Đại học Phan Châu Trinh
Đại học Phan Châu Trinh
Tuyển Sinh Đại Học
Tuyển sinh Đại học 2024
Kết nối với chúng tôi qua Zalo:

Liên hệ tuyển sinh

Gửi email cho chúng tôi:
Gọi hoặc Zalo cho chúng tôi:
Gửi hồ sơ về:
09 Nguyễn Gia Thiều, P. Điện Ngọc, TX. Điện Bàn, Quảng Nam
Theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội
Theo dõi chúng tôi trên phương tiện truyền thông xã hội để không bỏ lỡ thông tin quan trọng về đăng ký, học bổng, cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn và trải nghiệm đa dạng trong các hoạt động của chúng tôi.

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DÀNH CHO BỆNH NHÂN THAY THẾ KHỚP ĐẦU GỐI

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DÀNH CHO BỆNH NHÂN THAY THẾ KHỚP ĐẦU GỐI
 
1. Các mũi khâu sẽ được gỡ bỏ vào ngày thứ 14
2. Tránh hải sản trong 6 tuần. Ưu tiên ăn nhiều hoa quả và rau
3. Tiếp tục vật lý trị liệu mỗi tuần một lần. Xin vui lòng theo chế độ tập thể dục trong tài liệu nhỏ này.
4. Sẽ có sự nóng nhẹ, sưng tấy, tê và bầm tím kéo dài khoảng 3 tháng.
5. Theo dõi để được thực hiện trong 2 tuần, 6 tuần, 3 tháng và sau 1 năm
6. Chống các loại thuốc viêm, kháng sinh, thuốc giảm đau và kem dưỡng da, để hoàn thành toàn bộ quá trình sử dụng thuốc
7. Ngưng lái xe trong 6 tuần 
8. Hiển thị thẻ cho bác sĩ nha khoa của bạn tại mỗi lần khám để thông báo cho họ biết rằng, phẫu thuật khớp gối đã được thực hiện. Sử dụng thẻ khi đang di chuyển, vì các cảm biến kim loại sẽ phát tiếng bíp.
9. Khớp nối rất ổn định và không bị rỉ ra
10. Có thể lên kế hoạch cho kỳ nghỉ khoảng 3-4 tháng
 
Chúng tôi luôn hoan nghênh các bệnh nhân đến thăm và tìm hiểu thông tin về những dịch vụ của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng các bạn tìm thấy những thông tin hữu ích và cảm thấy hài lòng. Tại Trung tâm phẫu thuật chỉnh hình và phẫu thuật cổ chân và đầu gối (Centre for Orthpaedics and Hip and Knee Surgery), chúng tôi luôn cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho bệnh nhân để có thể tiếp cận các thông tin có ích cho việc đưa ra lựa chọn về chăm sóc y tế trong chỉnh hình và thể thao.
Bệnh nhân có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ, nhân viên, cơ sở vật chất và các liệu pháp trị liệu thông qua trang chủ của chúng tôi. Các bạn sẽ được cung cấp các tài liệu y khoa để hiểu rõ hơn về những vấn đề chỉnh hình và các biện pháp trị liệu được kiến nghị hiện đang có tại cơ sở của chúng tôi.

Khớp Xương Đầu Gối
Giới Thiệu

Với những vấn đề về khớp gối, bạn khó có thể tận hưởng một cuộc sống thoải mái và năng động. Nhưng với những tiến bộ vượt bậc về khớp gối nhân tạo trong suốt 25 năm qua, kết quả của các cuộc phẫu thuật thay thế khớp gối đã có những cải thiện đáng kể. Khớp gối nhân tạo còn được biết đến với cái tên knee arthoplasty) đã trở nên ngày càng phổ biến với mọi người khi số lượng người cao tuổi trên thế giới ngày càng tăng.
Thông qua bài giới thiệu này sẽ giúp bạn sẽ hiểu rõ thêm về:
• Mục đích các cuộc phẫu thuật nhắm đến.
• Qúa trình phẫu thuật.
• Kết quả mong muốn sau khi phẫu thuật.
 
Khớp gối được tạo nên nơi xương đùi gặp xương ống chân (xương chày). Một lớp đệm nhẵn sụn khớp bao bọc lấy hai đầu của những chiếc xương này để chúng có thể trượt lên nhau một cách êm ái. Lớp sụn khớp này được giữ cho trơn trượt bằng chất dịch khớp tạo ra bởi màng (bao) hoạt dịch. Dịch nhờn này được chứa trong một lớp cơ mềm bọc quanh khớp gối, gọi là bao khớp.
Xương bánh chè là phần xương dịch chuyển được ở mặt trước đầu gối. Nó được bọc trong phần gân nối những bó cơ lớn từ mặt trước đùi, là cơ tứ đầu đùi, xuống phần xương cẳng chân. Bề mặt phía sau của xương bánh chè được sụn khớp bọc lại. Nó trượt trong một rãnh ở mặt trước xương đùi.
 
Nguyên lý căn bản 

Bác sĩ giải phẫu mong muốn đạt được điều gì?
Lý do chính để thay thế bất kỳ khớp bị viêm nào bằng khớp nhân tạo là để ngăn không cho các cục xương cạ vào nhau. Việc cọ sát này gây đau đớn. Thay thế phần khớp viêm gây đau bằng khớp nhân tạo đem lại cho phần khớp một bề mặt mới có thể dịch chuyển êm ái và không gây đau. Mục tiêu là để giúp người bệnh quay về với nhiều hoạt động của mình với ít sự đau đớn hơn và di chuyển được tự do hơn.
 
