Đại học Phan Châu Trinh
Đại học Phan Châu Trinh
Tuyển Sinh Đại Học
Tuyển sinh Đại học 2024
Kết nối với chúng tôi qua Zalo:

Liên hệ tuyển sinh

Gửi email cho chúng tôi:
Gọi hoặc Zalo cho chúng tôi:
Gửi hồ sơ về:
09 Nguyễn Gia Thiều, P. Điện Ngọc, TX. Điện Bàn, Quảng Nam
Theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội
Theo dõi chúng tôi trên phương tiện truyền thông xã hội để không bỏ lỡ thông tin quan trọng về đăng ký, học bổng, cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn và trải nghiệm đa dạng trong các hoạt động của chúng tôi.

LẦN ĐẦU ĐƯA MÁU RA NGOÀI CƠ THỂ ĐỂ MỔ KHÍ QUẢN

Diễm Thúy 19 tuổi, bị hẹp khí quản, được bác sĩ dùng hệ thống ECMO đưa máu vận chuyển ngoài cơ thể trong khi phẫu thuật thông đường thở.

Diễm Thúy từng bị bệnh lao, sau khi điều trị để lại biến chứng hẹp khí quản. Cô gái nhập Bệnh viện Chợ Rẫy tháng 11/2019 trong tình trạng khó thở.

Phó giáo sư Vũ Hữu Vĩnh, Trưởng Khoa Ngoại Lồng ngực, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết: "Sẹo hẹp do lao trên khí quản rất hiếm gặp, y văn thế giới cũng chỉ có báo cáo những ca riêng lẻ".

Cách đây 10 năm, các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy bất lực chứng kiến một cô gái 21 tuổi hẹp khí quản do lao, tử vong vì khi ấy chưa có phương pháp điều trị hiệu quả. Một số nơi áp dụng kỹ thuật nong bóng, đặt stent nhưng không cải thiện nhiều.

Theo bác sĩ Vĩnh, đến nay bệnh viện phẫu thuật khoảng 75 ca cắt nối đoạn hẹp để điều trị hẹp khí - phế quản do nhiều nguyên nhân như chấn thương, biến chứng sau đặt nội khí quản, do uống hoá chất, acid... Riêng hẹp do khí quản lao không thể phẫu thuật cắt nối vì vi trùng lao bám dọc đường khí quản, gây tổn thương rộng, dài, phức tạp hơn.

"Ban đầu các bác sĩ khá ngần ngại nhưng trước quyết tâm của gia đình và bệnh nhân, kíp mổ tập trung tìm phương án", phó giáo sư Vĩnh nói. Bác sĩ Vinh đã có nhiều kinh nghiệm trong phẫu thuật khí quản, bởi từng tiên phong trong áp dụng kỹ thuật trượt, ghép nối khí quản ở khoảng 60 bệnh nhi bị hẹp bẩm sinh tại Việt Nam.

Do đường khí quản của trẻ em ngắn, không thể cắt nối nên suốt thời gian dài những trẻ mắc bệnh này đều phải chờ chết. Với kỹ thuật trượt, bác sĩ xẻ dọc hai bên khí quản, sau đó chồng trượt lên nhau, giúp đường thở tuy ngắn hơn nhưng thông thương tốt, không cắt đi đoạn nào. "Bệnh nhân lao này có thể áp dụng cơ chế tương tự", bác sĩ Vĩnh chia sẻ.

duamaurakhoicothe

Các bác sĩ phẫu thuật cho bệnh nhân với sự hỗ trợ của ECMO. Ảnh do bệnh viện cung cấp.

Bác sĩ Huỳnh Quang Đại, Khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết để thao tác trên đường thở, trước đây bác sĩ nhờ đến sự hỗ trợ của máy tim phổi nhân tạo trong lúc mổ. Hiện nay với sự phát triển của kỹ thuật ECMO, trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể, bệnh nhân sẽ an toàn, tránh được các biến chứng tốt hơn. Trong cuộc mổ bệnh nhân không thở qua phổi mà thở qua máy ECMO.

Ngày 18/12, Diễm Thuý được phẫu thuật với sự phối hợp giữa kỹ thuật trượt và ECMO. Sau 5 giờ mổ, đường thở của bệnh nhân thông thương tốt.

Kiểm tra ngày 7/1, khí quản của bệnh nhân thực hiện tốt chức năng như người bình thường. Thúy có hoàn cảnh khó khăn, chi phí mổ phần lớn được bệnh viện vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ.