Đại học Phan Châu Trinh
Đại học Phan Châu Trinh
Tuyển Sinh Đại Học
Tuyển sinh Đại học 2024
Kết nối với chúng tôi qua Zalo:

Liên hệ tuyển sinh

Gửi email cho chúng tôi:
Gọi hoặc Zalo cho chúng tôi:
Gửi hồ sơ về:
09 Nguyễn Gia Thiều, P. Điện Ngọc, TX. Điện Bàn, Quảng Nam
Theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội
Theo dõi chúng tôi trên phương tiện truyền thông xã hội để không bỏ lỡ thông tin quan trọng về đăng ký, học bổng, cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn và trải nghiệm đa dạng trong các hoạt động của chúng tôi.

VAI TRÒ CỦA LƯU LƯỢNG TRONG TIẾN TRÌNH THÁO LỒNG RUỘT BẰNG HƠI: NGHIÊN CỨU Ở RUỘT HEO CON

VAI TRÒ CỦA LƯU LƯỢNG TRONG TIẾN TRÌNH THÁO LỒNG RUỘT  BẰNG HƠI: NGHIÊN CỨU Ở RUỘT HEO CON

Nguyễn Hữu Phùng* và cs

BV Đa Khoa Tâm Trí Đà Nẵng, Khoa Y Trường Đại học Phan Châu Trinh, Quảng Nam

 

“If something works in the pig, then it has a high possibility of working in the human.”

-Michael Swindle, author of “Swine in the Laboratory”

 

TÓM TẮT

Mục đích:

Tìm hiểu vai trò của lưu lượng trong tiến trình tháo lồng ruột với thiết bị bơm hơi có lưu lượng thay đổi được.

Phương pháp:

- Lồng ruột hồi đại tràng được thực nghiệm trên ruột heo con khỏe mạnh có tuổi trung bình 21 ngày và cân nặng trung bình 3,5kg vừa bị giết.

- Các tác giả thực hiện 240 lần tháo lồng ruột với 6 mức lưu lượng khác nhau 0.1l/p, 0.3l/p, 0.5l/p, 0.7l/p, 1l/p và 1.5l/p.

- Mỗi lưu lượng thực hiện 40 lần tháo lồng.

Kết quả:

- Tất cả lồng ruột được tháo hoàn toàn.

- Khi lưu lượng tăng, áp lực tháo lồng ruột trung bình cũng tăng theo và ngược lại; đồng thời thời gian tháo lồng ngắn hơn và ngược lại.

- Sự khác biệt lưu lượng 0.2l/p thì sự khác biệt áp lực tháo lồng ruột trung bình có ý nghĩa (p<0.05).

- Lưu lượng giảm 2/3, 1/2, 1/3, 1/5 và 1/15 áp lực tháo lồng trung bình giảm lần lượt là 70%, 69%, 61%, 49% và 40%.

- Compliance đại tràng heo bắt đầu thay đổi rõ ràng ở lưu lượng 0,5l/phút.

Kết luận

- Lưu lượng hơi bơm và áp lực tháo lồng ruột trong tiến trình tháo lồng ruột có vẻ như tương quan tính tuyến.

- Lưu lượng có thể điều chỉnh được áp lực tháo lồng một cách đáng tin cậy và lưu  lượng ≤0,5l/phút có thể được xem là lưu lượng thích hợp để tháo lồng an toàn.

- Chúng tôi hy vọng những phát hiện này có thể áp dụng vào lâm sàng nhằm cải tiến kĩ thuật tháo lồng ruột bằng hơi ở trẻ em.

 

*BS CKII Phẫu Thuât Đại Cương, Chuyên Khoa Phẫu thuật Nhi BV Đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng,

Bộ môn Phẫu thuật thực hành Khoa Y Trường Đại học Phan Châu Trinh, Quảng Nam,

Hội viên Hội Phẫu Thuật Nhi Việt Nam.

 

 

THE ROLE OF FLOWRATE IN AIR INTUSSUSCEPTION REDUCTION:

TO STUDY IN A YOUNG PIG INTESTINE MODEL

 

 

SUMMARY

Purpose:

The study on the role of flow rate in the air reduction of intussusception using a new model of air insufflating device that can operate at different flowrates.

