Số lượng kiến thức cần phải học trong trường y lớn hơn nhiều so với thời trung học do vậy đòi hỏi cần có những phương pháp học mới.
Không phải tình cờ mà bạn được học ở trường Y. Bạn có mặt ở đây vì bạn đã chăm chỉ và dành hết những năm tháng trung học để học tập và rèn luyện. Tùy thuộc vào cách bạn nhìn nhận là may mắn hoặc không may mắn thì việc trở thành một sinh viên y khoa rất khác so với một sinh viên trường đại học khác. Các kỹ năng trước đây giúp bạn thi đỗ vào trường y có thể không phải là kỹ năng cần thiết để bạn thành công trong giai đoạn mới của cuộc đời bạn.
Ví dụ, giống như hầu hết các sinh viên, bạn có thể học cấp tập vào buổi tối trước khi thi, và có thể bạn đã đạt kết quả tốt.
Tuy nhiên, việc học cấp tập sẽ không giúp bạn nhiều trong trường y. Thứ nhất, khối lượng kiến thức mà bạn cần thu nhận và ghi nhớ trong trường y lớn hơn nhiều so với trường trung học. Đối với một số sinh viên thì lượng kiến thức dường như là quá tải với khả năng thu nhận của họ. Vì thế, để thành công, bạn sẽ không chỉ cần nhiều thời gian hơn mà còn phải biết quản lý thời gian tốt hơn. Thứ hai, khác với thời trung học, bạn thường không cần phải nhớ nhiều kiến thức sau khi thi, thì ở trường y các kiến thức là sự tích lũy, kiến thức học của năm nay là nền tảng cho kiến thức các năm sau. Thứ ba, bạn không chỉ cần nhớ kiến thức mà còn phải liên tục cập nhật những kiến thức, những nghiên cứu mới để theo kịp và xâu chuỗi với những kiến thức đã học.
Cuối cùng, các rủi ro tại trường y cũng cao hơn rất nhiều. Bởi vì quên một kiến thức nhỏ không chỉ dẫn đến điểm kiểm tra thấp, mà nó có thể gây hại nghiêm trọng cho bệnh nhân của bạn.
Có 3 vấn đề mà sinh viên phải đối mặt khi cố gắng nắm vững số lượng kiến thức lớn:
Rất may, nhiều nghiên cứu dựa trên bằng chứng cho thấy bạn có thể thay đổi hành vi của mình để tránh những vấn đề trên và tăng khả năng ghi nhớ và hồi tưởng lại những thông tin quan trọng. Chúng tôi nhấn mạnh 5 phương pháp học tập hiệu quả nhất đã được khoa học chứng minh mà tất cả các sinh viên lâm sàng nên biết:
Số lượng lớn kiến thức được giảng dạy tại trường y khiến cho sinh viên nhanh quên.
Giải pháp: Để chống lại quá trình quên tự nhiên, hãy áp dụng các cách thức sau:
Trong một loạt các thí nghiệm vào những năm 1880, nhà tâm lý Đức Hermann Ebbinghaus đã phát hiện ra rằng nếu bạn vẽ một biểu đồ ghi nhớ so sánh giữa lượng kiến thức bạn nhớ được về một chủ đề và thời gian đã trôi qua từ khi học, nó sẽ tạo thành một đường cong suy giảm theo hàm mũ. Vì vậy, nếu bạn học điều gì đó vào ngày 0 và không ôn lại, sự ghi nhớ của bạn sẽ diễn ra theo một "đường cong quên" tương tự như trong hình bên dưới.
Tuy nhiên, nếu bạn xem lại (hoặc tốt hơn nữa, tích cực nhắc lại) ở các khoảng thời gian ngày càng dài ra sau khi học, thì đường cong quên bắt đầu phẳng ra, và bạn sẽ có được trí nhớ dài hạn tốt hơn nhiều. Vì vậy, xem lại tài liệu chỉ một lần trước một kỳ thi là không đủ. Để thực sự nắm được kiến thức, bạn cần phải dàn trải việc học và thực hành nó, đó là chiến lược được gọi là lặp đi lặp lại.
Đường cong quên lãng
Bạn cũng có thể sừ dụng phương pháp thực hành xen kẽ, cũng được gọi là
Chiến lược này bao gồm việc trộn lẫn các thông tin bạn đang được kiểm tra lại với nhau thay vì chia chúng thành các phần riêng biệt.