Chuẩn bị 

Tôi nên chuẩn bị những gì cho cuộc phẫu thuật? 
Quyết định tiến hành phẫu thuật nên được đồng thuận đưa ra bởi cả bạn và bác sĩ phẫu thuật của bạn. Quyết định này chỉ nên đưa ra sau khi bạn đã cảm thấy hiểu rõ hết sức có thể về cuộc phẫu thuật. 
Một khi bạn đã quyết định tiến hành phẫu thuật, có vài thứ cần được thực hiện. Bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình của bạn có thể đề nghị bạn làm một cuộc kiểm tra sức khỏe toàn diện với bác sĩ thường ngày của mình. Điều này là để đảm bảo bạn có tình trạng sức khỏe tốt nhất để tham gia ca mổ. Bạn có thể cũng cần phải làm việc với chuyên gia vật lý trị liệu, người sẽ giúp bạn phục hồi sau ca mổ. Vị chuyên gia sẽ bắt đầu quá trình hướng dẫn trước khi mổ để đảm bảo bạn sẵn sàng cho việc phục hồi chức năng sau đó.
Mục đích của việc gặp bác sĩ tiền mổ là để ghi nhận thông tin làm chuẩn, bao gồm việc đo lường mức độ đau hiện thời, các chức năng, mức độ sưng phồng nếu có, và các khả năng cử động cũng như lực của mỗi đầu gối.
Mục đích thứ hai của việc trị liệu tiền mổ là để giúp bạn chuẩn bị cho ca mổ sắp tới. Bạn sẽ tập một số bài tập cần dùng ngay sau ca mổ. Bạn cũng sẽ được huấn luyện cách dùng ghế đẩy hay nạng. (Tùy xem bác sĩ giải phẫu dùng khớp nhân tạo có hay không có xi măng cố định sẽ quyết định trọng lực bạn sẽ đè lên bàn chân khi đi lại những lần đầu tiên). Cuối cùng là, sẽ có một sự đánh giá về bất cứ nhu cầu nào bạn cần tại nhà một khi xuất viện. Phần xương bánh chè của bộ phận nhân tạo thường được cố định vào vị trí bằng xi măng đặc biệt. Quyết định dùng đầu gối nhân tạo với xi măng hay không sẽ được bác sĩ giải phẫu đưa ra dựa trên tuổi, lối sống của bạn và kinh nghiệm của bác sĩ.
Mỗi khớp nhân tạo bao gồm ba phần chính. Bộ phận xương chày (đoạn dưới) thay thế mặt trên của xương cẳng chân - xương chày. Bộ phận đùi (đoạn trên) thay thế mặt dưới của xương chân trên (xương đùi) và phần rãnh chứa xương bánh chè (đoạn xương bánh chè) thay thế bề mặt xương bánh chè, nơi nó trượt trong rãnh xương đùi.
Bộ phận xương đùi được làm bằng kim loại. Bộ phận xương chày thường bao gồm hai phần: một khay kim loại gắn trực tiếp vào xương, và một miếng đệm bằng nhựa tạo ra bề mặt bóng mượt. Loại nhựa được dùng chắc chắn và bóng đến mức bạn có thể trượt băng trên một tảng nhựa như thế mà nó không bị hề hấn gì mấy. Bộ phận bánh chè thường cũng được làm bằng nhựa. Trong một số loại cấy ghép đầu gối, bộ phận bạn chè được kết hợp giữa kim loại và nhựa.
Một khớp nhân tạo có xi măng được cố định vào vị trí bằng một loại keo hai thành phần để gắn kim loại vào xương. Còn loại không có xi măng thì có một miếng lưới lỗ rất nhuyễn trên bề mặt, cho phép xương mọc vào trong lưới và kết dính khớp nhân tạo vào xương.
 
Ca phẫu thuật 

Để bắt đầu thủ thuật, bác sĩ giải phẫu cắt một đường vào mặt trước của đầu gối để tiếp cận khớp. Có một vài cách cắt khác nhau. Dùng cách nào thường là do bác sĩ giải phẫu chọn dựa trên trường lớp và ưa thích riêng của bác sĩ.
Một khi khớp gối đã mở, một dụng cụ tìm vị trí đặc biệt (chỉ dẫn phẫu thuật) được đặt vào cuối xương đùi nơi để cho xương được cắt thẳng thớm so với góc quay tự nhiên của chân, ngay cả nếu bệnh viêm khớp khiến bạn bị cong lõm trong hay vẹo gối vào trong. Với miếng chỉ dẫn, bác sĩ sẽ cắt vài miếng xương ở đoạn cuối xương đùi. Đầu gối nhân tạo sẽ thay thế những bề mặt bị bào mòn này bằng một bề mặt kim loại.
Tiếp theo, bề mặt xương chày sẽ được sửa soạn. Một loại chỉ dẫn phẫu thuật khác được dùng để cắt xương chày theo những đường đúng. 
Rồi bề mặt khớp xương bánh chè được tháo bỏ.
Bộ phận xương đùi bằng kim loại rồi sẽ được đặt lên xương đùi. Trong khớp nhân tạo không dùng xi măng, mẩu kim loại được giữ chặt vào xương đùi bởi vì xương đùi sẽ được gọt thành hình chóp để khớp chính xác với hình dạng của khớp nhân tạo. Phần kim loại được đẩy vào cuối xương đùi và giữ cố định bằng ma sát. Với loại dùng xi măng thì một loại keo hai thành phần được dùng để gắn khớp kim loại vào xương.
Khay kim loại dùng để giữ vòng đệm bằng nhựa sẽ được gắn vào đỉnh xương chày. Khay kim loại này hoặc là được cố định vị trí bằng xi măng, hay bằng ốc vít nếu là phẫu thuật không dùng xi măng. Ốc vít chủ yếu là để giữ khay xương chày cố định cho tới khi xương mọc vào bên trong màng bao xốp. (Ốc này nằm đó luôn mà sẽ không được tháo ra).
Miếng đệm bằng nhựa sau đó được gắn vào khay kim loại của bộ phận xương chày. Trong trường hợp bộ phận này mòn đi trong khi cả cái đầu gối nhân tạo vẫn còn dùng tốt nó có thể được thay thế. Thủ thuật thay thế được gọi là Phẫu thuật đắp lại.
Bác sĩ sau đó sẽ đẽo gọt bộ phận xương bánh chè và đặt nó vào vị trí sau xương bánh chè. Mẫu này thường được cố định bằng xi măng.
Cuối cùng, phần mô mềm được may lại, và kim bấm được dùng để giữ phần mép da cắt với nhau. 
 