Methods:

- In 240 trials, air reduction was performed for ileo-colic experimented intussusception of intestines of freshly killed young pigs with mean age of 21 days and with mean weight of 3,5kgs.

- The operating flowrate was varied at 0.1; 0.3; 0.5; 0.7; 1 and 1.5LPM.

- Each flowrate operated for 40 reduction proceedings.

Results:

- All of the experimental intussuscepted intestines were reduced completely.

- When the operating flowrate increased, the mean pressure of the reduction increased and vice versa. Length of time of reduction process was longer with lower flowrate and vice versa.

- The difference of mean reducing pressures was statistically significant with the difference of flowrates being about 0.2LPM (p<0,05).

- When the flowrate decreased by 2/3, 1/2, 1/3, 1/5, and 1/15, the pressure also decreased to 70%, 69%, 61%, 49% and 40% respectively.

- The compliance of pig colon changed clearly at the level of the flowrate of 0.5LPM.

Conclusions.

- The flowrate and reducing pressure in air intussusception reduction seem to have a linear correlation.

- The flowrate could regulate the air intussusception reduction pressure and flowrates of ≤  0.5LPM could be most likely appropriate for safe reduction pressure.

- We think that our findings could be applied clinically to improve the technique in the pediatric intussusception reduction for acquiring lower pressure.

 

 

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Bơm hơi (không khí) vào đại tràng là một trong những phương pháp điều trị lồng ruột nhũ nhi phổ biến hiện nay.

Trong tiến trình bơm hơi, thiết bị tạo ra một hệ thống khí nén trong lòng ruột làm áp lực tăng dần, dịch chuyển khối lồng và cuối cùng tháo được khối lồng. Công suất P tạo ra công tháo lồng tùy thuộc vào lưu lượng Q của hơi bơm vào và áp lực p tạo ra P=Q*p.

Như vậy lưu lượng Q và áp lực p là hai đại lượng có tương quan trong tiến trình tháo lồng.

Áp lực tháo lồng ruột thường được bàn đến nhiều trong y văn và xác định từ 80-120mmHg [1],[2],[3],[7],[8].

Theo hiểu biết của chúng tôi, qua hơn 150 năm lịch sử tháo lồng ruột [5] vai trò của lưu lượng chưa được nhắc đến nhiều. Mô hình quả bóng cao su dung tích 30 ml trong thiết bị đo huyết áp động mạch mà Fiorito (Hình 1) sử dụng lần đầu 1953 trong thiết kế của mình để bơm hơi tháo lồng ruột đến nay vn còn được sử dụng [4]. Tuy nhiên bơm hơi bằng quả bóng bóp tay trong các thiết bị tháo lồng ruột rất khó tạo lưu lượng ổn định trong suốt thời gian tháo lồng và quả bóng bóp tay cũng dễ tạo áp lực tăng đột ngột có thể gây thủng ruột bệnh nhi [17]. Khi bóp bóng cao su để bơm hơi, lưu lượng có thể đạt trên dưới 2lít/phút (l/p) nếu tần số bóp lớn hơn 60 lần/phút); khi bóp chậm hơn, tần suất khoảng 50 lần/phút, lưu lượng ở mức 1.5l/p.

Báo cáo của Lee, Phelan [11],[14] có thể cho thấy kết quả tùy thuộc vào kinh nghiệm và kĩ năng sử dụng bóng bóp tay của từng tác giả.

Với lưu lượng 2l/p Phelan [14] tháo lồng ở áp lực tối đa 80mmHg. Tuy vậy với máy bơm có lưu lượng lớn hơn 2l/p [7],[20] (Hình 2 - Hình 3) áp lực tháo lồng tối đa nằm trong dãy từ 80mmHg đến 130mmHg.

Description: G:\252.JPG

Description: C:\Users\Administrator\Pictures\2018-12-27\013.JPG

Description: Figure 1: Air insuffl ation device for reduction of intussusception

Hình 1

Hình 2

Hình 3

Sự khác biệt này làm chúng tôi nghĩ rằng khối lồng có thể tháo ở áp lực thấp hơn nếu hơi được bơm ở lưu lượng thấp hơn?