Cùng với sự lặp đi lặp lại, thực tiễn có xen kẽ có thể đưa đến những kết quả học tập thành công nhất. Những kỹ thuật này nằm dưới những gì mà nhà nghiên cứu tâm lý học UCLA, Robert Bjork và các đồng nghiệp gọi là "những sự khó khăn hấp dẫn", là các chiến lược phản trực quan mà có thể làm giảm đi hiệu suất ngắn hạn nhưng lại cải thiện hiệu suất lâu dài.
Duy trì theo thời gian
Lặp lại ngắt quãng
Sự lặp đi lặp lại không chỉ là việc xem xét lại tài liệu thường xuyên hơn mà còn xem xét nó vào đúng thời điểm. Điều đó nghĩa là
Bởi vì sự quên thường diễn ra dưới dạng một đường cong theo hàm mũ, hãy phân bổ thời gian học tập của bạn xung quanh đường cong và xem lại các điểm chính của thông tin ngay khi chúng sắp biến mất khỏi bộ nhớ. Chìa khóa là dàn trải việc học và tự kiểm tra theo thời gian, trái ngược với việc tập trung, hoặc "nhồi nhét", bởi vì việc lặp lại ngắt quãng này giúp làm phẳng đường cong quên của bạn để bạn ghi nhớ thông tin lâu hơn.
Bởi vì sự quen thuộc của bạn với các chủ đề khác nhau có thể khác nhau rất nhiều, các chủ đề khác nhau có đường cong quên khác nhau. Các nghiên cứu cho thấy rằng bạn nên:
Trong khi chiến lược này có hiệu quả đối với tất cả các lĩnh vực nghiên cứu, nó đặc biệt quan trọng đối với sinh viên trong lĩnh vực y tế, những người phải ghi nhớ những kiến thức và kỹ năng quan trọng để chăm sóc cho bệnh nhân của mình. Một nghiên cứu chỉ ra rằng nếu không lặp lại ngắt quãng, các sinh viên y khoa quên tới 33% kiến thức khoa học cơ bản sau một năm, và hơn 50% sau 2 năm. Nhưng khi sinh viên và bác sĩ nội trú áp dụng các chiến lược lặp lại ngắt quãng trong quá trình học tập của mình, họ cho thấy sự vượt trội hơn so với các bạn học hoặc đồng nghiệp. Một số nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ lưu giữ kiến thức cao hơn tới 40%.
Biết được tất cả điều này, tại sao nhồi nhét kiến thức vẫn tồn tại như là một hành vi phổ biến? Sự thật là việc nhồi nhét thường đem lại hiệu quả trong thời gian ngắn hạn. Thức trắng một đêm để học chắc chắn có thể giúp bạn vượt qua kỳ thi vào ngày mai, nhưng 1 tháng sau, bạn sẽ quên rất nhiều thông tin đã học. Vì bạn có thể cần những thông tin đó cho sự nghiệp sau này, tốt nhất là nên chia ra thành nhiều buổi học. Và cũng cần phải lưu ý rằng sự lặp lại ngắt quãng không chỉ giúp duy trì kiến thức; nó cũng giúp ghi nhớ các kỹ năng, cho dù đó là kỹ thuật đặt đường truyền tĩnh mạch hoặc chọc dò tủy sống.
Áp dụng kĩ thuật lặp lại ngắt quãng không phải lúc nào cũng đơn giản. Sinh viên - đặc biệt là những người thuộc lĩnh vực sức khỏe và y tế - phải nhớ hàng nghìn kiến thức. Thật khó để có thể nắm bắt được đúng thời điểm xem lại từng phần thông tin, đặc biệt là vì mỗi mảng thông tin có đường cong quên của riêng nó. Đây là lý do tại sao các nhà nghiên cứu và các nhà phát triển phần mềm đã tạo ra các thuật toán máy tính giúp sinh viên tối ưu hóa việc học của mình.
Các thuật toán này ưu tiên việc học của bạn dựa trên những gì bạn nhớ và không nhớ. Nghĩa là, nếu bạn trả lời sai một câu hỏi , thuật toán này sẽ tự động ưu tiên lặp lại những thông tin đó và ngược lại, không nhấn mạnh lại những thông tin trong các câu hỏi bạn đã trả lời chính xác. Do đó, các thuật toán này có thể làm giảm tổng thời gian học tập của bạn bằng cách đảm bảo rằng bạn không lãng phí thời gian học những thông tin mà bạn đã có thể nhớ lại một cách chắc chắn.
Một trong những điều tuyệt nhất về kĩ thuật lặp lại ngắt quãng này là bạn học được rất nhiều với một cách học thông minh hơn, mà không phải mất nhiều thời gian hơn. Chỉ cần một ít sự tổ chức và suy tính trước , bạn có thể đạt được nhiều thứ hơn. Tuy nhiên, kĩ thuật lặp lại ngắt quãng có thể khiến bạn cảm thấy không tự nhiên lúc đầu. Bạn thường không quen với việc học lại cái mà bạn cảm thấy vẫn còn mới trong trí nhớ. Ngoài ra, khi bạn dành thời gian để nghiên cứu những điều bạn học được cách đây vài ngày, bạn có thể lo lắng rằng bạn nên sử dụng thời gian đó để nghiên cứu những điều bạn học được hôm nay. Nhưng kĩ thuật này sẽ giúp bạn học tập tốt hơn về lâu dài.
Thực hành xen kẽ
Hãy nói rằng bạn muốn học khái niệm A, B, và C.
Mô hình truyền thống mà bạn sử dụng là làm chủ từng phần một thông qua việc thực hành thành từng cụm, nó trông giống như là :
Nhìn bề ngoài thì chiến lược này có ý nghĩa nhất định. Bạn thực hành một kỹ năng cho đến khi bạn thành thạo và sau đó (và chỉ sau đó) bạn sẽ chuyển sang một kỹ năng khác. Tuy nhiên, chiến lược này thường không thỏa đáng :
Đó chính là mục đích của việc học tập xen kẽ: nó cho phép bạn thực hiện nhiều kĩ năng cùng một lúc bằng cách xen kẽ chúng với nhau theo mô hình sau:
Xen kẽ giúp bạn tìm ra điểm chung và điểm khác biệt giữa các khái niệm, làm tăng tổng thể khả năng ghi nhớ của bạn. Học tập xen kẽ cũng giúp bạn thực hiện việc lặp lại ngắt quãng các kiến thức.
Vì vậy, khi bạn học về các loại lợi tiểu khác nhau, đừng học tất cả các loại lợi tiểu thiazide rồi sau đó mới học tất cả các loại lợi tiểu quai, thay vào đó, hãy xen kẽ và trộn lẫn những thứ đó với nhau.
Học tập thụ động không giúp lưu trữ thông tin.
Giải pháp: Áp dụng các kỹ năng học tập tích cực và các chiến lược liên kết bộ nhớ như là :
Giả sử bạn có một kỳ thi lớn sắp tới và bạn cần phải xem lại tài liệu - đâu sẽ là cách tốt nhất Bạn có thể nghĩ rằng bạn nên đọc lại sách giáo khoa hoặc xem qua các ghi chú của bạn, nhưng hóa ra một trong những cách hiệu quả nhất để nhớ là học tập một cách tích cực bằng việc tự kiểm tra về chủ đề đó, thay vì học một cách bị động. Nói cách khác, việc trả lời các câu hỏi sẽ tăng cường trí nhớ của bạn. Hiện tượng này được gọi là hiệu ứng kiểm tra hoặc việc học hay hồi tưởng được tăng cường bởi sự kiểm tra.
Bạn có thể học tích cực ngay trong khi bạn đọc, miễn là bạn cố gắng gắn kết những thông tin bạn đang đọc với kiến thức, chủ đề bạn đã biết. Các nghiên cứu cho thấy nếu bạn có thể vẽ ra được càng nhiều mối liên hệ giữa những điều bạn đang cố gắng học, thì khả năng càng cao rằng bạn sẽ nhớ được chúng trong tương lai vì sẽ có nhiều con dường để bạn có thể hồi tưởng lại các thông tin đó. Một trong những kỹ thuật liên kết bộ nhớ thành công nhất mà bạn có thể sử dụng được gọi là cung điện bộ nhớ, nơi bạn tưởng tượng một vị trí thực tế (cung điện) trong đó bạn đặt những thứ sẽ giúp bạn nhớ nhiều thông tin trừu tượng hơn.
Hiệu ứng kiểm tra
Khi bạn đã thực hiện hàng chục bài kiểm tra, từ bài thi cuối năm đến MCAT, SAT, và ACT, có thể bạn nghĩ rằng nó là sự kết thúc của một quá trình học tập, hơn là nghĩ nó là một phần của quá trình đó. Nhưng sự thật là những bài kiểm tra đơn giản đó có thể đóng một vai trò không thể thiếu trong quá trình học tập. Hiện tượng này xảy ra vì một số lý do. Một là
Khi bạn đọc sách giáo khoa hoặc đọc lại ghi chú của mình, bạn đang học theo cách thụ động. Chúng ta nghĩ rằng chúng ta thu nhận kiến thức khi nó đi qua đôi mắt của chúng ta-nhưng hóa ra việc học thực sự xảy ra khi chúng ta chủ động nhập tâm vào kiến thức đó, như khi chúng ta nghĩ về việc nó liên quan như thế nào với các kiến thức khác mà chúng ta đã hoặc đang học.
