1. Hiểu như thế nào cho đúng về ngành Quản lý bệnh viện (QLBV) mà trường PCTU đang có?
Quản lý bệnh viện (hospital management) là thuật ngữ nói về việc điều hành, vận hành nguồn tài nguyên của bệnh viện như: quy chế, chính sách, chế độ của bệnh viện, luật khám chữa bệnh, bảo hiểm, chuyên môn y tế, nguồn nhân lực, nguồn tài chính, hạ tầng cơ sở, trang thiết bị y tế, công nghệ quản trị, tất cả làm sao cho bệnh viện đạt được tăng trưởng bền vững và tốt nhất. Người Quản lý bệnh viện phải có sự hiểu biết nhiều mặt vừa sâu vừa rộng và có khả năng xây dựng chiến lược phát triển rõ ràng, biết cách để theo dõi, đánh giá sự tăng trưởng.
Trong đào tạo, Quản lý Bệnh viện là chuyên ngành của Ngành Quản trị kinh doanh (Business Administration).
Về chức năng thì quản lý bệnh viện khác với quản trị bệnh viện. Người quản lý bệnh viện có năng lực thiết kế chiến lược (strategy) phát triển. Còn người quản trị bệnh viện triển khai để thực thi chiến lược, xây dựng chiến thuật (tactical) trong hoạt động kinh doanh bệnh viện
Thế nào là Quản Trị Bệnh Viện
2. Sự khác biệt công việc QLBV tại bệnh viện công lập và tư nhân là gì?
Trong bệnh viện công lập, hoạt động dựa vào ngân sách nhà nước, những vị trí Quản lý bệnh viện được cơ cấu trong tổ chức của phòng hành chính nhân sự.
Trong bệnh viện tư nhân, hoạt động dựa vào nguồn vốn từ chủ đầu tư/ cổ đông, vị trí Quản lý cao nhất là Giám đốc điều hành – CEO (Chief executive officer). CEO ở một bệnh viện tư phải có đủ năng lực quản lý được nhiều vị trí quản trị dưới mình, như vị trí quản trị hành chính, quản trị nhân sự, quản trị hạ tầng, quản trị kinh doanh, quản trị tài chính, quản trị tiếp thị, quản trị bán hàng, quản trị dòng tiền, nghiên cứu thị trường. Ở đây, chỉ cần có một vị trí Giám đốc điều hành, nhưng lại cần nhiều vị trí quản trị. Các cấp quản trị đều có mối quan hệ hữu cơ và rất chặt chẽ qua sự điều hành hệ thống chuẩn gọi là S.O.P (Standards Operation Procedure).
Như vậy, dưới sự điều hành hợp nhất của CEO, đảm bảo để làm sao tất cả vị trí này hoạt động có hệ thống, linh hoạt, chất lượng để đạt mục tiêu tăng trưởng theo kế hoạch định sẵn ban đầu cũng như tạo được một giá trị xã hội cao.
3. Chuẩn đầu ra của ngành QLBV của trường PCTU?
Sinh viên hoàn tất chương trình học và sau khi ra trường, nhận bằng cử nhân Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Quản lý bệnh viện.
Các cử nhân Quản lý bệnh viện tương lai có mong muốn tham gia vào các tổ chức Phòng khám/ bệnh viện/ cơ sở ý tế sẽ bắt đầu từ vị trí thông thường là nhân viên đến cấp trưởng phòng hay đến chuyên viên cao cấp, điều nầy tùy thuộc vào khả năng và sự nỗ lực của từng người. Một lựa chọn khác là khởi nghiệp quản lý bệnh viện sau khi ra trường/ trong thời kỳ học tập hoặc cũng có thể vào vị trí Giám đốc điều hành (CEO) bệnh viện tư nhân nếu là tài năng thực sự với nhà tuyển dụng/ nhà đầu tư. Và trên hết, các em có năng lực thực hiện quản lý được các công việc quản trị tại bệnh viện một cách chuyên nghiệp, bao gồm: Quản trị nguồn nhân sự chung của BV ( chuyên môn và ngoài chuyên môn ); Quản trị tài chính và vị trí kế toán trưởng; Quản trị rủi ro tài chính và quản trị đầu tư; Quản trị lời –lỗ ( P&L ) kinh doanh bệnh viện tư nhân; Quản lý Hành chánh nhân sự chung; Quản lý tài nguyên bệnh viện (hạ tầng kỹ thuật, thiết bị, kho bãi ); Quản lý mua hàng, quản lý kho , vật tư y tế và thuốc men bệnh viện; Quản lý quỹ BHYT và BHYT tư nhân; Trưởng phòng kinh doanh, tiếp thị, bán hang; Quản lý đầu tư bệnh viện; Quản trị một cơ sở kinh doanh ngành sức khỏe: như phòng khám đa khoa, bệnh viện tư nhân qui mô dưới 50 gường, dĩ nhiên tùy vào năng lực học tập và kết quả học tập rất nhiều; Biết được việc mua bán sáp nhập bệnh viện (M & A).
Đầu ra của sinh viên PCTU như thế nào?
4. Sự khác biệt chương trình đào tạo của PCTU về chuyên ngành QLBV là gì?
Chương trình đào tạo của PCTU về chuyên nghành QLBV được thiết kế bởi người sáng lập tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ, tập đoàn y khoa Tâm trí và đại học PCTU, cũng như được xây dựng từ thực tế thất bại và thành công trong sự nghiệp.
Với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống bệnh viện tư, chương trình rất sát với thực tế, sinh viên có điều kiện học và thực hành ngay tại các cơ sở trong hệ thống Bệnh viện Tâm Trí; học về quản trị nguồn nhân sự; quản trị mua hàng; quản trị tài chính; lời lỗ bệnh viện; xây dựng kế hoạch kinh doanh (business planing). Áp dụng phương pháp dạy theo CBL ( tức dạy theo năng lực ) nghĩa là vừa học thực tập vừa thực hành và thực hành sẽ chiếm đến 80 % thời lượng học, do đó thời gian hoàn thành tín chỉ sớm hơn.
Điều này thực hiện được tại PCTU vì PCTU có hệ thống BV để thực hành đáp ứng với chủ trương: từ đại học đến doanh nghiệp, điều nầy khó có trường nào có.
5. Chương trình ngành QTBV này có thể học lên nữa không?
Do phải học nhiều môn, chương trình đào tạo bậc cử nhân (undergraduate) chưa cho phép người học có các tri thức chuyên sâu. Đào tạo sau đại học (graduate) khác cơ bản với đào tạo cử nhân ở việc đi sâu vào các chuyên ngành, gồm hai bậc thạc sĩ và tiến sĩ, trong đó bản chất của đào tạo thạc sĩ là học và bản chất của đào tạo tiến sĩ là nghiên cứu. Các cử nhân QTBV tại PCTU có nhu cầu, sau khi ra trường thời gian làm thực tế hay có thể đăng ký học tiếp lên Thạc sĩ/ Tiến sĩ, thí dụ Tiến sĩ Quản trị kinh doanh chuyên ngành Quản trị bệnh viện.
Thí sinh đã đăng ký hãy đăng nhập ở đây để tra cứu.