Đại học Phan Châu Trinh
Đại học Phan Châu Trinh
Tuyển Sinh Đại Học
Tuyển sinh Đại học 2024
Kết nối với chúng tôi qua Zalo:

Liên hệ tuyển sinh

Gửi email cho chúng tôi:
Gọi hoặc Zalo cho chúng tôi:
Gửi hồ sơ về:
09 Nguyễn Gia Thiều, P. Điện Ngọc, TX. Điện Bàn, Quảng Nam
Theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội
Theo dõi chúng tôi trên phương tiện truyền thông xã hội để không bỏ lỡ thông tin quan trọng về đăng ký, học bổng, cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn và trải nghiệm đa dạng trong các hoạt động của chúng tôi.

Lỗ hổng AI trong ứng phó Covid-19

Các công ty công nghệ y tế đang chạy đua để đưa ra những ứng dụng cập nhật thông tin phòng ngừa, dữ liệu Covid-19... song vướng khó khăn lớn. 

Một số nhóm công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đang gặp trở ngại: quản lý công cụ chẩn đoán dựa trên trí tuệ nhân tạo ngày càng được các công ty, hệ thống y tế và chính phủ ưu tiên thay thế cho việc thăm khám bác sĩ thông thường.

Các thiết bị như vậy, còn được gọi là công cụ "đánh giá triệu chứng" hay chatbot y tế. Về mặt lý thuyết, đây có vẻ là một cách giải quyết ngắn hạn hợp lý. Mọi người có thể sử dụng để tự đánh giá xem mình hoặc ai đó có nhiễm Covid-19 hay không, đồng thời hạn chế người bệnh tới trung tâm y tế đông đúc hoặc các phòng cấp cứu nơi virus có thể phát tán.

Những công cụ này cũng rất khác biệt về mặt thuật toán. Một số dựa trên quy tắc tương đối đơn giản, ví dụ như cây quyết định (decision tree), nhằm tư vấn trực tuyến vấn đề sức khỏe cơ bản. Các dịch vụ khác cho biết họ sử dụng những công nghệ tiên tiến hơn, như thuật toán dựa trên máy học, giúp chẩn đoán các vấn đề chính xác.

Tuy nhiên các công ty sở hữu chúng cũng cho biết họ phải rất cẩn trọng với việc cập nhật thuật toán để kết hợp các câu hỏi về nCoV. Sự do dự này càng làm nổi bật hiểu biết ít ỏi của khoa học về sự lây lan của Covid-19, cũng như những hạn chế của công nghệ về y tế dựa trên trí tuệ nhân tạo khi đối mặt với những căn bệnh mới, lây lan nhanh.

im-158949-6328-1583298178

Nhà nghiên cứu tại Leuven, Bỉ xem xét các mẫu nCoV vào ngày 29/2. Ảnh: WSJ

Một số công ty nói rằng họ không có đủ dữ liệu về virus mới để đưa vào các ứng dụng hiện có. Your.MD Ltd., một công ty chăm sóc sức khỏe có trụ sở ở London, gần đây đã cập nhật thêm một nút bấm "kiểm tra nCoV" trên nền tảng của mình. Khi ấn vào sẽ dẫn đến một loạt câu hỏi về triệu chứng bệnh. Nhưng nó chỉ dựa trên một cây quyết định đơn giản. Công ty cho biết họ sẽ không cập nhật công nghệ tinh vi dựa trên máy học (machine learning) cho ứng dụng này.

Maureen Baker, giám đốc y khoa của Your.MD cho biết: "Chúng tôi không làm điều đó thông qua AI vì chưa có cơ sở khoa học". Bà cũng nói rằng có thể mất từ 6 đến 12 tháng trước khi có đủ tài liệu khoa học tin cậy để giúp viết lại các thuật toán được sử dụng trong ứng dụng hiện tại.

Hugh Harvey, đồng sáng lập của Hardian Ltd., một công ty tư vấn y tế kỹ thuật số cho biết, các hệ thống AI tự học được xây dựng trên nền tảng máy học vốn thay đổi dựa trên dữ liệu mới mà chúng nhận được, vì thế rất khó để tinh chỉnh cho một loại virus mới. Hệ thống đó cần dữ liệu đào tạo chính xác. Bất kỳ căn bệnh truyền nhiễm nào trước đây ít được biết đến, cùng với lượng dữ liệu khan hiếm đều có thể đặt ra những thách thức tương tự, kể cả với công nghệ tinh vi hơn.

Nước Anh dẫn đầu trong việc sử dụng các công cụ y tế tự động hóa trong những năm gần đây. Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) do nhà nước quản lý, đã hợp tác với một số chatbot có sẵn trên thị trường, giới thiệu chúng cho bệnh nhân tại các phòng khám như một cách hiệu quả, tiết kiệm để sàng lọc và tư vấn y tế cho các bệnh lý thông thường.

Nhưng trong cuộc khủng hoảng Covid-19, NHS chỉ đạo các đối tác hướng dẫn mọi người gọi cho đường dây tư vấn y tế trên quốc nếu họ nghĩ mình có thể đã nhiễm virus. Các quan chức y tế Anh đã xác nhận 20 trường hợp mắc Covid-19 tại nước này vào ngày 28/2.

NHS không phản hồi các yêu cầu bình luận thêm.

Trí tuệ nhân tạo có thể giúp ích nhiều cho y tế. Song bác sĩ Keith Grimes, giám đốc cải tiến lâm sàng của Babylon nhận định: "Trong tình huống hiện nay, các công cụ vẫn chưa sẵn sàng."

Bright.md, một ứng dụng kiểm tra sức khỏe của Mỹ, tự động gắn cờ các bệnh nhân có thể bị nhiễm Covid-19 dựa trên câu trả lời của họ bảng hỏi trực tuyến. Sau đó, nó sẽ kết nối một cuộc gọi video giữa bác sĩ và bệnh nhân.

Theo Vnexpress.net

PCTU pctu Hội nghị khoa học