Đại học Phan Châu Trinh
Đại học Phan Châu Trinh
Tuyển Sinh Đại Học
Tuyển sinh Đại học 2024
Kết nối với chúng tôi qua Zalo:

Liên hệ tuyển sinh

Gửi email cho chúng tôi:
Gọi hoặc Zalo cho chúng tôi:
Gửi hồ sơ về:
09 Nguyễn Gia Thiều, P. Điện Ngọc, TX. Điện Bàn, Quảng Nam
Theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội
Theo dõi chúng tôi trên phương tiện truyền thông xã hội để không bỏ lỡ thông tin quan trọng về đăng ký, học bổng, cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn và trải nghiệm đa dạng trong các hoạt động của chúng tôi.

Mất trí nhớ sau khi gây mê

Một số bệnh nhân, nhất là người cao tuổi có thể dễ bị mất trí nhớ sau khi mổ, triệu chứng tương tự như người bị bệnh Alzheimer thời kỳ sớm. Nghĩa là, họ hay quên chuyện linh tinh, những chi tiết nhỏ, và hỏi đi hỏi lại chuyện đã hỏi nhiều lần.
Tình trạng mất trí nhớ sau khi gây mê để giải phẫu được gọi là Postoperative Cognitive Dysfunction (POCD), một tình trạng thường hay xảy ra cho nhiều người, nhất là người cao tuổi.

unnamedMột số bệnh nhân POCD có vấn đề về trí nhớ, số khác mất khả năng làm nhiều chuyện cùng một lúc, làm việc không theo một trật tự rõ ràng, đầu đuôi lẫn lộn, và không thể học hay thu thập thêm được điều gì mới lạ.
Thật ra, không một bệnh nhân nào có triệu chứng giống nhau cả, mỗi người là một tập hợp của các triệu chứng khác biệt. Triệu chứng thường bộc phát bất ngờ nhiều ngày hay nhiều tuần sau cuộc giải phẫu. Đa số mọi trường hợp, đây chỉ là tình trạng tạm thời và sẽ qua khỏi sau vài ba tháng. Tuy nhiên, một số bệnh nhân, tình trạng có thể kéo dài nhiều tháng, hay cả năm.
Hiện tại có nhiều câu hỏi hay nghi vấn về tình trạng mất trí nhớ này. Làm thế nào để đo lường được mức độ lãng trí? Đây có phải là một triệu chứng, một bệnh độc lập hay có liên hệ đến một sô bệnh thần kinh khác? Bệnh này có thể ngăn ngừa trước hay chữa trị hữu hiệu không? Bệnh này có khác biệt với tình trạng mất trí nhớ của người già khi tuổi càng cao hay không?
Không ít bệnh nhân hay người thân trong gia đình của bệnh nhân từng than phiền là sau khi mổ dễ bị quên, khó tập trung tư tưởng, hay không còn được như xưa và tâm tính thay đổi. Tuy vậy, đây chỉ là những nhận xét chung chung. Để chứng minh trình trạng, có thể phải dùng một số thử nghiệm về tâm thần trước và sau khi mổ để so sánh. Hiện tại có những thử nghiệm được đề ra và cho thử một tuần trước rồi đem so sánh với ba tháng sau khi mổ. Các thử nghiệm này dựa trên những tiêu chuẩn được quy định rõ ràng chứ không phải là những nhận xét mơ hồ chung chung.
Tình trạng mất trí nhớ sau khi mổ được ghi nhận và nghiên cứu từ 20 năm trước, và những ca mất trí nhớ vì gây mê được tường trình từ 100 năm trước.

Một nghiên cứu vào năm 1999 cho biết trong số những bệnh nhân trên 60 tuổi thì có 25.8% bị giảm mất trí nhớ một tuần sau khi mổ và 9.9% mất trí nhớ 3 tháng sau khi mổ.

Hai năm sau đó, một nghiên cứu khác từ trường Đại học Y Khoa Duke cho biết, 53% bệnh nhân sau khi mổ tim đã bị giảm mất trí nhớ ngay sau khi xuất viện, 36% sau 6 tuần, 24% sau 6 tháng, và 42% sau 5 năm.

Một nghiên cứu khác từ trung tâm giải phẫu thần kinh thuộc trường Đại Học Y khoa Mount Sinai ở New York cho biết, hơn 30% bệnh nhân trên 55 tuổi bị giảm mất hiệu suất của hệ thần kinh, ba tháng sau khi bị gây mê vì bất cứ loại giải phẫu nào.
Mặc dù tình trạng giảm mất trí nhớ có thể xảy ra cho nhiều bệnh nhân trẻ tuổi hơn, nhưng hầu hết bệnh nhân là người cao tuổi, trình độ học vấn thấp và đã có vấn đề về trí nhớ hay khả năng tư duy trước khi mổ. Bệnh nhân trên 60 dễ bị mất trí nhớ gấp đôi so với bệnh nhân trẻ tuổi hơn. Tình trạng có khi ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thận chí cả tuổi thọ sau khi mổ.

Các nhà nghiên cứu đã thẩm định tầm ảnh hưởng của thuốc gây mê, mức độ và thời gian gây mê đến nguy cơ của bệnh POCD. Người ta cũng điều tra về mức độ thay đổi của liều lượng máu chạy lên não trong khi gây mê. Cho đến nay, không có một kết luận nào rõ ràng cả.
Thế thì, nguyên nhân nào đưa đến tình trạng mất trí nhớ sau khi gây mê? Có phải vì thuốc gây mê hay vì chính cuộc giải phẫu? Nhiều bằng chứng hiện nay cho thấy không phải vì thuốc gây mê mà là vì stress gây ra khi phải mổ và chính vì căn bệnh đưa đến cuộc mổ.
Stress trong đời sống cũng có thể làm cho người ta mất trí nhớ. Tương tự như thế, khi mổ, stress có thể làm cho tế bào bị viêm, gọi là inflammation. Khi bệnh nhân trẻ tuổi, sự viêm này không ảnh hưởng đến não bộ, nhưng người cao tuổi mức độ phòng chống, bảo vệ não yếu kém hơn, do đó tế bào thần kinh dễ bị viêm sưng vì stress.

Vấn đề ở đây, nếu phải mổ để chữa bệnh thì không còn một lựa chọn nào khác. Tuy nhiên, nếu biết hiện tượng mất trí nhớ vì stress do cuộc mổ đưa để mà chuẩn bị, đề phòng giảm stress thì có thể giảm bớt nguy cơ. Mặc khác có thể lựa chọn những phương pháp mổ ít kéo dài thời gian hơn, hoặc những phương pháp chữa trị khác mà không cần phải mổ. Cuối cùng trước khi đi mổ, nên chuẩn bị thu xếp những chuyện cần làm, hay nhờ người thân lo dùm để lỡ sẽ quên và do vậy giảm bớt stress.

BS. Hồ Ngọc Minh

PCTU pctu Hội nghị khoa học