Điều này đã gợi ý cho chúng tôi thực hiện nghiên cứu thực nghiệm tháo lồng ruột trên heo con vừa bị giết bằng các lưu lượng khác nhau nhằm tìm hiểu vai trò của lưu lượng trong tiến trình tháo lồng.

II. CHẤT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

2.1. Chất liệu

Thiết bị bơm hơi được thiết kế có thể thay đổi lưu lương hơi bơm (Hình 4).

Description: G:\039.JPG

Hình 4. Máy tháo lồng ruột được thiết kế để nghiên cứu

1. Một máy nén hơi nhỏ (mini compressor) có điện thế 6 volt và dòng điện 0.5 A có 6 lực lưu lượng bơm hơi điều chỉnh hữu cấp 0.1l/p, 0.3l/p, 0.5l/p, 0.7l/p, 1.0l/p và 1.5l/p. Lưu lượng được đo bằng lưu lượng kế của hãng Zeast.

2. Đồng hồ áp lực là đồng hồ đo huyết áp của hãng ALPK2, chuyên dùng trong các thiết bị đo huyết áp động mạch.

3. Máy được gắn một van an toàn (over pressure valve/air relief pressure valve) vô cấp, có độ nhạy <5mmHg. Van an toàn cho phép người sử dụng dùng cài đặt áp lực an toàn mong muốn.

4. Giá đỡ gắn điện thoại di dộng có camera theo dõi tiến trình tháo lồng ruột qua đồng hồ áp lực.

5. Sử dụng những bộ ruột heo con 3 tuần tuổi có cân nặng từ 3.5kg đến 4.5kg đã dược kiểm dịch có đường kính hồi tràng 0.8cm đến 1.2cm, đường kính của đại tràng 2.5cm-3cm. Mỗi bộ ruột giữ nguyên vẹn từ hậu môn đến hỗng tràng (Hình 5).

Các bộ ruột được mang về phòng thực nghiệm ngay sau khi heo bị giết và toàn bộ thời gian từ khi bị giết cho đến khi thực nghiệm xong không quá 4 giờ ở nhiệt độ 11oC-15oC.

Camera ghi số liệu về áp lực và thời gian tháo lồng.

Số liệu được lưu giữ ở máy tính và được phân tích  thống kê.

2.2. Tiến hành:

2.2.1. Tạo khối lồng hồi đại tràng

Cắt bỏ màng thanh mạc góc hồi manh tràng. Tạo nếp gấp cách góc hồi manh tràng 10cm rồi nhẹ nhàng lồng quai ruột phía trên vào quai ruột bên dưới cho đến khi quai ruột trên chui qua được van hồi manh tràng, nằm hẳn bên trong đại tràng lên (Hình 5b-5k).

Dụng cụ tạo khối lồng là que thủy tinh có đường kính 0.5cm được bao ngoài bằng bóng cao su (Hình 5b).

Description: C:\Users\Administrator\Pictures\2018-09-17\125.JPG

Description: C:\Users\Administrator\Pictures\2018-12-15\028.JPG

Description: C:\Users\Administrator\Pictures\2018-12-15\029.JPG

Description: C:\Users\Administrator\Pictures\2018-12-15\031.JPG

Description: C:\Users\Administrator\Pictures\2018-12-15\033.JPG

 

Hình 5a

Hình 5b

Hình 5c

Hình 5d

Hình 5e

Hình 5f

 

Description: C:\Users\Administrator\Pictures\2018-12-15\032.JPG

Description: C:\Users\Administrator\Pictures\2018-12-15\034.JPG

Description: C:\Users\Administrator\Pictures\2018-12-15\036.JPG

Description: C:\Users\Administrator\Pictures\2018-12-15\035.JPG

Description: C:\Users\Administrator\Pictures\2018-12-15\038.JPG

 

 

Hình 5g

Hình 5h

Hình 5i

Hình 5j

Hình 5k

 

 

 

* Video tạo khối lồng:

https://drive.google.com/open?id=1n8lBJEV4NnAZDUvxY6CtmY2mNKYfQasb

 

* Video tạo cắt bỏ màng thanh mạc góc hồi manh tràng (HMT):

https://drive.google.com/open?id=18ApvbRLYkUYOEkXBufMhOks6o1wyu-ut

               

2.2.2. Thao tác tháo khối lồng ruột

a) Đặt sonde Foley số 16 vào lỗ hậu môn và buộc chặt ống hậu môn trực tràng để ngăn  không cho hơi thoát ra.

b) Điều chỉnh lưu lượng máy bơm theo ý muốn.

c) Đặt áp lực an toàn ở mức 120mmHg.