Biến chứng

Chuyện xấu gì có thể xảy ra? 
Cũng như với tất cả các ca đại phẫu khác, biến chứng có thể xảy ra. Tài liệu này không liệt kê toàn bộ các biến chứng, nhưng sẽ nêu một số vấn đề phổ biến nhất. Một số biến chứng phổ biến nhất sau khi thay đầu gối nhân tạo là
● Biến chứng thuốc mê 
● Chứng viêm tĩnh mạch huyết khối
● Nhiễm trùng 
● Cứng rít
● Lỏng lẻo
 
Biến chứng thuốc mê

Phần lớn các ca phẫu thuật đều cần một cách gây tê/ gây mê nào đó trước khi thực hiện. Một số rất nhỏ bệnh nhân gặp vấn đề với thuốc mê. Những vấn đề này có thể là phản ứng thuốc, vấn đề liên quan tới các biến chứng y khoa khác, và vấn đề do chính thuốc mê. Hãy chắc chắn bạn đã thảo luận mối nguy cơ và những lo lắng của mình với bác sĩ gây mê.
 
Chứng viêm tĩnh mạch huyết khối

Viêm tĩnh mạch huyết khối, thỉnh thoảng còn được gọi là Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT), có thể xảy ra sau bất kỳ ca phẫu thuật này, nhưng thường xảy ra nhất sau khi phẫu thuật hông, chậu hông, hay đầu gối. DVT xảy ra khi các cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch lớn của chân. Điều này có thể khiến chân sưng phồng và ấm lên khi chạm vào, và gây đau đớn. Nếu những cục máu đông trong tĩnh mạch vỡ ra, chúng sẽ di chuyển lên phổi, nơi chúng đóng đô trong mao mạch và cắt nguồn máu tới một phần phổi. Đây được gọi là thuyên tắc mạch phổi (Thuyên tắc mạch do một mảnh gì đó di chuyển trong hệ tuần hoàn).
Đa phần các bác sĩ giải phẫu rất nghiêm túc trong việc ngăn ngừa DVT. Có nhiều cách để giảm thiểu nguy cơ DVT, nhưng có lẽ hiệu quả nhất là việc bạn cử động ngay khi có thể sau ca phẫu thuật. Hai cách khác thường được dùng để ngăn ngừa bao gồm.
● Vớ áp lực để khiến máu lưu thông trong chân
● Dùng thuốc làm loãng máu và ngăn không cho máu đông hình thành
 
Nhiễm trùng

Nhiễm trùng là một biến chứng rất nghiêm trọng sau một ca phẫu thuật thay khớp. Khả năng nhiễm trùng sau khi thay khớp gối nhân tạo có lẽ là vào khoảng một phần trăm. Một số trường hợp nhiễm trùng có thể xảy ra rất sớm, ngay cả trước khi bạn rời bệnh viện. Số khác có thể không hiện rõ cho đến vài tháng, thậm chí vài năm sau ca mổ. Nhiễm trùng có thể lây lan từ những vùng bị nhiễm tới khớp nhân tạo. Bác sĩ giải phẫu của bạn có thể yêu cầu bạn dùng kháng sinh khi bạn đi làm răng hay phẫu thuật bàng quang và ruột kết để giảm nguy cơ lây lan vi trùng tới khớp.
 
Cứng rít

Trong một số trường hợp, việc xoay khớp gối không trở về bình thường sau ca mổ thay gối. Để dùng chân hiệu quả khi nhỏm dậy trên ghế, đầu gối phải gập ít nhất 90 độ. Biên độ chuyển động mong muốn là lớn hơn 110 độ.
 
Yếu tố quan trọng nhất tạo ra biên độ chuyển động hậu phẫu là dây chằng và mô mềm có được cân bằng trong ca mổ. Bác sĩ giải phẫu cố gắng đưa đầu gối vào vị trí thẳng thớm nhất để có được sức căng đồng đều trên tất cả các dây chằng và mô mềm.
 
Đôi khi mô sẹo phát triển thêm sau ca mổ và có thể gây cứng rít ngày càng tăng nơi đầu gối. Nếu điều này xảy ra, bác sĩ giải phẫu của bạn có thể đề nghị đưa bạn quay lại phòng mổ, gây mê bạn lần nữa và điều chỉnh đầu gối để lập lại khả năng cử động. Cơ bản là việc này để cho bác sĩ cắt nhỏ và kéo giãn mô sẹo mà bạn không cảm thấy gì hết. Mục đích là để tăng khả năng cử động của đầu gối mà không làm tổn thương khớp.
 
Lỏng lẻo

Nguyên nhân chính khiến một khớp nhân tạo thất bại vẫn còn là quá trình lỏng dần đi tại nơi kim loại hay xi măng tiếp xúc với xương. Những bước tiến lớn đã giúp kéo dài thời gian hoạt động của khớp nhân tạo, nhưng hầu hết đều sẽ lỏng đi và cần phải được giám sát. Hy vọng là bạn sẽ sử dụng được đầu gối nhân tạo trong 12 tới 15 năm, nhưng trong một số ca đầu gối sẽ bị lỏng sớm hơn thế. Một khớp nhân tạo bị lỏng là một vấn đề vì nó thường gây đau đớn. Khi cơn đau trở nên không thể chịu nổi, một ca mổ khác có lẽ là cần thiết để sửa lại khớp gối.
 
Hậu phẫu

Điều gì xảy ra sau ca mổ?
Một số bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình đề nghị sử dụng một thiết bị gọi là máy tập thụ động khớp gối (CPM) ngay sau ca mổ. Thiết bị này được cho là giúp ngăn ngừa tạo máu đông và giúp vết thương nhanh lành. Nó cũng có thể giúp bệnh nhân hồi sức mà không cần dùng nhiều thuốc. Thiết bị này có thể giúp hồi phục khả năng cử động đầu gối sau ca mổ thay khớp gối. Tuy nhiên bệnh nhân có vẻ như cũng có thể tự tập thể dục để cử dộng đầu gối lại được.
 
Có thể bạn cũng sẽ được tập vật lý trị liệu một, hai lần mỗi ngày khi bạn còn trong bệnh viện. Vật lý trị liệu sẽ đặt mục tiêu lên biên độ chuyển động đầu gối. Cử động nhẹ nhàng sẽ giúp bạn co duỗi đầu gối. Nếu bạn dùng máy CPM, nó sẽ được kiểm tra phần cài đặt và xem có được sắp xếp thẳng thớm hay không. Chân của bạn có thể được nâng lên để giúp dẫn lưu dịch thừa trong chân.
 
