Sivan Haia Perl, MD1; Atara Uzan-Yulzari, MSc2; Hodaya Klainer, BSc2; et all
JAMA. 2021;325(19):2013-2014. doi:10.1001/jama.2021.5782
Đặt vấn đề
Tháng 12 năm 2020, quốc gia Do Thái khởi xướng chương trình tiêm phòng Vaccine toàn quốc chống COVID 19. Nhóm người được ưu tiên tiêm chủng là nhân viên y tế, và rất nhiều người trong số họ là phụ nữ đang cho con bú .1 Mặc dù trên thực tế phụ nữ trong thời kỳ cho con bú không được thử nghiệm trong chương trình vaccine 2 và không có số liệu khác về an toàn vaccine có liên quan đến đối tượng này được công bố, nhưng phụ nữ đang cho con bú thuộc nhóm có nguy cơ cao và khuyến cáo nên tiêm vaccine3. Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ cũng khuyến cáo phụ nữ trong thời kỳ cho con bú thuộc nhóm ưu tiên hàng đầu và được tiêm chủng trước4. Nghiên cứu cũng xem xét miễn dịch ở người mẹ có tiết kháng thể vào tuyến sữa hay không và cũng đánh giá tác dụng phụ tiềm tàng của vaccine trên cả mẹ và trẻ.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu (prospective cohort study) được thực hiện bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện (covenience sample). Đối tượng nghiên cứu là các bà mẹ đang trong thời kỳ cho con bú, cũng là nhóm được ưu tiên chủng ngừa vaccine. Những người tham gia được tuyển chọn trên toàn quốc thông qua chương trình quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội từ 23 tháng 12 đến 15 năm 2020 đến 15 tháng 1 năm 2021. Tất cả các bà mẹ tham gia được tiêm 2 liều vaccine Pfizer-BioNTech cách nhau 21 ngày. Mẫu sữa mẹ được thu thập trước khi cho chỉ định tiêm vaccine. Bắt đầu tuần thứ 2 sau mũi tiêm đầu tiên, sữa mẹ được thu thập mỗi tuần 1 lần trong 6 tuần. Mẫu sữa thu thập được bảo quản trong chế độ đông lạnh (frozen) để phân tích. Kháng thể IgG được cho là dương tính khi phát hiện lớn hơn 0.8 U/mL thông qua phân tích huyết thanh bằng phương pháp Elecsys Anti–SARS-CoV-2 S và đọc bằng máy phân tích Cobas e801. Kháng thể IgA được xem là dương tính khi phân tích theo Kit EUROIMMUN AG Anti-SARS-CoV-2 S với tỉ lệ triệt tiêu mẫu vượt quá định chuẩn 0.8.
Khi đăng ký tham gia nghiên cứu,thông tin của mẹ và trẻ được thu thập và theo dõi hàng tuần bằng bảng hỏi cùng với thu thập thông tin về sữa mẹ và các thông tin liên quan đến tình trạng sức khỏe hiện tại cũng như tác dụng phụ của vaccine. Nghiên cứu được chấp thuận bởi Hội đồng xét duyệt nghiên cứu thuộc Trung tâm Y khoa Shamir (Shamir Medical Center Institutional Review Board). Thỏa thuận tham gia nghiên cứu đạt được từ các bà mẹ bằng văn bản (written informed consent).
Thay đổi tỉ lệ người tham gia với test dương tính và kháng thể được đánh giá thông qua Paired-Sample t Tests, so sánh mức độ kháng thể tại các thời điểm khác nhau trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu và chuẩn hóa bằng phương pháp Benjamini-Hochberg. Ngưỡng xác định giá trị có nghĩa cho 2-sided test được thiết lập với P < .05. Phân tích số liệu dựa vào phần mềm R version 3.6
Kết quả nghiên cứu
Tám mươi sáu phụ nữ (86) đã tham gia hoàn tất chương trình nghiên cứu, cung cấp 504 mẫu sữa. Độ tuổi trung bình của phụ nữ (mean) 34; độ lệch chuẩn (SD) 4 và độ tuổi trung bình của trẻ là 10.32 tháng; độ lệch chuẩn 7.3 tháng. (Table).
