(Idiopathic Pulmonary Fibrosis - IRF)
Nghiên cứu làm sáng tỏ vấn đề sử dụng kháng sinh thông qua thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên với bệnh nhân người cao tuổi bị bệnh IRF
Nhóm nghiên cứu: Fernando J. Martinez, MD, MS1; Eric Yow, MS2; Kevin R. Flaherty, MD3; et al
Tạp chí xuất bản: JAMA. 2021;325(18):1841-1851. doi:10.1001/jama.2021.4956
Một vài lưu ý
Câu hỏi đặt ra: Điều trị kháng sinh kết hợp với chăm sóc trên bệnh nhân xơ hóa phổi chưa rõ nguyên nhân có cải thiện tình trạng bệnh hay không?
Kết quả: Trong nghiên cứu thực tế ngẫu nhiên lâm sàng trên 513 bệnh nhân bị xơ hóa phổi chưa rõ nguyên nhân sử dụng co-trimoxazole (trimethoprim-sulfamethoxazole) hoặc doxycycline kết hợp với chăm sóc (Nhóm A) so với những bệnh nhân chỉ chăm sóc đơn thuần mà không dùng thuốc (Nhóm B). Kết quả cho thấy tỉ lệ bệnh nhân bị bệnh hô hấp mắc phải tại bệnh viện lần đầu (first nonselective respiratory hospitalization) hoặc tử vong là 20.4 so với 18.4 trường hơp trên 100 bệnh nhân trong tổng thời gian tham gia nghiên cứu (person-years). Sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê.
Ý nghĩa: Trong số bệnh nhân cao tuổi bị xơ hóa phổi chưa rõ nguyên nhân, sử dụng co-trimoxazole hoặc doxycycline so sánh với những người chỉ chăm sóc đơn thuần không cải thiện đáng kể (không làm giảm tỉ lệ) bệnh đường hô hấp mắc phải tại bệnh viện hoặc tử vong.
Tóm tắt
Tầm quan trọng: Diễn biến của bệnh viêm phổi do vi khuẩn có liên quan đến bệnh xơ hóa phổi chưa rõ nguyên nhân
Mục tiêu nghiên cứu: Nhằm xem xét hiệu quả của thuốc kháng khuẩn/ kháng sinh trong điều trị lâm sàng.
Thiết kế, tổ chức thực hiện và đối tượng tham gia: Nghiên cứu thực nghiệm, lựa chọn ngẫu nhiên, thử nghiệm lâm sàng riêng lẻ (pragmatice, randomized, unblended clinical trial) được tổ chức thực hiện tại 36 địa điểm trên toàn nước Mỹ. Tổng số người tham gia là 513 bệnh nhân tuổi trên 40, được lựa chọn ngẫu nhiên từ tháng 7 năm 2017 đến tháng 6 năm 2019 (tiếp tục theo dõi đến tháng 1 năm 2020).
Can thiệp: Bệnh nhân được lựa chọn ngẫu nhiên phân bố theo tỉ lệ 1:1. Hoặc cho sử dụng thuốc kháng sinh (n = 254)- Nhóm A; hoặc chỉ chăm sóc thông thường (n = 259)- Nhóm B. Kháng sinh bao gồm co-trimoxazole (trimethoprim 160 mg/sulfamethoxazole 800 mg 2 lần trong ngày cộng với folic acid 5 mg liều duy nhất trong ngày, (n = 128) hoặc doxycycline (100 mg liều duy nhất trong ngày nếu cơ thể cân nặng <50 kg hoặc 100 mg liều 2 lần trong ngày nếu thể trạng cân nặng ≥50 kg, (n = 126). Không sử dụng giả dược ở những bệnh nhân nhóm B.
Kết quả và phương pháp thống kê: Kết quả của nghiên cứu (primary end point) ghi nhận thời gian bệnh nhân bị bệnh đường hô hấp mắc phải tại bệnh viện lần đầu trên nền bệnh IRF hoặc tử vong vì bất cứ nguyên nhân gì. (Nói cách khác, thống kê xem có bao nhiêu trường hợp (events) bệnh nhân được can thiệp có biểu hiện bệnh đường hô hấp mắc phải lần đầu tại bệnh viện hoặc tử vong vì bất cứ nguyên nhân gì trong suốt thời gian nghiên cứu)
Kết quả: Trong số 513 bệnh nhân được lựa chọn nghiên cứu (tuổi trung bình 71; 23.6% là nữ), tất cả các bệnh nhân (100%) đươc phân tích. Nghiên cứu kết thúc vào ngày 18 tháng 12, 2019. Sau khi theo dõi trung bình 13.1 tháng (bình quân,12.7 tháng), có108 trường hợp được ghi nhận: 52 trường hợp nhóm A (trung bình 20.4 trường hợp trên 100 bệnh nhân trong tổng thời gian theo dõi) [95% CI, 14.8-25.9]) và 56 trường hợp nhóm B ( trung bình 18.4 trường hợp trên 100 bệnh nhân trong tổng thời gian theo dõi) [95% CI, 13.2-23.6]), không có sự khác biệt giữa 2 nhóm (adjusted HR, 1.04 [95% CI, 0.71-1.53; P = .83]. Không có ý nghĩa thống kê về tương tác giữa phối hợp tác nhân kháng khuẩn (co-trimoxazole so với doxycycline) trong kết quả nghiên cứu (adjusted HR, 1.15 [95% CI 0.68-1.95] trong nhóm co-trimoxazole so với 0.82 [95% CI, 0.46-1.47] trong nhóm doxycycline; P = .66). Các trường hợp tác dụng phụ không mong muốn xảy ra là 5% hoặc nhiều hơn ở nhóm bệnh nhân A so với nhóm bệnh nhân B bao gồm các biến chứng liên quan đến bệnh đường hô hấp (16.5% so với 0.0%) và nhiễm trùng (2.8% so với 6.6%); tác dụng phụ đáng quan tâm bao gồm tiêu chảy (10.2% so với 3.1%) và phát ban (6.7% so với 0%).
Kết luận: Những người cao tuổi bị bệnh xơ hóa phổi chưa rõ nguyên nhân khi dùng kháng sinh co-trimoxazole hoặc doxycycline kết hợp với chăm sóc so với nhóm bệnh nhân chỉ chăm sóc đơn thuần không cho thấy có cải thiện đáng kể về thời gian bệnh nhân bị bệnh đường hô hấp lần đầu mắc phải tại bệnh viện hoặc tử vong. Những phát hiện của nghiên cứu này không ủng hộ việc sử dụng kháng sinh cho bệnh nhân cao tuổi bị bệnh xơ hóa phổi chưa rõ nguyên nhân.
Báo cáo đầy đủ của nghiên cứu có thể truy cập tại: https://jamanetwork.com/journals/jama/article-abstract/2779827 (FullText)
Lược dịch: Bác sỹ Hồ Ngọc Kính
Đại học Phan Châu Trinh