Suy nghĩ một cách tích cực về những kiến thức này tăng khả năng bạn sẽ nhớ lại được chúng khi cần, như là trong kì thi. Vì vậy việc chủ động hồi tưởng lại thông tin thông qua việc kiểm tra sẽ củng cố các thông tin cơ bản, trọng yếu. Nói cách khác, việc kiểm tra thực sự cải thiện khả năng ghi nhớ hơn so với các kiểu học ít chủ động hơn như là đọc hoặc xem lại bài giảng.
Trong thực tế, bạn càng tích cực nhập tâm với kiến thức thì càng tốt. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng bạn nên dành thời gian để kiểm tra mình theo những cách khiến bạn phải vật lộn với kiến thức, hơn là chỉ hồi tưởng một cách đơn giản. Lợi ích của việc kiểm tra sẽ lớn nhất khi các câu hỏi thật phức tạp và bạn thực sự cần tự thúc bản thân đưa ra được câu trả lời.
Một lý do khác khiến việc kiểm tra hiệu quả đến vậy là do động lực tái hiện lại kiến thức. Để trả lời một câu hỏi về một bài kiểm tra, bạn phải tìm kiếm thông qua bộ nhớ của bạn và lấy câu trả lời, phải không? Hóa ra - ít nhất ở một khía cạnh nào đó - trí nhớ của bạn năng động hơn là một cái tủ được chất đầy.
Lần đầu đạp xe, bạn có thể đã ngã rất nhiều, và những chuyển động của bạn thô ráp và hậu đậu, nhưng với sự tập luyện, chúng trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Hãy nghĩ rằng trí nhớ của bạn hoạt động giống như vậy :
Ví dụ, một nghiên cứu so sánh các bác sĩ nội trú những người đã tự kiểm tra bản thân với những người chỉ đơn giản học lại thông tin về hai bệnh. Mỗi 2 tuần, một nhóm thực hiện các bài kiểm tra, trong khi nhóm kia chỉ đơn thuần đọc lại các thông tin. Sáu tháng sau khi họ bắt đầu học kiến thức đó, những người được làm các bài kiểm tra có điểm số cao hơn 13 % so với nhóm chứng, cho thấy khả năng ghi nhớ dài hạn tốt hơn.
Áp dụng hiệu ứng thử nghiệm
Áp dụng Hiệu ứng kiểm tra
Bạn có thể thực hiện phương pháp này bằng cách sử dụng bất kỳ chiến lược nào buộc bạn tích cực tham gia tiếp nhận kiến thức, chẳng hạn như:
Các nghiên cứu cho thấy rằng Hiệu ứng kiểm tra có hiệu quả nhất khi nó dienx ra ngay sau khi bạn học kiến thức đó lần đầu tiên - Do đó đừng chần chừ. Bạn cũng nên đảm bảo việc hoàn thành bất cứ bài kiểm tra nào mà các giáo viên đưa ra. Nếu họ không đưa ra bài tập nào, hãy tìm các câu hỏi thực hành trực tuyến mà chúng có thể tự động gửi câu hỏi khi bạn tiếp cận bài thi.
Ngoài ra, hãy thay đổi suy nghĩ của bạn về việc kiểm tra. Đừng nghĩ rằng các kì thi chỉ để nhằm đánh giá việc học của bạn. Thay vào đó, hãy xem đây là một cơ hội học tập quan trọng. Đảm bảo rằng bạn luôn luôn xem lại những bài thi hoặc câu hỏi để thấy được lỗi sai của mình.
Cung điện bộ nhớ
Giả sử bạn đang cố nhớ 6 loại thuốc hoặc nhóm thuốc được biết là nguyên nhân của viêm tụy. Danh sách này là:
Trên lâm sàng, việc nhớ được 6 nhóm thuốc này thực sự có ích để bạn có thể nhận ra và nghĩ rằng chúng có thể là nguyên nhân tiềm tàng của viêm tụy.
Bắt đầu bằng việc chọn một địa điểm mà bạn quen thuộc. Đây có thể là một nơi có thực, như là nhà của bạn, phòng gym, cửa hàng, hoặc nơi nào đó bạn nhìn thấy trên ti vi, hoặc một nơi bạn đã từng tưởng tượng.