2.2.3. Tháo khối lồng ruột

Quan sát đồng hồ áp lực: Thời gian và thời điểm khối lồng được tháo tương ứng với kim đồng hồ áp lực bắt đầu quay ngược trở về 0.

2.2.4. Ghi kết quả

- Chúng tôi đã tiến hành thực hiện 240 lần tháo.

- Mỗi lưu lượng được sử dụng để tháo 40 lần lồng ruột thực nghiệm với 20 bộ ruột (mỗi bộ ruột được thực nghiệm hai lần lồng ruột).

- Nếu có thủng ruột trong tiến trình tháo lồng mà khối lồng chưa tháo, chúng tôi loại bỏ bộ ruột và dùng một bộ ruột khác thay thế.

Một vài videos tháo lồng tiêu biểu:

* Video tháo lồng ruột thực nghiệm trên ruột heo:

https://drive.google.com/open?id=1hW1xCS9oKSkTpp6oG6wU0-u65zPBBIBn

 

Video tháo lồng theo lưu lượng:

* Video lưu lượng 0.1LPM

https://drive.google.com/open?id=1hmSENRVy25QWm6kk67i9eHHVL9MxG5I1

* Video lưu lượng 0.3LPM

https://drive.google.com/open?id=1Zgkr8mVHkvLszXzOFnO-gRihqDduC7ZN

* Video lưu lượng 0.5LPM

https://drive.google.com/open?id=1ZrVM8eUfvHETOibTiP0zB3RvWQNmjH2F

* Video lưu lượng 0.7LPM

https://drive.google.com/open?id=1mFUyj6ExUXbAIMoRFV2G-am72aRd2C-R

* Video lưu lượng 1.0LPM

https://drive.google.com/open?id=1vqMdxIGLONv_uUWI8c5g7jzW7oZZQgVI

* Video lưu lượng 1.5LPM

https://drive.google.com/open?id=1E4jWdaKN13Ef0QVL0JijUHml3XApPDq3

 


 

III. KẾT QUẢ

3.1. Áp lực và thời gian tháo lồng theo lưu lượng

Bảng 1: Áp lực và thời gian tháo lồng theo lưu lượng

 

Số TT

LL 0.1LPM

LL 0.3LPM

LL 0.5LPM

LL 0.7LPM

LL 1LPM

LL 1.5LPM

 

 

AL

TG

(s)

AL

TG

(s)

AL

TG

(s)

AL

TG

(s)

AL

TG

(s)

AL

TG

(s)

 

1

40

64

30

14

52

10

58

7

68

6

80

4

 

2

42

100

40

13

70(T)*

14

50

6

108(T)*

10

80

6

 

3

42

35

36

12

42

12

60

10

64

7

80

5

 

4

40

46

30

22

40

12

52

7

120

9

100(T)*

4

 

5

42

27

22

20

40

16

48

10

60

6

100

5

 

6

10

20

22

22

52

14

50

8

60

8

50

5

 

7

15

14

20

14

50

16

42

8

60(T)*

7

60

4

 

8

15

36

38

12

30

12

60

10

62

7

90

5

 

9

24

24

42

15

50

12

70(t)*

10

62

5

70

4

 

10

26

20

42

14

52

14

60

6

52

5

80

4

 

11

15

24

44

15

42

12

52

5

68

5

76

3

 

12

20

16

44

16

62

10

52

7

70

8

76

4

 

13

22

35

48

18

50

11

82(T)*

10

68(T)*

7

70

3

 

14

30

85

30

16

30

13

52

7

70

7

80

3

 

15

30

24

36

18

74(T)*

12

52

7

60

5

80

3

 

16

36

19

32

16

32

8

54

8

60

6

80

5

 

17

22

57

55

22

40

9

50

6

60

5

84

4

 

18

24

14

38

18

68

12

60

7

50

4

70

4

 

19

26

27

32

16

74

14

56

9

40

3

80

4

 

