Đại học Phan Châu Trinh
Đại học Phan Châu Trinh
Tuyển Sinh Đại Học
Tuyển sinh Đại học 2024
Kết nối với chúng tôi qua Zalo:

Liên hệ tuyển sinh

Gửi email cho chúng tôi:
Gọi hoặc Zalo cho chúng tôi:
Gửi hồ sơ về:
09 Nguyễn Gia Thiều, P. Điện Ngọc, TX. Điện Bàn, Quảng Nam
Theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội
Theo dõi chúng tôi trên phương tiện truyền thông xã hội để không bỏ lỡ thông tin quan trọng về đăng ký, học bổng, cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn và trải nghiệm đa dạng trong các hoạt động của chúng tôi.

Dịch COVID-19 chiều 1-5: Việt Nam 0 ca mới, Trung Quốc rời nhóm 10 nước có số ca nhiễm cao nhất

Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm mới tính đến chiều ngày 1-5. Trung Quốc ra khỏi nhóm 10 nước có số ca bệnh COVID-19 cao nhất thế giới, các nước còn lại trong nhóm này đa phần nằm ở châu Âu và châu Mỹ.

Dịch COVID-19 chiều 1-5: Việt Nam 0 ca mới, Trung Quốc rời nhóm 10 nước có số ca nhiễm cao nhất - Ảnh 1.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Việt Nam tiếp tục không có ca nhiễm mới

Thông tin từ Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 lúc 18h hôm nay cho hay trong ngày 1-5 Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm mới. Tổng số ca nhiễm cả nước hiện vẫn là 270 ca, 219 ca đã khỏi và xuất viện. Trong số các ca còn đang điều trị, 7 ca đã có kết quả xét nghiệm âm tính lần 2 trở lên với SARS-CoV-2.

Trong diễn biến liên quan, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về một số kiến nghị của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch.

Cụ thể, Thủ tướng đồng ý tạm dừng mua sắm thuốc điều trị cho tình huống 10.000 người nhiễm COVID-19. Các địa phương cần có cơ số dự phòng thuốc phục vụ điều trị phục vụ phòng, chống dịch; trường hợp khó khăn, báo cáo Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo.

Thủ tướng Chính phủ giao Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chủ động quyết định một số đơn vị chưa đủ năng lực xét nghiệm hoặc có quá nhiều mẫu cần xét nghiệm được đặt hàng các đơn vị y tế khác có đủ năng lực (cả công lập và tư nhân) để thực hiện việc xét nghiệm COVID-19 đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch.

Trung Quốc ra khỏi nhóm 10 nước có số ca nhiễm cao nhất thế giới

Theo cập nhật của trang Worldometers lúc 14h ngày 1-5, Trung Quốc - quốc gia từng đứng đầu thế giới về số ca bệnh COVID-19 trong nhiều tuần - đã lùi xuống vị trí số 11 xét về số ca nhiễm, với tổng cộng 82.874 ca. Nước này ghi nhận 4.633 ca tử vong và lên tới 77.642 ca hồi phục đến nay.

Trong khi đó, các quốc gia nằm trong nhóm 10 nước có số ca nhiễm cao nhất thế giới xếp theo thứ tự giảm dần gồm: Mỹ (hơn 1 triệu ca), Tây Ban Nha, Ý, Anh, Pháp, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Iran, Brazil (87.187 ca).

Trên toàn cầu đã ghi nhận tổng cộng hơn 3,3 triệu ca nhiễm, hơn 234.000 ca tử vong và hơn 1 triệu ca hồi phục. Mỹ đứng đầu thế giới về số ca nhiễm, ca tử vong và ca hồi phục.

Dịch COVID-19 chiều 1-5: Việt Nam 0 ca mới, Trung Quốc rời nhóm 10 nước có số ca nhiễm cao nhất - Ảnh 2.

Trẻ em tham quan đoạn tường thành Mộ Điền Dục thuộc Vạn Lý Trường Thành ở ngoại ô thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 1-5 - Ảnh: REUTERS

Thái Lan phát triển bộ xét nghiệm nhanh

Đại học Prince of Songkla (PSU) của Thái Lan đang phát triển các bộ xét nghiệm COVID-19 có thể cho kết quả trong 15 phút dựa trên kỹ thuật sắc ký miễn dịch và đang hướng tới phân phát lô đầu tiên cho 3 tỉnh ở miền nam nước này vào ngày 15-5 tới, theo trang The Nation Thailand.