Bác sĩ VLTL của bạn cũng sẽ hướng dẫn các bài tập để giúp tăng cường khả năng cử động đầu gối và bắt đầu luyện tập cơ đùi và hông. Cử động cổ chân giúp giảm sưng phồng chân và ngăn nguy cơ máu đông.
 
Khi bạn đã ổn định, bác sĩ VLTL sẽ đỡ bạn đứng dậy và đi lại trong chốc lát, sử dụng nạng hay ghế tập đi.
 
Hầu hết bệnh nhân sẽ có thể về nhà sau bốn tới bảy ngày ở bệnh viện. Bạn sẽ lên đường về nhà khi bạn thể hiện được khả năng leo lên/xuống giường, đi lại 23 mét bằng nạng hay ghế tập đi, đi lên xuống cầu thang an toàn, và dùng được phòng tắm. Một điều quan trọng nữa là bạn phải lấy lại được khả năng co giãn cơ bắp đùi trước tốt, và biên độ cử động đầu gối tiến triển tốt. Bệnh nhân nào còn cần chăm sóc nhiều có thể sẽ được chuyển qua khoa khác tới khi họ sẵn sàng và có thể về nhà an toàn.
 
Hầu hết các bác sĩ giải phẫu chỉnh hình sẽ đề nghị bạn tái khám thường xuyên sau ca mổ thay khớp nhân tạo. Tần suất thường là từ mỗi sáu tháng cho tới mỗi năm năm, tùy vào tình hình của bạn và khuyến nghị của bác sĩ. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ phẫu thuật của mình mỗi khi bạn bắn đầu thấy đau khớp, hay nếu bạn bắt đầu nghi có cái gì đó không hoạt động trơn tru.
 
Hầu hết các bệnh nhân mang khớp nhân tạo đều sẽ trải qua vài cơn đau, nhưng khi bạn bị đau trong hơn vài tuần bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ giải phẫu. Bác sĩ sẽ kiểm tra đầu gối của bạn để tìm nguyên nhân gây đau. Có thể phải chụp X-quang đầu gối để so với kết quả X-quang trước đây, để xem có phải khớp nhân tạo xuất hiện dấu hiệu bị lỏng.
 
Phục hồi chức năng
 
Tôi sẽ trải qua những gì trong quá trình phục hồi chức năng?
 
Sau khi xuất viện bạn có thể gặp chuyên gia VLTL từ một tới sáu lần tại nhà. Việc này là để đảm bảo bạn an toàn trong và xung quanh nhà, và khi đi lên xuống xe hơi. Chuyên gia của bạn sẽ đưa ra các khuyến nghị về an toàn của bạn, đánh giá lại các bài tập thể dục, và tiếp tục cùng bạn tập tăng biên độ cử động đầu gối. Trong một số ca bạn có thể cần nhiều buổi khám tại gia hơn trước khi chuyển qua tập VLTL tại bệnh viện. Thăm khám tại nhà sẽ chấm dứt sau khi bạn có thể rời nhà an toàn.
Tiếp theo là những chuyến đi tập VLTL tại cơ quan của chuyên gia. Chuyên gia của bạn có thể dùng ghế tập đi hay nạng tùy vào chỉ định bác sĩ. Nếu bạn làm phẫu thuật có xi măng, bạn có thể dồn hết lực cần thiết vào bên chân đau tới mức nào bạn thấy thoải mái thì thôi. Còn nếu là phẫu thuật không xi măng, bạn chỉ có thể đặt các ngón chân xuống, cho tới khi bạn chụp X quang và bác sĩ giải phẫu hay chuyên gia VLTL hướng dẫn bạn đưa thêm lực xuống chân (thông thường là vào năm tới sáu tuần hậu phẫu). 
 
Chuyên gia có thể dùng các bài tập kéo giãn để tăng cường biên độ vận động. Các bài tập sức mạnh tác động lên các nhóm cơ chính, bao gồm cơ mông, hông, đùi và bắp chân. Sức bền được tập qua việc đạp xe tại chỗ, bơi lội và sử dụng máy tập thân trên (đạp xe bằng tay)
 
Các chuyên gia thỉnh thoảng tập với bệnh nhân trong hồ bơi. Tập VLTL trong hồ bơi giảm áp lực lên khớp gối, và khi nổi thì bạn cử động và tập dễ hơn. Khi bạn đã hoàn thành bài tập trong hồ bơi và những bài khác của chương trình phục hồi chức năng tiến triển tốt, bạn có thể sẽ được hướng dẫn chương trình tự tập.
 
Khi bạn đã có thể dồn toàn bộ trọng lực xuống chân an toàn, vài kiểu tập thăng bằng có thể được chọn để giúp ổn định và điều khiển đầu gối tốt hơn.
 
Cuối cùng, một nhóm bài tập được lựa chọn để bắt chước các hoạt động thường ngày, ví dụ như đi lên xuống bậc thang, ngồi xổm, tì ngón chân đứng dậy, và cuối xuống. Sau đó các bài tập đặc thù có thể sẽ được chọn để giả lập các yêu cầu công việc hay thú giải trí.
 
Nhiều bệnh nhân ít đau hơn và có khả năng vận động tốt hơn sau phẫu thuật thay đầu gối. Chuyên gia của bạn sẽ tập cùng để giúp giữ khớp gối của bạn mạnh khỏe càng lâu càng tốt. Để làm vậy có thể bạn cần phải thay đổi các hoạt động của mình để tránh dùng quá sức lên khớp gối. Các môn thể thao nặng cần phải chạy, nhảy, dừng hay khởi động đột ngột, và việc cắt kép bị khuyến nghị dừng. Đạp xe, bơi lội và đi bộ đồng bằng được khuyến khích, cũng như các môn thể thao ít tác động hơn như chơi gôn hay bowling.
 
Mục tiêu của chuyên gia VLTL là giúp bạn tăng cường biên độ vận động, tăng tối đa thể lực, và phát triển khả năng thực hiện các hoạt động của bạn. Khi sự hồi phục của bạn đang tiến triển tốt, đi tập VLTL thường xuyên vẫn còn là một nguồn tăng cường tốt, nhưng bạn sẽ là người tự kiểm soát các bài tập của mình, là một phần của chương trình tập tại nhà.

