Đại học Phan Châu Trinh
Đại học Phan Châu Trinh
Tuyển Sinh Đại Học
Tuyển sinh Đại học 2024
Kết nối với chúng tôi qua Zalo:

Liên hệ tuyển sinh

Gửi email cho chúng tôi:
Gọi hoặc Zalo cho chúng tôi:
Gửi hồ sơ về:
09 Nguyễn Gia Thiều, P. Điện Ngọc, TX. Điện Bàn, Quảng Nam
Theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội
Theo dõi chúng tôi trên phương tiện truyền thông xã hội để không bỏ lỡ thông tin quan trọng về đăng ký, học bổng, cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn và trải nghiệm đa dạng trong các hoạt động của chúng tôi.

Covid course

Một tư liệu tóm tắt Coronavirus rất rõ ràng của Harvard Medical School.

Nên coi như một Basic Lecture làm căn bản để cập nhật hóa (up to date) hàng ngày các tìm kiếm mới như Hydrochloroquine,...

Dr

 

Nguồn: Harvard Medical School

 

Tạm dịch như bên dưới: 

 

Bệnh COVID-19

Nguồn: Trường Đại học Y khoa Harvard: Từ nghiên cứu khoa học tới các biểu mẫu tổng hợp lâm sàng

Virus học:

SARS-CoV-2 là một virus mới thuộc họ Coronavirus, họ virus này bao gồm các chủng virus gây bệnh cúm mùa thông thường, và các chủng gây dịch SARS và MERS. Về mặt cấu trúc gen, nó có liên quan tới chủng coronavirus gây dịch SARS năm 2003, được xác định gần nhất với chủng phân lập được từ loài dơi.

*Các gai glycoprotein

  • Cấu trúc 3 cạnh giống như hình vương miện
  • Có tác dụng liên kết với thụ thể tế bào để hòa màng và hoạt động của hemagglutinin
  • Là đích nhắm tới của kháng thể trung hòa của vật chủ.
  • Việc chủng SARSCoV-2 có khả năng kích hoạt yếu tố S bằng protein furin người (tìm thấy trong phổi, gan và ruột non) có thể giải thích được mối liên quan của bệnh COVID 19 với suy gan.

Protein HE (hemagglutinin esterase)

* Phức hợp glycoprotein xuyên màng (protein M – matrix):

  • Là protein cấu trúc chủ yếu
  • Quyết định hình dạng cấu trúc vỏ của virus

Protein vỏ (protein E– envelope) :

  • Phối hợp với protein M để tạo nên cấu trúc vỏ của virus
  • Đóng vai trò quan trọng trong khả năng gây bệnh của virus

*Sự lan truyền của virus :

  • SARSCoV-2 lan truyền qua giọt bắn, có thể lơ lửng trong không khí và có thể tồn tại trên bề mặt nhựa và kim loại tối đa là 72h.
  • Có thể bị tiêu diệt bởi các dung dịch cồn và dung dịch nước tẩy thông thường bán trên thị trường.

*Cơ chế Sinh lý-bệnh:

*Có 2 loại tế bào phổi

Tế bào phổi type 1:

  • Tế bào biểu mô vảy đơn
  • Chiếm 97% tế bào biểu mô phế nang
  • Mỏng, lý tưởng cho hàng rào khí máu liền kề với nội mô mạch máu phổi

Tế bào phổi type 2:

  • Tế bào biểu mô hình khối
  • Chiếm 3% tế bào biểu mô phế nang
  • Tiết chất surfactant làm giảm sức căng mặt ngoài của phổi.
  • Tác dụng như một tế bào gốc biểu mô phế nang, tăng sinh khi phổi bị tổn thương hoặc viêm.
  • Biểu hiện protein ACE2 (Angiotensin converting enzyme 2) đóng vai trò trong hệ ReninAngiotensin-Aldosterone và cơ chế bệnh tăng huyết áp.

 

Virus tấn công vào tế bào phổi type 2:

  1. Protein gai của virus bám vào thụ thể ACE2
  2. Với sự giúp đỡ của protein TMPRSS2, một chất phân hủy protein trong huyết thanh, virus có thể hòa màng tế bào và chui vào trong tế bào (như vậy có một khả năng can thiệp điều trị bằng cách sử dụng một chất ức chế TMPRSS2 ví dụ như camostat mesylate)
  3. Virus giải phóng RNA
  4. RNA của virus được dịch mã bởi bộ máy tế bào người tạo thành những protein không cấu trúc được cắt thành các protease, RNA polymerase phụ thuộc RNA và protein cấu trúc.
  5. Phức hợp nhân lên tạo ra thêm các RNA
  6. Các protein và RNA của virus tập hợp lại để tạo thành virus con trong bộ máy Golgi.
  7. Virus con được phóng thích ra ngoài và tấn công một tế bào phổi type 2 khác.

