Đại học Phan Châu Trinh
Đại học Phan Châu Trinh
Tuyển Sinh Đại Học
Tuyển sinh Đại học 2024
Kết nối với chúng tôi qua Zalo:

Liên hệ tuyển sinh

Gửi email cho chúng tôi:
Gọi hoặc Zalo cho chúng tôi:
Gửi hồ sơ về:
09 Nguyễn Gia Thiều, P. Điện Ngọc, TX. Điện Bàn, Quảng Nam
Theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội
Theo dõi chúng tôi trên phương tiện truyền thông xã hội để không bỏ lỡ thông tin quan trọng về đăng ký, học bổng, cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn và trải nghiệm đa dạng trong các hoạt động của chúng tôi.

Thời gian điều trị kháng sinh đối với nhiễm trùng huyết do họ vi khuẩn đường ruột Enterobacteriaceae

(Bài viết được cập nhật trên Uptodate vào tháng 01/2019)

Nhiễm trùng huyết cho đến nay vẫn là nguyên nhân chính gây bệnh và tử vong mặc dù các bác sỹ đã sử dụng phác đồ điều trị kháng sinh và những hỗ trợ chăm sóc hiện đại. Nhiễm trùng huyết do trực khuẩn gram âm là một vấn đề lớn ở cả bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện hay tại nhà. Tỷ lệ đa kháng thuốc của những vi sinh vật này ngày càng tăng gây khó khăn cho việc điều trị. Nhiễm trùng trực khuẩn gram âm kèm theo sốc có tỷ lệ tử vong từ 12% đến 38%; tỷ lệ tử vong khác nhau tùy thuộc vào việc bệnh nhân có được điều trị bằng kháng sinh kịp thời và phù hợp hay không.

666UptoDate vừa mới cập nhật khuyến cáo dựa trên nghiên cứu mới về thời gian điều trị kháng sinh đối với nhiễm trùng huyết do Enterobacteriaceae trong tháng 1 năm 2019.

Thời gian điều trị nên được xác định bởi nguồn nhiễm trùng tiên phát, mức độ nhiễm trùng và mức độ đáp ứng lâm sàng của bệnh nhân. Trong hầu hết các trường hợp, thời gian điều trị bằng kháng sinh là 7 đến 14 ngày. Đối với những bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết do Enterobacteriaceae ít phức tạp (nghĩa là, không có nhiễm trùng nội mạch, xương, khớp hoặc hệ thần kinh trung ương, không có nguồn nhiễm trùng không kiểm soát được, không có tình trạng suy giảm miễn dịch đáng kể), đồng thời đáp ứng tốt với điều trị kháng sinh và lâm sàng cải thiện trong vòng 48 đến 72 giờ, UptoDate khuyến cáo nên dùng phác đồ 7 ngày chứ không phải 14 ngày. Lúc đầu, nên sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch, nhưng một khi bệnh nhân đã an toàn và duy trì hết sốt trong vòng 48 giờ, thì có thể chuyển sang sử dụng kháng sinh đường uống có hoạt tính in vitro và sinh khả dụng tốt.

Đối với nhiễm trùng huyết do Enterobacteriacae ít phức tạp, thời gian dùng kháng sinh kết thúc ngắn hơn có hiệu quả tương đương như phác đồ điều trị dài, lại giúp làm giảm áp lực chọn lọc đối với vi khuẩn kháng kháng sinh. Trong một nghiên cứu ngẫu nhiên có kiểm soát trên 604 bệnh nhân nhập viện với nhiễm khuẩn gram âm ít phức tạp không sốt và huyết động ổn định trong ít nhất 48 giờ, điều trị kháng sinh trong 7 ngày so với 14 ngày dẫn đến kết quả tương đương bao gồm tử vong do mọi nguyên nhân, tái phát, các biến chứng nặng hoặc xa, tái nhập viện hoặc nhập viện kéo dài sau 90 ngày (46 so với 48%; chênh lệch rủi ro -2,6%, khoảng tin cậy 95%, -10,5 đến 5,3%). [1]

Tỷ lệ tử vong ở ngày thứ 14 và ngày 28 cũng không khác biệt về mặt thống kê giữa hai nhóm (2,3 và 5 so với 1,3 và 4,4%). Phần lớn bệnh nhân có nhiễm trùng tiên phát là nhiễm trùng đường tiểu (68%) và nhiễm trùng Enterobacteriaceae (90%); 18% vô tình nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc. Trong mỗi nhóm, gần 10% bệnh nhân mắc nhiễm trùng kháng thuốc mới.

Tương tự, trong một nghiên cứu trên hơn 700 bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do 1 loại vi khuẩn Enterobacteriaceae gây bệnh, khi phân tích xu hướng, người ta nhận thấy thời gian điều trị ngắn hơn (6 đến 10 ngày) có tỷ lệ tử vong, nhiễm khuẩn tái phát và nhiễm trùng Clostridioides (trước đây là Clostridium) difficile tương đương với phác đồ điều trị dài hơn (11 đến 16 ngày) [2]. Khi sử dụng phác đồ điều trị ngắn hơn có xu hướng làm giảm nguy cơ nhiễm trùng (infection) tái phát trực khuẩn gram âm đa kháng và vi khuẩn thường trú (colonization) tái phát.

 

Nguồn:

[1] Yahav D, Franceschini E, Koppel F, et al. Seven versus fourteen Days of Antibiotic Therapy for uncomplicated Gram-negative Bacteremia: a Non-inferiority Randomized Controlled Trial. Clin Infect Dis 2018.

[2] Chotiprasitsakul D, Han JH, Cosgrove SE, et al. Comparing the Outcomes of Adults With Enterobacteriaceae Bacteremia Receiving Short-Course Versus Prolonged-Course Antibiotic Therapy in a Multicenter, Propensity Score-Matched Cohort. Clin Infect Dis 2018; 66:172.

www.uptodate.com