TỰ CHUẨN BỊ CHO BẢN THÂN VÀ GIA ĐÌNH TRƯỚC CA PHẪU THUẬT

Hồi phục là một quá trình từ từ và mất thời gian sau phẫu thuật. Hãy lên kế hoạch cho việc quay về nhà trước khi nhập viện.
 
● Hỏi vợ chồng, con, bạn bè hay hàng xóm xem họ có thể trợ giúp bạn trong một, hai tuần sau khi xuất viện không.
● Lên kế hoạch cho việc tạm thời giảm bớt các hoạt động
● Lập kế hoạch lau chùi dọn dẹp nhà cửa trước khi nhập viện. Cất các tấm thảm nhỏ và dẹp các đống bừa bãi khỏi đường đi.
● Nếu có thể thì hãy sắp xếp lại phòng ngủ để có thêm khoảng không khi leo lên/xuống giường
● Đặt một chiếc ghế chắc chắn với tay vịn trong phòng khách, gần một cái bàn để sách báo, vật dụng tiêu khiển, điều khiển TV, điện thoại (không dây thì  càng tốt), hay các đồ đạc khác bạn cần, để chúng trong tầm với.
● Sắp xếp lại nhà bếp để những vật dụng thường dùng ở nơi dễ lấy. Để chúng ở tầm cao vừa với chiều cao của bạn để không phải cuối hay với khi lấy chúng. Thêm một cái ghế vững vàng trong bếp cũng rất có ích.
● Làm vài món ăn trước bỏ tủ đông
● Nếu được thì yêu cầu người giao thư và báo giao tới tận cửa
● Yêu cầu nhóm đạo của bạn thu xếp tới thăm trong khi bạn đang hồi phục, nếu cần

ĐEM GÌ TỚI BỆNH VIỆN

 ● Giày đi bộ hay giày thể thao thoải mái không trơn trượt. Nên dùng dây buộc giày bằng thun để khỏi cúi xuống buộc dây giày. Giày thể thao cũng có nhiều đôi dùng khoen và móc để tháo dễ dàng.
● Một áo choàng tắm dài tới gối, ấm áp, loại cài phía trước.
● Ghế tập đi, nạng hay các thiết bị trợ giúp khác của bạn, ví dụ như nẹp chân, băng bột hay đai cố định
● Quần áo mặc về nhà, nên là loại mềm, rộng rãi, có túi hay một túi bên hông để mang các vật dụng nhỏ.
 
CHUẨN BỊ CHO CA PHẪU THUẬT
 
  Bạn và bác sĩ sẽ quyết định khi nào nhập viện. Quan trọng là phải theo các chỉ  dẫn sau:
 
● Sáu giờ trước ca mổ không được ăn uống gì kể cả nước lọc. Dạ dày của bạn cần phái trống rỗng trước khi gây mê. Điều này sẽ ngăn ngừa sự nôn nao, ói mửa và các biến chứng khác trong khi và sau khi gây mê. Ca mổ có thể phải bị dời lại nếu bạn ăn uống gì trước đó.
● Tắm hay tắm bồn vào buổi tối trước ca mổ, để giảm lượng vi khuẩn trên da. Nó có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng hậu phẫu.
● Ngủ nghỉ đầy đủ đêm hôm trước khi mổ rất quan trọng. Nếu bạn ở trong bệnh viện đêm  đó và không ngủ được, xin hãy báo với y tá. Thuốc ngủ có thể giúp bạn thư giãn cho dễ ngủ.
● Không trang điểm vào sáng hôm mổ. Không trang điểm thì sẽ làm giảm lượng vi khuẩn trên da, giảm nguy cơ nhiễm trùng hậu phẫu.
● Chỉ uống các loại thuốc do bác sĩ hay y tá chỉ định uống vào sáng hôm mổ. Uống với một lượng nước ít vừa đủ để nuốt trôi.
 
SÁNG HÔM PHẪU THUẬT

● Sau khi nhập viện, y tá sẽ đo nhiệt độ, nhịp tim, nhịp thở và huyết áp của bạn.
● Vớ hỗ trợ (hiệu TED) có thể được cấp cho bạn để làm tăng lượng máu tuần hoàn trong chân. Một thiết bị co bóp tuần tự cũng có thể được dùng với mục đích tương tự vậy.
● Có thể sẽ gắn sẵn kim truyền dịch trước khi mổ.
  
ĐI PHẪU THUẬT

● Bạn sẽ được yêu cầu đi tiểu tiện để làm trống bàng quang
● Tháo hết trang sức (kể cả nhẫn), răng giả, kính sát tròng và chùi sạch sơn móng tay chân
● Họ hàng và bạn bè sẽ được hướng dẫn nơi chờ
● Một trợ lý phòng mổ sẽ đưa bạn vào khu vực chờ tiền mổ bằng băng ca
● Bên chân đau có thể được chà sạch và cạo sạch lông để chuẩn bị  cho ca mổ.
● Bác sĩ gây mê sẽ thảo luận phương pháp gây mê.
  
NÊN KỲ VỌNG GÌ SAU CA PHẪU THUẬT

Sau ca mổ, bạn sẽ được đưa đến Phòng Hồi Sức sau gây mê (PACU). Người nhà của bạn sẽ được thông báo khi bạn vào tới đó. Một trong những chức năng quan trọng nhất của PACU là để kiểm soát cơn đau và nôn ói khi bạn hết thuốc mê. Y tá và nhân viên gây mê sẽ theo dõi những dấu hiệu sinh tồn của bạn, sự tỉnh táo, đau đớn hay mức độ thoải mái, và khi nào cần dùng thuốc.
 
Trong phòng hồi sức bạn sẽ để ý thấy nhiều loại trang thiết bị. Căn phòng bật đèn rất sáng, và khi tỉnh dậy âm thanh sẽ nghe có vẻ to hơn bình thường. Nếu thấy lạnh thì đã có sẵn chăn trong phòng. Nếu phải thở qua mặt nạ dưỡng khí thì cũng bình thường thôi.
 
Thời gian ở lại phòng hồi sức trung bình vào khoảng 1 tới 2 tiếng. Nếu phải ở lâu hơn đáng kể, người nhà có thể hỏi thăm nhân viên y tá. Khi bác sĩ gây mê quyết định bạn được phép rời phòng hồi sức, y tá sẽ đưa bạn về lại phòng.
 