20

32

16

44

16

78

16

72

8

70

7

84

6

 

21

36

28

38

13

58

16

58

8

60

6

78

4

 

22

60

28

50

24

80

14

48

8

60

5

70

4

 

23

30

21

58

20

56

12

50

7

60

6

70

3

 

24

70

30

50(T)*

18

30

8

44

10

70

7

92

6

 

25

32

21

32

22

30

7

42

5

60

5

90

4

 

26

30

30

30

17

36

10

70

10

50

5

100(T)*

2

 

27

50

34

42

10

30

8

40

5

40

3

90

5

 

28

25

27

40

14

30

8

54

12

44

4

50

4

 

29

22

30

30

24

42

10

60

14

52(T)*

5

110(T)*

4

 

30

40

43

20

16

32

12

50

12

68

7

50

3

 

31

32

32

30

13

40

12

44

7

58

6

68

4

 

32

40

28

30

14

38

10

50

5

48

5

68

4

 

33

20

46

40

20

32

7

62

12

70

9

70

5

 

34

28

50

42

15

28

8

50

7

68

7

70

5

 

35

52

64

42

10

30

8

50

10

68

8

76

3

 

36

22

34

28

10

32

10

64

9

50

5

70

4

 

37

22

18

50

16

34

8

52

8

66

6

56

4

 

38

40

28

42

10

74

12

40

7

56

6

100(T)*

5

 

39

30

40

62(T)*

22

68(T)*

14

40

8

70

7

80

3

 

40

28

38

58

20

82

15

58

12

58

6

90

6

 

TB

31.6

±12.15

34.34

±18.91

38.5

±10

16.5

±3.95

47.8

±17

11.5

±2.65

53.8

±8.79

8.4

±2.04

62.7

±14.7

6.1

±1.53

78

±.12.16

4.2

±0.96

 

(T)*: Thủng ruột:           Có 5 ca thủng ruột ở các lưu lượng ≤0.5l/p:5/120

Có 10 ca thủng ở các lưu lượng >0.5l/p:10/120

Các ca thủng ruột xảy ra đồng thời với khối lồng được tháo

Hình 6: Biểu đồ biến thiên áp lực tháo lồng ruột theo lưu lượng

Khác biệt áp lực tháo lồng trung bình (ALTB) có ý nghĩa khi lưu lượng khác biệt 0.2l/p (p≤ 0.05).

3.2. Thể tích trung bình của đại tràng V=Q*t ở thời điểm khối lồng ruột được tháo ở các lưu lượng khác nhau

Bảng 2: Thể tích trung bình của đại tràng ở thời điểm tháo lồng ruột

Q (ml/s)

Thời gian (s)

V = Q*t (ml)

Q1 = 0.1l/p = 1.66ml/s

34.34

V1 = 56,9

Q2 = 0.3l/p = 5ml/s

16.5

V2 = 82.5

Q3 = 0.5l/p = 8.33ml/s

11.5

V3 = 95.4

Q4 = 0.7l/p = 11.66ml/s

8.4

V4 = 97.94

Q5 = 1.0l/p = 16.66ml/s

6.1

V5 = 101.63

Q6 = 1.5l/p = 25ml/s

4.2

V6 = 105

3.3. Compliance của đại tràng

3.3.1. Compliance của đại tràng

Compliance (C) đại tràng được diễn tả là tỉ số của chênh lệch thể tích trên chênh lệch áp lực C=dv/dp.

Hình 7: Đường biểu diễn Compliance – Thể tích tương ứng với áp lực tháo

lồng ruột heo ở các lưu lượng khác nhau

3.3.2. So sánh Compliance của đại tràng heo con

Bảng 3: So sánh Compliance của đại tràng heo con: dv/dp tương ứng các cặp lưu lượng 0.5l/p - 0.l/p và 1.5l/p - 0.5l/p

Lưu lượng

Thể tích V=Q*t

Chênh lệch thể tích

Áp lực tháo lồng tương ứng LL

Chênh lệch áp lực

Q1=0.1l/p=1.66ml/s

V1=56.9ml

V3-V1=38.5ml

p1=31.6mmHg

p3-p1=16.2mmHg

Q3=0.5 l/p =8.3 ml/s

V3=95.4ml

 

p3=47.8mmHg

 

