Đại học Phan Châu Trinh
Đại học Phan Châu Trinh
Tuyển Sinh Đại Học
Tuyển sinh Đại học 2024
Kết nối với chúng tôi qua Zalo:

Liên hệ tuyển sinh

Gửi email cho chúng tôi:
Gọi hoặc Zalo cho chúng tôi:
Gửi hồ sơ về:
09 Nguyễn Gia Thiều, P. Điện Ngọc, TX. Điện Bàn, Quảng Nam
Theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội
Theo dõi chúng tôi trên phương tiện truyền thông xã hội để không bỏ lỡ thông tin quan trọng về đăng ký, học bổng, cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn và trải nghiệm đa dạng trong các hoạt động của chúng tôi.

CÔNG NGHỆ IN TẾ BÀO SỐNG 3D

tb1

tb2Một số công nghệ được phát triển gần đây để in các vật thể có các tế bào sống bên trong chúng. Công nghệ này có thể dẫn đến sự thay thế mô tùy chỉnh và các ứng dụng y tế khác, nhưng tất cả các phương pháp này là khá chậm. Đó là bởi vì các tế bào sống phải được di chuyển một cách cẩn thận qua các kênh dẫn vi lưu để trộn với các thành phần khác, chẳng hạn như vật liệu cấu trúc, sau đó đến một đầu phun để thực hiện quá trình in.

Tại trường Đại học Twente, Hà Lan, các nhà nghiên cứu đã phát triển một cách mới lạ khác để nhanh chóng in các cấu trúc 3D trong đó có các tế bào sống được sinh ra. Họ có thể cho phun hai dung dịch lỏng một cách chính xác lại với nhau, một trong số chúng có chứa các tế bào sống, chúng nhanh chóng tương tác với nhau và cố định thành một hình dạng mong muốn. Các nhà nghiên cứu đã đặt tên kỹ thuật của họ một cách chính xác là "chất lỏng vi lượng trong không khí" .

Cho đến nay, phương pháp này dường như chỉ có thể thực hiện trên các vật thể hình trụ, nhưng chắc chắn đây chỉ là một bằng chứng nhỏ về tính khả thi của phương pháp này, cùng với việc kiểm soát nhanh chóng các đầu phun và những tiến bộ kỹ thuật khác sẽ cho phép tạo ra các hình thù đa dạng hơn. Tuy nhiên, độ chính xác của hình dạng vật thể có lẽ ít quan trọng hơn việc có thể nhanh chóng đưa hàng ngàn tế bào sống vào mà không để tế bào đầu tiên chết đi trước khi tế bào cuối cùng được đưa vào.

Lược dịch: Bs.Nguyễn Hữu Tùng & cộng sự

Nguồn: https://www.medgadget.com/2018/02/3d-printing-living-cells-useful-biomedical-objects.html

PCTU pctu Hội nghị khoa học