Sau khi trở về phòng, huyết áp, nhịp tim, sắc mặt, thân nhiệt, cử động và cảm giác chân, gót chân, bàn chân và miếng dán băng vết thương trên đầu gối của bạn sẽ được kiểm tra thường xuyên trong 24 giờ đầu. Hãy thông báo với y tá về bất kỳ sự sưng tấy, tê bì hay châm chích nào trên chân, bàn chân hay gót chân của bạn.
 
Bạn sẽ được truyền dịch trong một tới hai ngày sau ca mổ. Thông báo với y tá nếu bạn bị đau hay tấy đỏ quanh kim truyền dịch.
 
Sau khi đã uống được nước, chế độ ăn của bạn được chuyển dần về thức ăn đặc. Nếu bác sĩ phẫu thuật chỉ định dùng kháng sinh nó có thể được dùng qua đường truyền dịch. Kháng sinh được dùng để ngăn ngừa nhiễm trùng.
 
Hai dây dẫn cao su nhỏ sẽ được dùng để rút máu và dịch thừa từ khu vực vết thương do cắt. Các đường ống này thường được rút ra một, hai ngày sau ca mổ, khi dịch đã giảm bớt.
 
Một ống gọi là ống thông tiểu sẽ được đưa vào bàng quang của bạn để rút nước tiểu trong khi và sau khi phẫu thuật. Ống thông có thể sẽ khiến bạn cảm thấy như bàng quang bị đầy và mắc tiểu. Nếu bạn thấy vậy hay có bất cứ vấn đề gì khác với ống thông, xin hãy báo với y tá. Thời gian sử dụng ống thông sau ca mổ dao động tùy loại phẫu thuật bạn tiến hành, cũng như theo chỉ định của bác sĩ.
 
Dưỡng khí có thể được bơm qua mặt nạ hay kẹp mũi để giúp bạn thở dễ hơn. Thiết bị dưỡng khí được ngừng sau một thời gian ngắn.
 
HO VÀ THỞ SÂU

Bạn được khuyên nên ho và thường xuyên thở sâu trong những ngày đầu sau ca mổ. Để ho dễ hơn, hãy hít một hơi thật chậm và sâu. Hít vào bằng mũi và tập trung vào việc mở rộng lồng ngực. Thở ra bằng miệng và tập trung vào cảm giác ngực bạn lõm vào và xuống phía dưới. Rồi làm một hơi thở thứ hai trong chốc lát. Xong rồi ho thật mạnh. Khi bạn ho, tập trung vào việc ép toàn bộ không khí ra khỏi ngực. Lặp lại bài tập này 2 lần nữa.
 
Một thanh xà gắn vào giường bệnh sẽ giúp bạn di chuyển dễ hơn. Các thanh trượt ở cạnh giường có thể được nâng cao để bảo vệ bạn.
 
Cảm thấy đau hay khó chịu sau ca mổ thì cũng bình thường thôi. Thông báo với y tá nếu bạn cảm thấy đau hay khó chịu. Khi bạn đau, y tá sẽ yêu cầu bạn đánh giá mức độ đau theo thang điểm 0 tới 10 (0 = không đau, 10 = đau hết mức tưởng tượng). Cơn đau của bạn có thể không bị loại bỏ hoàn toàn, tuy nhiên thuốc giảm đau có thể được chỉ định để giúp bạn dễ chịu hơn.
 
Thông báo với y tá nếu bạn thấy khó chịu bất kỳ chỗ nào. Nếu nghi ngờ thuốc giảm đau gây buồn ói hay các triệu chứng khác, hãy báo với y tá.
 
HỖ TRỢ TUẦN HOÀN
 
Việc hỗ trợ tuần hoàn thúc đẩy việc đưa máu về lại tim và giảm thiểu nguy cơ đọng máu đông trong khi bạn không thể vận động nhiều sau ca mổ.
 
Vớ hỗ trợ (của TED) là một loại hỗ trợ tuần hoàn (hình 1). Mang chúng vào phòng mổ và trong suốt thời gian nằm viện. Vớ của bạn sẽ được tháo thường xuyên để thoáng khí trên da.
 
Tùy vào yêu cầu của bác sĩ phẫu thuật, thiết bị co bóp tuần tự (SCD) cũng có thể được dùng vài ngày sau ca mổ (hình 2). Đây là những ống chân bằng nhựa bọc quanh mỗi chân để thúc đẩy máu lưu thông. Báo với y tá nếu bạn thấy châm chích, tê bì hay khó chịu nào khác khi mang một trong hai loại thiết bị hỗ trợ này.
 
TẬP VẬN ĐỘNG

Tập vận động chân bạn sau ca mổ là một cách thúc đẩy luồng máu và giảm nguy cơ phát triển máu đông.
 
● Để tập bàn chân, đẩy các ngón chân về phía chân giường. Rồi kéo ngòn chân lên hướng về phía đầu giường (hình 3). Thả lỏng. Lặp lại bài tập này 10 lần mỗi giờ khi bạn thức.
● Để tập chân, nằm ngửa. Siết phần cơ ở phần đùi trên bằng cách ấn đầu gối xuống giường. Giữ năm giây. Thả lỏng. Lặp lại bài tập này 10 lần mỗi bên chân, trong mỗi giờ bạn thức.
 
Sau ca mổ, bạn có thể dùng đặt cái gối hay miếng đệm mềm nhỏ bên dưới cẳng chân  để giữ gót chân hổng khỏi giường. Điều này là để gót chân khỏi cạ xuống tấm trải giường, gây đau rát. Bạn không bao giờ được đặt gối dưới đầu gối, sẽ làm mất khả năng duỗi thẳng chân.
 
MÁY CPM

Chân đau của bạn có thể được đặt vào máy giúp chuyển động thụ động liên tục (CPM) sau ca mổ. Đặt phần trung tâm xương bánh chè vào chỗ gập của máy CPM. Không được tự chỉnh máy CPM.
 
Máy CPM sẽ thay bạn khiến cho đầu gối cử động trong khi bạn còn nằm trên giường. Khi chân bạn còn nằm trong máy, nó sẽ liên tục được gập và duỗi. Quá trình chân gập được gọi là flexion (gập). Khi bạn duỗi chân thì được gọi là extension (duỗi thẳng).
 