Q6=1.5l/p =25ml/p

V6=105ml

V6-V3=9.6ml

p6=78mmHg

p6-p3=30.2mmHg

 

 

 

 

 

Compliance 1: dv/dp=V3-V1/p3-p1 = 38.5/16.2 = 2.37

Compliance 2: dv/dp=V6-V3/p6-p3 = 9.6/30.2 = 0.31

Lưu lượng từ 0.1l/p đến 0.5l/p có compliance đại tràng lớn, xuất hiện áp lực tháo lồng thấp; lưu lượng từ 0.5l/p đến 1.5l/p có compliance bé, áp lực tháo lồng cao. Điểm gãy (Break point) trên đường biểu diễn tương ứng với lưu lượng 0.5l/p.

IV. THẢO LUẬN

Gọi Q là lưu lượng hơi bơm, V là thể tích đại tràng tại thời điểm tháo lồng, và t là thời gian tháo lồng ruột, p là áp lực tháo, P là công suất tháo.

Khi hơi được bơm vào từ từ hậu môn, đại tràng dãn từ từ, đầu tiên áp lực tăng chưa có ý nghĩa, khối lồng chưa di chuyển. Khi áp lực tăng dần lên và phân bố đồng đều từ hậu môn đến manh tràng và tác động trên khối lồng thì khối lồng mới bắt đầu di chuyển và rồi được tháo hẳn, áp lực tháo lồng p thỏa mãn hệ thức p=P/Q trong hệ thống khí nén. Khi lưu lượng Q thay đổi, áp lực tháo lồng ruột p thay đổi theo.

Bảng 1 cho thấy sự biến thiên áp lực tháo lồng tùy thuộc vào biến thiên của lưu lượng hơi bơm vào.

Áp lực biến thiên từ 10mmHg đến 120mmHg (120-10=110mmHg) với các lưu lượng bơm hơi biến thiên rộng từ từ 0.1l/p đến 1.5l/p (1.5l/p-0.1l/p=1.4l/p).

Khi sự khác biệt lưu lượng hẹp đi, ví du 0.1l/p-0.3l/p hay 0.3l/p-0.5l/p thì sự biến thiên của áp lực tháo lồng tương ứng cũng hẹp lại.

Hình 6 cho thấy áp lực tháo lồng trung bình (ALTT) tăng chỉ khi lưu lương (LL) hơi bơm tăng.

Với LL khác biệt 0.2l/p, sự khác biệt ALTB là rõ ràng (p<0.05).

Khi LL giảm 2/3 (1/1.5), 1/2 (≈0.7/1.5, 1/3(0.5/1.5), 1/5(0.3/1.5), 1/15(0.1/1.5), ALTB giảm lần lượt là 70%, 69%, 61%, 49% và 40%.

Sự tương quan giữa LL hơi bơm và ALTB tháo lồng có vẻ tính tuyến (linear correlation): LL hơi bơm thấp tạo ra ALTB thấp và ngược lại (Hình 6).

Như vậy lưu lượng có thể điều chỉnh áp lực tháo lồng.

Một khối lồng ruột được tháo ở áp lực 100mmHg có thể được tháo ở áp lực 50mmHg hay 40 mmHg hoặc 30mmHg nếu ta có thể điều chỉnh lưu lượng hơi bơm phù hợp.

Trên đường biểu diễn compliance (thể tích-áp lực) của đại tràng heo (Hình 7), ở LL 0.5 l/p, ta thấy có sự khác biệt compliance rất rõ ràng giữa các cặp lưu lượng tạo nên một điểm gãy (Break point) V3-V1/p3-p1 =2.37 và V6-V3/p6-p3 =0.31 (Bảng 3).

Từ điểm gãy này đường biểu diễn compliance chuyển hướng theo chiều kim đồng hồ, thể hiện sự thay đổi thể tích đại tràng chậm lại (do độ căng dãn sắp đạt đến giới hạn) trong lúc áp lực vẫn tiếp tục tăng nhanh, đây là giai đoạn mà  nguy cơ thủng đại tràng dễ xảy ra. 