Mức độ trung bình của kháng thể đặc hiệu IgA kháng SARS-CoV-2 trong sữa mẹ tăng nhanh và tăng đáng kể trong vòng 2 tuần sau khi tiêm liều 1 ( tỉ lệ 2.05 ; P < .001), với 61.8% số mẫu có xét nghiệm dương tính, tăng lên 86.1% vào tuần thứ 4 (tức 1 tuần sau khi tiêm liều 2). Mức độ kháng thể trung bình giữ đà tăng dần trong suốt quá trình theo dõi; và vào tuần thứ 6 có 65.7% số mẫu có xét nghiệm dương tính. Kháng thể đặc hiệu IgG kháng SARS-CoV duy trì ở mức thấp trong 3 tuần đầu và tăng lên vào tuần thứ 4 (20.5 U/mL; P = .004), với 91.7% số mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính và tăng lên 97% vào tuần thứ 5 và 6 (Figure).
Không có bà mẹ và trẻ nào bị tác dụng phụ nghiêm trọng trong suốt thời gian tham gia nghiên cứu. 47 phụ nữ (55.9%) báo cáo có tác dụng phụ sau khi tiêm liều đầu và 52 (61.9%) có tác dụng phụ sau khi tiêm liều thứ 2. Tác dụng phụ chủ yếu đau tại chỗ tiêm (Table). Bốn trẻ (4) bị sốt vào các ngày thứ 7, 12, 15, và 20 sau khi tiêm vaccine. Tất cả các trẻ đều có triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên bao gồm ho, tắt nghẽn đường hô hấp trên (congestion). Tất cả các trẻ được chăm sóc và điều tự khỏi không cần điều trị gì ngoại trừ 1 trẻ sơ sinh phải dùng kháng sinh. Ngoài ra, không có các biến chứng/ phản ứng phụ nào khác được ghi nhận
Bàn luận
Nghiên cứu này cho thấy kháng thể đặc hiệu IgA và IgG SARS-CoV-2 tiết ra trong sữa rất mạnh vào tuần thứ 6 sau khi tiêm vaccine. IgA tiết ra ngay sau 2 tuần khi tiêm vaccine; IgG tiết ra và đạt đỉnh sau 4 tuần (1 tuần sau khi tiêm mũi 2). Một vài nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự ở những phụ nữ đã nhiễm COVID-19.5 Kháng thể phát hiện trong sữa mẹ của những phụ nữ này cho thấy có tác dụng trung hòa mạnh (neutralizing effects), phát hiện của nghiên cứu cũng gợi ý rằng kháng thể cũng có tác dụng bảo vệ tiềm năng trẻ nhũ nhi khỏi bị nhiễm trùng.
Những điểm hạn chế
Nghiên cứu trên cũng có một số hạn chế nhất định. Trước tiên, nghiên cứu không phân tích chức năng kháng thể đặt hiệu. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây cho thấy khả năng trung hòa của kháng thể tương tự đã được đánh giá thông qua nghiên cứu này. Thứ hai, xét nghiệm huyết thanh hay xét nghiệm phản ứng chuỗi polimeraze phiên mã ngược(RT-PCR) của SARS-CoV-2 không thực hiện, nhưng điều này có thể cung cấp thêm các mối tương quan đáng được quan tâm.
Tham khảo
1. State of Israel Ministry of Health. The COVID-19 vaccine operation
launched today. State of Israel Ministry of Health; 2021. Posted December 19, 2020. Accessed February 24, 2021. https://www.gov.il/en/Departments/news/19122020-02
2. Polack FP, Thomas SJ, Kitchin N, et al; C4591001 Clinical Trial
Group. Safety and efficacy of the BNT162b2 mRNA Covid-19 vaccine. N Engl J Med. 2020;383(27):2603-2615. doi:10.1056/NEJMoa2034577PubMedGoogle ScholarCrossref
3. Israel Society of Obstetrics and Gynecology. Guidelines for COVID-19
vaccination in pregnant and nursing women. Guidelines in Hebrew. Published December 20, 2020. Accessed February 24, 2021. https://govextra.gov.il/media/30093/pregnancy-covid19-vaccine.pdf
4. Information about COVID-19 Vaccines for People who are pregnant or
breastfeeding. Centers for Disease Control and Prevention. Accessed February 24, 2021. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/recommendations/pregnancy.html
5. Pace RM, Williams JE, Järvinen KM, et al. Characterization of
SARS-CoV-2 RNA, antibodies, and neutralizing capacity in milk produced by women with COVID-19. mBio. 2021;12(1):1-11. doi:10.1128/mBio.03192-20PubMedGoogle ScholarCrossre
Lược dịch: Bác sỹ Hồ Ngọc Kính
Đại học Phan Châu Trinh