Mặc dù có vẻ như máy CPM sẽ gây khó chịu sau ca mổ, nó thật ra sẽ giúp bạn hồi phục nhanh hơn.
 
Bác sĩ của bạn có thể thấy bạn cần tập nhiều hơn cho việc duỗi chân. 

VẬT LÝ TRỊ LIỆU

Sau khi mổ bác sĩ giải phẫu sẽ giới thiệu bạn đi Vật lý trị liệu. Để thoải mái hơn khi tập luyện và đi bộ, bạn có thể sẽ cần dùng thuốc giảm đau 30 tới 45 phút trước buổi tập.
 
Chuyên gia VLTL sẽ dạy bạn cách bước đi với những dụng cụ hỗ trợ thích hợp. Những thiết bị này sẽ giúp bạn tập bước bằng cách để bạn nâng một phần sức nặng cơ thể bằng tay, thay vì dồn toàn bộ lực xuống cái chân đau. Chuyên gia VLTL sẽ chỉ cho bạn thấy bạn có thể dồn bao nhiêu lực xuống chân. Trước khi về nhà, chuyên gia sẽ dạy bạn cách leo cầu thang và ra vô giường, ghế và toilet.
 
Chuyên gia VLTL và bác sĩ giải phẫu sẽ thực hiện một chương trình tập luyện cho bạn. Chuyên gia của bạn sẽ viết ra các chỉ dẫn tập tại nhà nếu bác sĩ phẫu thuật yêu cầu. Mục đích là để bạn tự lập trong việc chăm sóc mình và thực hiện các hoạt động của mình hết sức có thể. Sự tham gia của bạn là yếu tố mấu chốt để tăng cường sự tự lập.
 
HƯỚNG DẪN XUẤT VIỆN SAU PHẪU THUẬT THAY TOÀN BỘ KHỚP GỐI 

Đội ngũ của chúng tôi từ Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và Giải phẫu Hông và Gối sẽ cung cấp nguồn lực nhằm giúp bạn và gia đình sau khi xuất viện.
 
HOẠT ĐỘNG 

Tiến triển hậu phẫu mỗi người mỗi khác. Mức độ hoạt động trước đây của bạn có thể tạo khác biệt trong việc bạn có thể quay về với các hoạt động bình thường nhanh hay chậm. Liệt kê bên dưới là những hướng dẫn để bạn làm theo. Hãy thực hiện tất cả các chỉ dẫn riêng của bác sĩ giải phẫu, y tá và chuyên gia Vật lý trị liệu của bạn cho tới khi có chỉ dẫn mới, thường là tới khi bạn quay lại tái khám. Hoạt động và tập luyện phải làm định kỳ trong ngày. Chúng giúp bạn lấy lại chức năng của các khớp bị mổ. Hãy xem bảng chỉ dẫn của chuyên gia VLTL và chú thích của bác sĩ giải phẫu của bạn. Xem Phụ lục A.
 
● Lúc nào cũng phải dùng khung tập đi. Chỉ được dồn một phần trọng lượng xuống bàn chân đúng như yêu cầu của bác sĩ giải phẫu hay chuyên gia VLTL. Sử dụng khung tập đi sẽ tạo sự an toàn và ổn định cho bạn, cho phép các mô mềm lành nhanh hơn và lấy lại sức mạnh thông thường của chúng.
● Đi bộ ít nhất bốn lần mỗi ngày. Khi bạn thấy còn làm được thì hãy tăng chiều dài và số lần đi mỗi ngày.
● Đổi vị trí (ngồi, đi, nằm ngửa, hay nằm trên mặt nghiêng 30 tới 40 độ) mỗi giờ đồng hồ khi bạn thức.
● Không được quỳ gối, ngồi xổm, vặn người, nhảy hay tập quá sức trong tương lai. Tránh bất cứ loại cử động nào làm đau đầu gối.
● Không được để gối dưới kheo chân khi nằm trên giường hay khi ngồi ghế dựa.
● Được phép nằm nghiêng trên giường,
● Chỉ ngồi trên loại ghế có tay vịn. Không được ngồi ghế quá thấp.
● Dùng miếng lót bồn cầu mở rộng để đi vệ sinh dễ dàng hơn. Ở nơi công cộng thì sử dụng phòng vệ sinh cho người khuyết tật.
● Leo cầu thang theo cách đã học ở lớp VLTL.
● Khi bước vào xe hơi thì ngồi trên ghế trước, trượt mông ra sau và rồi nhờ người đỡ bạn với cả hai chân vào xe cùng lúc. Nếu đi xe hơi thì nên dừng xe và đi bộ mỗi một, hai tiếng.
● Thực hiện bài tập kéo giãn mỗi 15 phút (hay hơn nếu còn sức) thường xuyên trong ngày để giúp duỗi đầu gối. Khi nằm trên giường thì đặt gối dưới cổ chân hay gót chân. Có thể làm tương tự khi ngồi ghế, với bàn chân gác lên đồ gác chân.
● Thực hiện bài tập co gập vài lần mỗi ngày. Ngồi trên ghế, bàn chân đặt vững trên sàn. Trượt mông về trước. Bài này sẽ giúp đầu gối gập nhiều hơn, nếu bạn không nhấc bàn chân khi trượt tới trước.
 
LÁI XE

Cố gắng đừng lái xe trong 6 tuần tới.
 
NÂNG VẬT NẶNG

Không được nâng vật gì quá 10 kg (20 pounds) trong 3 tháng tới.
 
HOẠT ĐỘNG TÌNH DỤC

Nhiều bệnh nhân được phép sinh hoạt tình dục sau khi tái khám, tùy vào mức độ của ca mổ. Hai bện nên sử dụng tư thế đối mặt với nhau, hoặc người bệnh nên nằm nghiêng. Xin hãy thoải mái thảo luận vấn đề này với bác sĩ giải phẫu, y tá hay chuyên gia VLTL. 
 