Bộ xét nghiệm này có tên gọi "PSU COVID-19 Rapid Test Kit", sử dụng nguyên lý sắc ký miễn dịch để phát hiện các kháng thể IgM và IgG mà hệ miễn dịch của người mắc COVID-19 sản sinh ra.

Theo phó giáo sư Theerakamol Phengsakul, một nhà nghiên cứu tại Khoa Công nghệ Y học của PSU, xét nghiệm này được thực hiện chỉ với vài giọt máu (15-20 microlitre) và có thể cho kết quả trong 15-20 phút thông qua một que thử tương tự như que thử thai.

* Ngày 1-5, Philippines ghi nhận thêm 284 ca nhiễm mới và 11 ca tử vong do COVID-19. Hiện nước này ghi nhận tổng cộng 8.772 ca nhiễm và 579 ca tử vong. Trong khi đó số ca hồi phục tăng thêm 41, lên tổng cộng 1.084 ca. 

* Malaysia cho biết có thêm 69 ca nhiễm mới ngày 1-5, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 6.071. Trong khi đó, số ca tử vong tăng thêm 1, lên tổng cộng 103.

* Còn Indonesia cho biết ghi nhận thêm 433 ca nhiễm, nâng tổng số ca nhiễm lên 10.551. Nước này có thêm 8 ca tử vong mới, nâng tổng số ca tử vong do COVID-19 lên 800 (cao nhất ở khu vực Đông Nam Á). Trong khi đó, có 1.591 người đã hồi phục ở nước này.

Dịch COVID-19 chiều 1-5: Việt Nam 0 ca mới, Trung Quốc rời nhóm 10 nước có số ca nhiễm cao nhất - Ảnh 3.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Nga: Ca nhiễm trong một ngày tăng kỷ lục 

Ngày 1-5, Nga cho biết đã ghi nhận thêm 7.933 ca bệnh COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 114.431. Đây là số ca nhiễm tăng thêm trong một ngày kỷ lục ở xứ bạch dương đến nay. Trong khi đó, có thêm 96 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca tử vong do COVID-19 ở nước này lên 1.169, theo Trung tâm phản ứng khủng hoảng COVID-19 của Nga.

* Bộ Y tế Tây Ban Nha ngày 1-5 cho biết nước này đã ghi nhận thêm 281 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong do COVID-19 lên 24.824.

Dịch COVID-19 chiều 1-5: Việt Nam 0 ca mới, Trung Quốc rời nhóm 10 nước có số ca nhiễm cao nhất - Ảnh 4.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Thủ tướng Hungary cảnh báo làn sóng COVID-19 thứ 2 vào tháng 10, 11

Phát biểu trên đài radio quốc gia ngày 1-5, Thủ tướng Hungary Viktor Orban nói rằng nước này cần chuẩn bị đối đầu một làn sóng dịch COVID-19 thứ hai có thể diễn ra vào tháng 10, tháng 11 tới, mặc dù virus corona chủng mới có thể sẽ lây lan chậm vào mùa hè.

Ông Orban cũng nói rằng nếu nhà chức trách nước này tìm cách làm giảm được tỉ lệ tử vong ở thủ đô Budapest - nơi 80% ca tử vong của nước này được ghi nhận, thì các biện pháp hạn chế hiện tại mới được nới lỏng tại đây. Được biết Hungary sẽ dỡ bỏ một phần biện pháp hạn chế ở nước này từ đầu tuần sau.

Dịch COVID-19 chiều 1-5: Việt Nam 0 ca mới, Trung Quốc rời nhóm 10 nước có số ca nhiễm cao nhất - Ảnh 5.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Nguồn: tuoitre.vn

https://tuoitre.vn/dich-covid-19-chieu-1-5-viet-nam-0-ca-moi-trung-quoc-roi-nhom-10-nuoc-co-so-ca-nhiem-cao-nhat-20200501131602777.htm

PCTU pctu Hội nghị khoa học