Đáp ứng miễn dịch:

*Hệ miễn dịch tự nhiên:

  • Ức chế đáp ứng Interferon (IFN) type 1 trong giai đoạn đầu nhiễm trùng
  • Sự nhân lên của virus kích thích phản ứng chống viêm quá mức và cơn bão cytokine
  • Kích hoạt bạch cầu đơn nhân, đa nhân và đại thực bào
  • Sự tăng cao của bạch cầu trung tính trong huyết thanh và các cytokines tiền viêm liên quan tới tình trạng nặng của bệnh

*Hệ miễn dịch chủ động

  • Tế bào Thelp Th1 và Th17 được tạo ra
  • Kháng thể đặc hiệu chưa được hình thành
  • Sự giảm bạch cầu trong huyết thanh liên quan tới sự ức chế tủy xương đáp ứng kháng virus

*Lâm sàng:

*Triệu chứng:

  • Sốt (87.9 %): chỉ 44% tại thời điểm chẩn đoán
  • Ho khan 67.7%
  • Mệt mỏi 38.1%
  • Khạc đờm 33.4%
  • Khó thở 18.6%
  • Nhức mỏi đau cơ 14.8%
  • Đau họng 13.9%
  • Đau đầu 13.6%
  • Ớn lạnh 11.4%
  • Nôn, buồn nôn 5%
  • Chảy nước mũi 4.9%
  • Tiêu chảy 3.7%

*Các yếu tố phân tầng nguy cơ:

  • Bệnh lý tim mạch
  • Tăng huyết áp
  • Đái tháo đường
  • Bệnh phổi mãn tính
  • Ung thư
  • Người già > 60 tuổi
  • Người suy giảm miễn dịch

Cơ chế gây bệnh vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn. Bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường thì có thể giải thích một phần do việc sử dụng thuốc ứng chế ACE thuốc chẹn receptor angiotensin renin II, thuốc Thiazolidinedione, sử dụng thuốc ibuprofen, làm điều chỉnh các receptor ACE2 làm tăng nguy cơ nhiễm virus.

*Xét nghiệm chẩn đoán:

  • Chẩn đoán bằng lâm sàng trong khi chờ đợi kết quả xét nghiệm vi sinh
  • Xét nghiệm RTPCR hiện đang là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán: độ đặc hiệu cao, độ nhạy phụ thuộc vào từng bộ kit.
  • Xét nghiệm kháng thể huyết thanh đang được nghiên cứu và cho phép chẩn đoán cả nhiễm trùng đang hoạt động và nhiễm trùng trước.

*Các xét nghiệm cận lâm sàng khác:

  • Thường phát hiện giảm bạch cầu lympho, giảm tiểu cầu, tăng CRP
  • Một số trường hợp tăng AST, ALT, CK, DDimer
  • Trong các trường hợp nặng thường thấy tăng troponin, tăng myoglobin, tăng IL6, tăng procalcitonin, tăng LDH, giảm albumin.

*Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh:

Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh không có ý nghĩa sàng lọc nhưng chụp CT ngực phát hiện các đám mờ tròn, đồng nhất, phân bố ở ngoại vi hai bên phổi

Tiến triển lâm sàng:

  • Viêm phổi nhẹ, viêm phổi nặng, hội chứng suy hô hấp cấp, sốc nhiễm trùng
  • Tỷ lệ tử vong ước tính 2%

Điều trị:

Mức độ nhẹ: Triệu chứng gồm sốt mức độ vừa, ho khan, đau mỏi cơ, chảy nước mũi, nhức đầu, đau họng. Điều trị cách ly tại nhà 14 ngày, tăng cường ăn uống nâng cao sức đề kháng, acetaminophen giảm sốt, tránh hoặc thận trọng với ibuprofen.

Mức độ vừa: Triệu chứng gồm sốt cao, khó thở hoặc cần hỗ trợ liệu pháp oxy, ớn lạnh, mệt mỏi nhiều. Điều trị cách ly hoàn toàn. Hỗ trợ truyền dịch, acetaminophen giảm sốt, hỗ trợ hô hấp, quản lý các bệnh lý nền: nghi ngờ nhiễm trùng huyết – kháng sinh phổ rộng, cúm – oseltamivir, hen/COPD: thuốc giãn phế quản.

Mức độ nặng: Triệu chứng gồm khó thở nặng, thiếu oxy, mất dịch. Điều trị bằng thở máy.

*Nghiên cứu hướng điều trị:

Hiện nay FDA chưa công nhận bất cứ một liệu pháp điều trị nào chống lại được COVID-19 (cập nhật tới ngày 19/03/2020). Tuy nhiên một số liệu pháp điều trị đang được nghiên cứu:

  • Thuốc kháng virus: Remdesivir, lopinavir/ritonavir
  • Thuốc chống sốt rét: Chloroquin/Hydroxycloroquin.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: tocilzumad
  • Truyền kháng thể chống SARSCoV2

Để điều chế vaccine phòng bệnh COVID-19 dự định cần mất 1 năm.

PCTU pctu Hội nghị khoa học