Michael A. Johansson, Tiến sĩ; Talia M. Quandelacy, Tiến sĩ, MPH; Sarah Kada, Tiến sĩ; Pragati Venkata Prasad, MPH; Molly Steele, Tiến sĩ, MPH; John T. Brooks, MD;Rachel B. Slayton, Tiến sĩ, MPH; Matthew Biggerstaff, ScD, MPH; Jay C. Butler, MD
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Tầm quan trọng của nghiên cứu
Hội chứng hô hấp cấp tính coronavirus 2 (SARS-CoV-2), do Coronavirus lây truyền từ người sang người. Kiểm soát tối ưu COVID-19 phụ thuộc vào việc tập trung các nguồn lực và truyền thông để nâng cao nhận thức nhằm giảm thiểu sự lây lang của dịch bệnh, nhưng tầm quan trọng của các biện pháp dự phòng này đã bị tranh cãi.
Mục tiêu
Nghiên cứu nhằm đánh giá tỷ lệ khả năng lây truyền SARS-CoV-2 trong cộng đồng từ nguồn lây là những người không có triệu chứng.
Thiết kế nghiên cứu, địa điểm thực hiện và đối tượng tham gia
Mô hình phân tích được sử dụng để đánh giá tính tương đối số lượng lây truyền từ những người ở giai đoạn tiền triệu, không có triệu chứng và có triệu chứng trong một số tình huống; trong đó tỷ lệ lây truyền từ những người không có các triệu chứng và thời kỳ lây nhiễm khác nhau tùy theo ước tính tối ưu. Đối với tất cả các ước tính, dữ liệu từ kết quả phân tích, tổng hợp, nghiên cứu đã sử dụng thời gian ủ bệnh trung bình 5 ngày. Thời gian lây nhiễm được duy trì ở mức 10 ngày và mức độ lây nhiễm cao nhất dao động trong khoảng từ 3 đến 7 ngày (−2 và +2 ngày so với thời gian ủ bệnh trung bình). Giả định tỉ lệ lây truyền tổng thể của SARS-CoV-2 dao động từ 0% đến 70% được thiết lập để đánh giá các tỷ lệ có thể.
Phương pháp đo lường và đầu ra của nghiên cứu
Nghiên cứu xác định mức độ lây truyền SARS-CoV-2 từ người không có đấu hiệu tiền triệu, không bao giờ có triệu chứng và những người có triệu chứng.
Kết quả
Giả định ban đầu cho phương pháp ước tính này là thời gian lây nhiễm cao nhất xảy ra giữa thời kỳ (median) từ khi khởi phát triệu chứng và giả định rằng 30% số người bị nhiễm bệnh không bao giờ phát triển các triệu chứng và 75% nhiễm bệnh có phát triển các triệu chứng. Kết hợp lại, các giả định cơ bản đã gợi ý rằng những người bị nhiễm không bao giờ phát triển các triệu chứng có thể chiếm khoảng 24% của tất cả các trường hợp bệnh lây truyền. Trong trường hợp này, 59% các ca lây nhiễm đến từ những người mắc bệnh mà không biểu hiện triệu chứng, bao gồm 35% từ những người ở giai đoạn tiền triệu và 24% từ những người không bao giờ phát triển các triệu chứng. Căn cứ vào các giá trị cho mỗi giả định này, ít nhất 50% trường hợp nhiễm SARSCoV-2 mới được ước tính là bắt nguồn từ việc tiếp xúc với những người bị nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng.
Kết luận
Nguồn lây truyền SARSCoV-2 từ những người nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng được ước tính chiếm hơn 50% tổng số ca lây nhiễm. Ngoài việc phát hiện và cách ly những trường hợp nhiểm bệnh có triệu chứng COVID-19, việc ngăn chặn hiệu quả sự lây lan của dịch bệnh đòi hỏi phải kiểm soát tốt nguy cơ lây truyền từ những người bị nhiễm nhưng không có các triệu chứng. Phát hiện của nghiên cứu trên chỉ ra rằng các biện pháp dự phòng như đeo khẩu trang, rửa tay, giãn cách xã hội, và xét nghiệm COVID-19 đối với những người không bị bệnh là tối cần thiết để làm giảm sự lây lan của dịch bệnh.
Nguồn: https://jamanetwork.com/journals/jamanetworkopen/fullarticle/2774707)
Lược dịch: Bs. Hồ Ngọc Kính
Đại học Phan Châu Trinh