinh viên thi lấy bằng USLME-2, vượt qua được bằng USLME-2 thì mới được thi ra trường và lấy bằng MD (Medical doctor). Sau khi lấy được bằng USLME-1 & 2, sinh viên được học nội trú 2 đến 3 năm và cuối kỳ thi lấy bằng USLME-3. Trong thời gian học nội trú, bác sĩ đã có phụ cấp lương vì họ được xem như một bác sĩ bán thực thụ. Khi lấy được bằng USLME-3, người bác sĩ có thể chọn hướng đi tiếp cho mình: một là nghiên cứu, hai là đi học tiếp chuyên khoa. Ví dụ chuyên khoa phẫu thuật, thì học thêm 5 năm nữa; chuyên khoa ngoại thần kinh cũng từ 5 đến 7 năm nữa. Hay chỉ muốn học bác sĩ gia đình, thì chỉ cần 1 đến 2 năm nữa.
(USLME là kỳ thi quốc gia dành cho bất kỳ bác sĩ nào muốn hành nghề y tại Hoa kỳ).
Như vậy, một bác sĩ tại Hoa Kỳ kể từ khi vào đại học đến khi ra trường hành nghề phải mất từ 11 đến 17 năm mới tiếp cận được với bệnh nhân thực thụ. Chi phí học bác sĩ tại Hoa Kỳ vì vậy rất đắt đỏ so với ngành khác. Ví dụ, học phí y khoa tại trường Đại học John Hopkin là $84,000 usd / năm, tại trường y khoa Harvard là $82,000 usd / năm, tại trường y khoa Stanford là $86,000 usd/ năm. Đó chỉ là học phí, còn những chi phí khác nữa nên sinh viên sẽ tốn kém thêm các khoản chi phí khác.
Khoa Y – Trường Đại học Phan Châu Trinh mong ước thực hiện chiến lược ươm mầm cất cánh nền y tế nước nhà với chất lượng chuẩn mực. Do đó, mô hình xây dựng và phát triển khoa y của trường phải tương đồng với các nước tiên tiến ngay từ lúc khởi đầu.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Tùng
Chủ tịch ĐH Phan Châu trinh