Michael et al [12] chứng minh compliance của đai trực tràng (colorectal compliance) ở người chỉ bằng 56% compliance heo, cho thấy đại tràng người dễ tổn thương áp lực (barotrauma) hơn đại tràng heo.

Thực vậy trên thực nghiệm manh tràng heo bị thủng ở áp lực thủng trung bình 108mmHg [10],[17] trong lúc manh tràng người bị thủng ở 81mmHg [10]. Trong nội soi đại tràng trẻ em Woltjient [21] cũng thấy manh tràng bị thủng ở áp lực 80mmHg khi hơi được bơm với lưu lương 1.46l/p. Nhiều báo cáo cho thấy tổn thương áp lực lúc tháo lồng  nằm dưới 100mmHg [11],[12],[19].

Trước một bệnh nhi bị lồng ruột, chúng ta nên chọn lựa các mức lưu lượng khác nhau  để khối lồng được tháo thành công ở mức áp lực thấp phù hợp. Một áp lực tháo lồng thấp tạo ra một công suất thấp (P=Q*p).

Áp lực tháo lồng ruột đo được trong y văn bình thường lớn từ 80mmHg-120mmHg, có khi đến 180mmHg [15],[18]. Theo chúng tôi nguyên do là vì lưu lượng hơi bơm lớn hơn 1.5l/p.

Tất cả các mức lưu lượng ≤0.5l/p đều tạo các mức năng lượng tháo lồng thấp rất phù hợp để tháo lồng ở trẻ. Điều  này đặc biệt quan trọng đối với lồng ruột muộn hay lồng ruột ở trẻ dưới 6 tháng. Tuy nhiên ta cũng nên lưu ý là áp lực tháo lồng quá thấp có thể làm khối lồng không tháo được hoàn toàn vì gradient áp lực tháo lồng và áp lực sẵn có ở hồi tràng là khá thấp.

Giải phẫu và chức năng ruột của heo và người tương đồng [9],[17]. Chúng tôi tin rằng phát hiện trong nghiên cứu này có thể áp dụng vào lâm sàng để cải thiện kĩ thuật tháo lồng ruột ở trẻ.

V. KẾT LUẬN

Nghiên cứu thực nghiệm lồng ruột trên ruột heo con vừa bị giết cho chúng tôi có thể kết luận rằng lưu lượng có vai trò rất rõ ràng trong tiến trình tháo lồng bằng hơi.

Áp lực tháo lồng ruột và lưu lượng có tương quan tuyến tính, lưu lượng có thể điều chỉnh áp lực tháo lồng.

Chúng tôi hy vọng những phát hiện trong nghiên cứu có thể áp dụng cho người giúp cải thiện kĩ thuật tháo lồng.

 Lưu lượng ≤0.5LPM có thể là các lưu lượng hợp lí trong tháo lồng ruột ở trẻ.

 

Lời cám ơn:

Chúng tôi chân thành cám ơn hai cô Tố Quyên và Lê Mai đã hết lòng giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu này. Chúng tôi khó lòng hoàn thành công trình này nếu không có sự đóng góp của hai người.

Chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến công nhân lò mổ Sát Thach Thăng Bình Quảng Nam và Chi cục Thú y Quảng Nam đã cung cấp cho chúng tôi những bộ ruột heo sữa sạch đã được kiểm dịch để chúng tôi thực hiện thành công công trình này trong 6 tháng (Tháng 9/2018-2/2019).

Chúng tôi không quên cám ơn các bạn thợ tiện cần mẫn và sáng ý, các kĩ sư công nghệ điện tử của các công ty ở DN đã giúp hoàn chỉnh thiết bị để thực hiện công trình.

Các khó khăn:

Mặc dù nghiên cứu ở báo cáo này không khó thực hiên và có khả năng phục dựng (Reproducibility) nhưng tại VN chưa có qui trình nuôi heo để phục vụ nghiên cứu y học như các nước tiên tiến. Chúng tôi phải thực nghiêm trên ruột heo nuôi lấy thịt và nguồn gốc di truyền không rõ ràng, hơn nữa khi thực nghiệm ngoài cơ thể, trọng lưc có thể làm thay đổi ít nhiều những thông số đạt được.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngô Đình Mạc. 10 năm điều trị lồng ruột ở trẻ em tại bệnh viện VN-CHDC Đức. Ngoại khoa. 1983, 4, 122-128.

