Mục tiêu của phòng thí nghiệm thực tế ảo là áp dụng các nguyên tắc khoa học để nghiên cứu vai trò của thực tế ảo (VR) trong giáo dục và tâm lý học. VR được dự đoán là nền tảng điện toán lớn nhất mọi thời đại và được cho rằng đây là một “cỗ máy đồng cảm” có thể thay đổi thế giới và cách mạng hóa giáo dục. Tuy nhiên, trong thế kỷ qua, các thể loại phương tiện từ radio, phim ảnh, truyền hình cho tới điện thoại thông minh được cho là có lợi trong học tập mà thực sự không có tác động lớn. Mục tiêu của phòng thí nghiệm VR là khám phá bằng chứng thực nghiệm về giá trị của VR trong giáo dục bằng cách tiến hành nghiên cứu dựa trên bằng chứng dựa trên lý thuyết học tập và các nguyên tắc học tập từ các lý thuyết như lý thuyết nhận thức về học tập đa phương tiện và lý thuyết tải nhận thức. Mục tiêu của chúng tôi là:
- Nghiên cứu tính hiệu quả của việc sử dụng VR trong các môi trường giáo dục và tâm lý.
- Xây dựng các mô hình dựa trên bằng chứng mô tả vai trò của VR trong môi trường giáo dục và tâm lý.
- Xác định các nguyên tắc dựa trên nghiên cứu về cách thiết kế tối ưu môi trường học tập VR.
- Kết hợp phương pháp tâm lý và sinh trắc học để hiểu rõ hơn về giá trị của VR
Phòng thí nghiệm mô phỏng VR thích ứng thế hệ mới dựa trên công nghệ đo lường giáo dục
Dự án này có mục tiêu phát triển các mô phỏng phòng thí nghiệm VR nhập vai với các mô hình đo lường giáo dục tích hợp và chức năng thích ứng làm tăng đáng kể kết quả học tập trong giáo dục y khoa. Bằng cách áp dụng lý thuyết ứng đáp câu hỏi (Items Response Theory - IRT), thử nghiệm thích ứng máy tính (Computerized Adaptive Testing - CAT) và công nghệ mô phỏng VR nhập vai với mô hình hoá toán học, mục đích là tạo ra một sự khởi đầu mới cho các công cụ học tập thích ứng ảo. Ý tưởng khoa học của dự án này là tối ưu hóa cơ hội học tập cá nhân cho sinh viên y khoa ở cấp độ đại học bằng cách áp dụng kiến thức tiên tiến trong mô phỏng nâng cao các quy trình phòng thí nghiệm y sinh, đo lường giáo dục, kiểm tra thích ứng và chức năng và nội dung kiến thức trong y học và giáo dục y khoa.
Phòng thí nghiệm mô phỏng thực tế ảo để tăng năng suất và tiêu chuẩn nghề nghiệp trong ngành công nghệ sinh học (SIPROS)
Giả thuyết của chúng tôi chính là mô phỏng thực tế ảo có thể cung cấp một cách hiệu quả cho đào tạo nhân viên, nhưng cho đến nay công nghệ này chưa được phát triển để đào tạo doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ sinh học hoặc phòng thí nghiệm. Tầm nhìn của chúng tôi là phát triển các phòng thí nghiệm thực tế ảo với găng tay phản hồi xúc giác mô phỏng chính xác các quy trình và cho phép đào tạo phức tạp ngay cả trước khi dây chuyền sản xuất hoặc phòng thí nghiệm nghiên cứu được xây dựng. Công nghệ nền tảng cho dự án là một cuộc cách mạng gần đây trong việc phát triển kính thực tế ảo cũng như găng tay với phản hồi xúc giác, có thể cho phép thực hiện một nhiệm vụ bất khả thi trước đây là vấn đề chi phí-hiệu quả trong đào tạo các quy trình công việc phức tạp. Với công nghệ thực tế ảo, chúng tôi sẽ tạo ra các phiên bản mô phỏng thực tế đầy đủ, cung cấp các công cụ đào tạo và phát triển để mô phỏng các chuỗi công việc (workflow), quá trình tiến hành (process) và quy trình thực tế (procedure). Thực tế ảo là công nghệ duy nhất cho phép nhân viên trải nghiệm môi trường đào tạo dự kiến gần giống với hoạt động trong môi trường thực - do đó thu được kinh nghiệm, việc này được giả thuyết là có thể chuyển giao các chức năng công việc ở mức độ rất cao. SIPROS đang cung cấp một mô hình mới trong đào tạo và phát triển hiện không có trên thị trường và ngành công nghệ sinh học không thể phát triển vì nó nằm ngoài khả năng nghiên cứu và phát triển cốt lõi của họ.
Công nghệ mới để tự động phát hiện cảm xúc cho các giải pháp học tập thích ứng tiên tiến
Mục tiêu của dự án là tạo ra một công nghệ mới để tự động phát hiện cảm xúc và áp dụng nó để tạo ra các giải pháp học tập thích ứng tiên tiến để tăng cường giáo dục khoa học và đào tạo trong phòng thí nghiệm của các doanh nghiệp.
Nhu cầu về các sản phẩm học tập là rất lớn, nó thúc đẩy công nghệ phát triển để cung cấp trải nghiệm học tập tốt hơn. Một rào cản chính là việc thiếu khả năng phần mềm để mô phỏng một giáo viên giỏi có khả năng đọc cảm xúc của học sinh và thích nghi theo đó. Bằng cách phát triển và áp dụng một công nghệ mới để nắm bắt cảm xúc liên tục trong thời gian thực, chúng tôi có thể cung cấp một bước đột phá trong lĩnh vực này.
Khởi đầu của dự án là Hệ thống mã hóa hành động mặt (Facial Action Coding System - FACS; Ekman, 1978). FACS là một hệ thống để phân loại các chuyển động trên khuôn mặt của con người bằng cách xuất hiện trên khuôn mặt. Chuyển động của từng cơ mặt riêng lẻ được mã hóa bởi FACS từ các thay đổi đột ngột rất tinh vi về diện mạo khuôn mặt. Do vấn đề chủ thể và tốn thời gian, FACS đã được thiết lập như một hệ thống tự động được tính toán. Trong dự án hiện tại, chúng tôi sẽ sử dụng công nghệ mới nhất để đánh giá chuyển động của khuôn mặt.
Nguồn: Southern Denmark University (SDU)