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG 

• Kiêng ăn hải sản trong 6 tuần. Chúng có thể gây ngứa nơi vết mổ.
• Ăn nhiều loại thực phẩm đa dạng để duy trì khẩu phần dinh dưỡng cân bằng. Có nghĩa là ăn từ tất cả các nhóm thức ăn mỗi ngày. Vết thương mau lành hay không phụ thuộc vào một chế độ ăn cân bằng.
• Táo bón có thể xảy ra do tác dụn phụ của thuốc giảm đau, và cũng là kết quả của việc ít hoạt động sau khi mổ. Ăn thức ăn nhiều sợi để giúp ngừa táo bón, ví dụ như trái cây tươi, rau củ và ngũ cốc còn nguyên hạt. Uống sáu tới tám ly nước mỗi ngày trừ khi có chỉ định khác.
• Cẩn thận khi uống vitamin bổ sung như A, D và E. Tránh thực phẩm chức năng chứa nhiều hơn 100% lượng khuyến nghị dùng mỗi ngày của các loại vitamin này.
 
KIỂM SOÁT CƠN ĐAU

Bạn có thể thấy khó chịu ở đầu gối vài tuần sau ca mổ. Tăng cường hoạt động là cần thiết, nhưng cũng có thể gây đau. Thuốc giảm đau sẽ được kê. Dùng thuốc theo chỉ định để giúp bạn luyện tập hiệu quả hơn và có thể tăng cường độ hoạt động.
● Ngay khi có thể, hãy bắt đầu giảm dần liều thuốc giảm đau.
 
CHƯỜM ĐÁ ĐẦU GỐI

Trong vòng 6 tuần sau khi mổ:
● Chườm túi đá lên đầu gối trước và sau khi tập để giảm đau và sưng, theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không được dùng túi chườm nóng vì chúng sẽ làm khớp gối sưng to hơn.
 
CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG

● Không được làm ướt băng dán
● Chỉ khâu sẽ được cắt bỏ, và kem sẽ được bôi vào vết cắt hai ngày sau đó. Centellase giúp vết cắt mau lành và ngăn không cho sẹo hình thành. 
 
TẮM BỒN

● Không được tắm bồn hay ngâm trong bồn tắm tới khi tái khám.
● Khi về nhà bạn cần phải tắm bằng miếng bọt biển. Rửa xung quanh miệng vết thương. 2 ngày sau khi cắt chỉ bạn có thể làm ướt vết thương. Tránh không cọ rửa vết thương.
● Khi thấy đủ khỏe bạn có thể tắm vòi sen với sự trợ giúp. Ngồi trên ghế để tránh trượt té và tránh dồn lực quá nhiều lên cái chân đau. Để nước chảy qua vết thương và sau đó thấm khô nó.
 
CẢNH BÁO CÁC BÁC SĨ VÀ NHA SĨ KHÁC TRONG TƯƠNG LAI

Bạn luôn phải bảo vệ bộ phận mới này khỏi bị nhiễm trùng. Chúng tôi sẽ đưa cho bạn một tấm thẻ phòng ngừa. Chuẩn bị dùng khác sinh trước và sau các thủ thuật can thiệp xâm lấn từ giờ cho tới cuối đời để bảo vệ khớp mới khỏi bị nhiễm trùng.
 
● Luôn thông báo cho bác sĩ và nha sĩ là bạn đã có thay thế khớp gối.
● Nếu bạn làm phẫu thuật nào sau đây bạn cần phải dùng kháng sinh: nha (kể cả dịch vụ vệ sinh răng miệng), thông tiểu, bất kỳ loại phẫu thuật nào, nội soi trực tràng, ruột kết, bàng quang, hay bất kỳ thủ thuật nào cần đưa dụng cụ hay ống, dây vào trong người bạn.

HÃY CẢNH BÁO BÁC SĨ VÀ NHA SĨ TRONG TƯƠNG LAI
 
KHI NÀO CẦN LIÊN LẠC BÁC SĨ GIẢI PHẪU

Hãy liên hệ bác sĩ giải phẫu nếu bị bất cứ chuyện gì sau đây:
● Sốt (38 độ C trong 2 ngày)
● Đau hơn và không bớt bằng các phương pháp giảm đau.
● Mủ chảy từ vết thương
● Màu sắc và nhiệt độ chân thay đổi
● Chảy máu cam hay có máu trong nước tiểu
● Khi bạn bị té
 
CHẾ ĐỘ TRỊ LIỆU
 
Tiếp theo bạn sẽ nghiên cứu chế độ trị liệu. Khi tình trạng sức khỏe bạn đã ổn định, chuyên gia của bạn sẽ giúp bạn ra ngoài trong một thời gian ngắn, sử dụng nạng hay ghế tập đi. Buổi điều trị sẽ tiếp tục mỗi ngày một đến hai lần. Bạn sẽ được về nhà khi đã biểu thị rằng bạn có thể lên, xuống giường an toàn, đi bộ tới 10 mét dùng nạng hay ghế tập đi, ngồi dậy, co thắt cơ ở đùi trên (cơ bắp đùi), và bạn đã tăng biên độ vận động đầu gối. 

BƠM CỔ CHÂN

Co bàn chân lên xuống. Việc này rất quan trọng, để giúp ngăn máu đông hình thành. Nên làm động tác này cả trước và sau ca mổ.
 
TẬP CƠ BẮP ĐÙI TRƯỚC

Nhấc nguyên cái chân khỏi giường. Đừng nghĩ bạn sẽ làm được động tác này ngay sau ca mổ, vì một số cơ chắc chắn sẽ yếu hơn. Tuy nhiên bài tập này giúp khôi phục sự săn chắc và sức lực của các bó cơ ở mặt trước đùi. 
 
GẬP CHÂN (TRÊN GIƯỜNG)

Dùng một cái khăn tắm để hỗ trợ gập gối
 
DUỖI CHÂN (TRÊN GIƯỜNG)

Cuộn một cái khăn tắm hay dùng gối dài đặt dưới đầu gối, duỗi thẳng chân. Nó sẽ giúp cũng cố các cơ đùi sau ca mổ.
 
GẬP CHÂN (TRÊN GHẾ)

Ngồi trên ghế, dùng chân khỏe để cố gập cái đầu gối bị mổ. Nó sẽ giúp bạn lấy lại khả năng gập đầu gối.
 
DUỖI CHÂN (TRÊN GHẾ)

Dùng chân khỏe để đỡ đầu gối bị mổ. Nâng nó khỏi mặt đất.
 

Nguồn: https://cfo.com.sg/
Lược dịch: Bs.Nguyễn Hữu Tùng và cộng sự

PCTU pctu Hội nghị khoa học