2. Nguyễn Thanh Liêm. Lồng ruột ở trẻ còn bú. Phẫu thuật tiêu hóa. NXB Y học, 2000, Tr 163-172.

3. Nguyễn Xuân Thụ. Cẩm nang điều trị Nhi Khoa. NXB Y học, 1991, Tr 390-391.

4. Fiorito ES, Recalde Cuestas LA. The "controled insufflation" (baro-fluoroscopically), method of choice for the diagnosis and treatment of intussusception in infants. Rev Soc Pediatr Litoral, 1953, 18(3).

5. Frush D.P and Jing -Yuan Zheng. Nonoperative treatment of intussusception: historical perspective. AJR, 1995, 165(5), 1066-1070.

6. Gelareh Sadigh, Kelly H. Zou, Seyed Amirhossein Razavi, Ramsha Khan and Kimberly  E. Appledgate. Meta-analysis of Air Versus Liquid Enema for Intussusception Reduction in Children. AJR, November 2015, 205(5).

7. Ma XY, Zhou QH. Results of air pressure enema reduction of intussusception: 6.396 cases in 13 years. J Pediatr Surg, 1986 Dec, 21(12), 1201-3.

8. Ito Y, Kusakawwa I, Murata Y, Ukiyama E, Kawase H, Kamagata S, Ueno S, Osamura T, Kubo M, Yoshida M. Japanese guidelines for the management of intussusception in children, 2011. Pediatr Int, 2012 Dec, 54(6), 948-58.

9. Kararli TT TT. Comparison of the gastrointestinal anatomy, physiology, and biochemistry of humans and commonly used laboratory animals. Biopharm Drug Dispos, 1995, 16(5), 351–380.

10. Kozarek RA, Earnest DL, Silverstein ME, Smith RG. Air-pressure-induced colon injury during diagnostic colonoscopy. Gastroenterology, 1980, 78, 7–14.

11. Lee JH, Choi SH, Jeong YK, Kwwon WJ, Jeong AK, Kang  BS, Shin SH. Intermittent sonographic guidance in air enemas for reduction of childhood intussusception. J Ultrasound Med, 2006 Sep, 25(9), 1125-30.

12. Maoate K, Beasley SW. Perforation during gas reduction of intussusception. Pediatr Surg Int, 1998 Dec, 14(3), 168-70.

13. Michael B Christensen, Kevin Oberg and Jeffrey C Wolchok. Tensile properties of the rectal and sigmoid colon: a comparative analysis of human and porcine tissue. Springerplus, 2015, 4, 142.

14. Phelan E, de Ca JF, Malecky G. Comparison of oxygen and barium reduction of ileocolic intussusception. AJR, 1988 Jun, 150(6), 1349-52.

15. Sadigh G, Zou KH, Razavi SA, Khan R, Applegate KE. Meta-analysis of Air Versus Liquid Enema for Intussusception Reduction in Children. AJR, 2015 Nov, 205(5), W542-9.

16. Shiels WE 2nd, Maves CK, Hedlund GL, Kirks DR. Air enema for diagnosis and reduction of intussusception: Clinical experience and pressure correlates. Radiology, 1991, 181, 169-72.

17. Shiels WE 2nd, Kirks DR, Keller GL, Ryckman FR, Daugherty CC, Specker BL, Summa DW. Colonic perforation by air and liquid enemas: comparison study in young pigs. AJR, 1993 May, 160(5), 931-5.

18. Stein-Wexler R, O’Connor R, Daldrup-Link H, Wootto-Gorges SL. Current methods for reducing intussusception: survey results. Pediatr Radiol, 2015 Apr, 45(5), 667-74.

19. Tang P, Law EKC, Chu WCW. Pneumatic Reduction of Paediatric Intussusception: Clinical Experience and Factors Affecting Outcome. Hong Kong J Radiol, 2016, 19, 200-207.

20. Thomas et al. AID for air enema. J Indian Assoc Pediatr Surg, 2008 Jul-Sep, 13(3), 94-96.

21. Woltjen JA. A retrospective analysis of cecal barotrauma caused by colonoscope air flow and pressure. Gastrointest Endosc, 2005 Jan, 61(1), 37-45.