Đại học Phan Châu Trinh
Đại học Phan Châu Trinh
Tuyển Sinh Đại Học
Tuyển sinh Đại học 2024
Kết nối với chúng tôi qua Zalo:

Liên hệ tuyển sinh

Gửi email cho chúng tôi:
Gọi hoặc Zalo cho chúng tôi:
Gửi hồ sơ về:
09 Nguyễn Gia Thiều, P. Điện Ngọc, TX. Điện Bàn, Quảng Nam
Theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội
Theo dõi chúng tôi trên phương tiện truyền thông xã hội để không bỏ lỡ thông tin quan trọng về đăng ký, học bổng, cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn và trải nghiệm đa dạng trong các hoạt động của chúng tôi.

Vắc xin sốt rét đầu tiên trên thế giới được WHO phê duyệt

Hôm 6.10, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phê duyệt vắc xin Mosquirix của hãng dược GlaxoSmithKline (GSK). WHO cũng khuyến cáo vắc xin này nên được sử dụng rộng rãi cho trẻ em châu Phi để đầy lùi dịch sốt rét.

Kể từ năm 2019, 2,3 triệu liều vắc xin Mosquirix đã được sử dụng cho trẻ sơ sinh ở Ghana, Kenya và Malawi trong một chương trình thử nghiệm quy mô lớn do WHO điều phối. Phần lớn trường hợp tử vong do sốt rét là trẻ em dưới 5 tuổi.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: “Đây là loại vắc xin được phát triển ở châu Phi bởi các nhà khoa học châu Phi và chúng tôi rất tự hào về điều đó. Sử dụng vắc xin này cùng với các biện pháp như mắc màn và phun thuốc diệt muỗi truyền bệnh có thể cứu sống hàng chục nghìn trẻ em mỗi năm”.

Một trong những thành phần trong vắc xin Mosquirix có nguồn gốc từ một loại cây xanh quý hiếm ở Chile được gọi là cây Quilay. Hiệu quả của vắc xin Mosquirix trong việc ngăn ngừa các trường hợp sốt rét ác tính ở trẻ em chỉ đạt khoảng 30% nhưng đây là loại vắc xin duy nhất được phê duyệt. Cơ quan quản lý của Liên minh châu Âu đã phê duyệt loại vắc xin này vào năm 2015 khi cho rằng lợi ích của nó lớn hơn nhiều so với rủi ro.

WHO cho biết 94% trường hợp mắc và tử vong do sốt rét xảy ra ở châu Phi, lục địa có 1,3 tỷ người. Bệnh do ký sinh trùng truyền bệnh sang người qua vết đốt của muỗi nhiễm bệnh. Các triệu chứng bao gồm sốt, nôn mửa và mệt mỏi.

Sốt rét gây chết người nhiều hơn COVID-19 ở châu Phi khi đã cướp đi 286.000 sinh mạng vào năm 2019 so với 212.000 trường hợp tử vong do COVID-19 được xác nhận trong 18 tháng qua, theo ước tính của WHO.

Thomas Breuer, Giám đốc y tế toàn cầu của GSK hoan nghênh quyết định của WHO: “Quyết định mang tính bước ngoặt được chờ đợi từ lâu này có thể phục hồi cuộc chiến chống lại bệnh sốt rét tại khu vực mà việc kiểm soát bệnh sốt rét đang bị đình trệ”.

Các chuyên gia cho biết thách thức hiện nay sẽ là huy động tài chính để sản xuất và phân phối vắc xin cho một số quốc gia nghèo nhất thế giới. Đến nay, GSK đã cam kết sản xuất 15 triệu liều vắc xin Mosquirix hàng năm cho đến năm 2028 với chi phí sản xuất cộng với tỷ suất lợi nhuận không quá 5%.

Một nghiên cứu thị trường toàn cầu do WHO dẫn đầu năm nay dự kiến nhu cầu với vắc xin sốt rét sẽ là 50 đến 110 triệu liều mỗi năm vào năm 2030 nếu được triển khai ở các khu vực có mức độ lây lan bệnh từ trung bình đến cao.

Vào tháng 12, Liên minh toàn cầu về Vắc xin và Tiêm chủng (GAVI), một quan hệ đối tác công tư toàn cầu sẽ xem xét liệu có tài trợ cho chương trình tiêm chủng hay không và bằng cách nào. Một nguồn tin cho biết giá mỗi liều vắc xin vẫn chưa được ấn định nhưng sẽ được xác nhận sau quyết định tài trợ của GAVI và khi có nhu cầu rõ ràng.

Các nhà nghiên cứu cho biết vào tháng 4, một loại vắc xin khác chống lại bệnh sốt rét có tên là R21/Matrix-Mthat được phát triển bởi các nhà khoa học tại Đại học Oxford (Anh) cho thấy hiệu quả lên tới 77% trong một nghiên cứu kéo dài một năm với 450 trẻ em ở Burkina Faso. Loại vắc xin này vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm.

 

image.png

 

 

image.png

--

Nguồn: www.1thegioi.vn