Tiếp theo, bạn xác định các nơi cụ thể được gọi là " các vị trí" trong địa điểm đó. Tốt nhất là chọn các điểm thực sự khác biệt, và trong trường hợp này, chúng tôi chọn sáu điểm vì có sáu điều cần nhớ. Hãy dùng phòng ngủ của bạn làm cung điện và chúng ta sẽ chọn:
Tiếp theo, bạn phải tạo hình ảnh cho mỗi thuật ngữ bạn đang cố nhớ. Bạn sẽ tưởng tượng một hình ảnh trên mỗi vị trí. Bạn sử dụng các hình ảnh vì sẽ dễ nhớ một căn phòng đầy hình ảnh hơn - đặc biệt nếu nó hấp dẫn - và sau đó bạn nhớ những thứ bạn đã liên kết với mỗi hình ảnh. Bạn có thể thử một số cách tiếp cận để tìm ra những hình ảnh đó.
“Nghe như là”: Ví dụ, "papule" có vẻ như papa và mule, vì vậy bạn có thể tưởng tượng một người cha vui mừng cưỡi trên con lừa bé nhỏ.
“Trông như là”: Ví dụ, một tế bào có vách trông giống như một quả trứng ốp la.
“Có vẻ như”: Ví dụ, uống thuốc an thần và cảm thấy buồn ngủ có vẻ như những gì gấu có thể cảm thấy trong khi ngủ đông suốt mùa đông.
Hình ảnh càng độc đáo và gợi tả, nó càng dễ nhớ, vì tâm trí thích lưu giữ những hình ảnh trực quan sinh động trong các cài đặt quen thuộc. Nhưng thay vì cố gắng xem xét thủ thuật nào bạn sẽ dùng, bạn nên đơn giản sử dụng bất cứ hình ảnh nào đầu tiên hiện lên trong tâm trí
Vì vậy, trong ví dụ về viêm tụy của chúng tôi, bạn có thể tưởng tượng, ví dụ:
Hãy hình dung tất cả những thứ này trong phòng ngủ của bạn.
Tất nhiên bạn sẽ không vẽ bất cứ thứ gì. Bạn sẽ chỉ tưởng tượng ra cung điện trí nhớ và những thứ ở trong đó. Tuy nhiên, bạn phải chọn đúng tài liệu để áp dụng công cụ học tập này. Thông thường, kiến thức phải cụ thể, giống như các bước của một quá trình hoặc một danh sách các loại. May mắn thay, đó chỉ là một thứ trong số rất nhiều điều mà chúng ta phải học trong y học.
Lý do mà các cung điện trí nhớ hoạt động rất hiệu quả là vì não bộ ghi nhớ các hình ảnh, vị trí cụ thể tốt hơn là những thứ trừu tượng như tên và các con số. Bằng cách sử dụng những hình ảnh này như là một sự thay thế cho thông tin trừu tượng, cung điện bộ nhớ cung cấp một bộ khung giúp não bộ tổ chức và kết nối các chủ đề. Bạn học nhanh hơn trong khi quên ít hơn, và bản thân việc tạo ra các hình ảnh tự nó khiến cho việc học trở nên thú vị hơn. Mặc dù những hình ảnh được cá nhân hóa là cách dễ nhất để ghi nhớ, nếu bạn nằm trong một nhóm học tập, hãy cân nhắc liệu bạn có thể xây dựng một lâu đài trí nhớ có thể hiệu quả cho cả bạn và người khác hay không. Thậm chí nghĩ về việc làm thế nào bạn có thể xây dựng một lâu đài trí nhớ có liên hệ với những người khác sẽ giúp nâng cao khả năng tái hiện của bạn.
Tiếp tục sử dụng các hành vi này sẽ khiến bạn lạc lối trong quá trình học tập của mình.
Giải pháp: Thay đổi suy nghĩ của bạn và thực hiện thay đổi hành vi sẽ cho phép bạn trở thành một sinh viên y khoa tốt hơn.
Bây giờ bạn đã biết một số kỹ thuật đã được chứng minh để giúp bạn học hỏi hiệu quả hơn và nhớ tài liệu lâu hơn, làm thế nào để bạn thực sự tạo ra các thói quen này? Những kỹ thuật sau đây có thể biến đổi cuộc sống của bạn (và giúp bạn tư vấn cho bệnh nhân trong tương lai của bạn tốt hơn!):
Mô hình hành vi Fogg
Nhà khoa học hành vi Stanford BJ Fogg đã quy sự thay đổi hành vi thành 3 biến số :
Nếu bạn nghĩ về bất kỳ hành vi nào - tập thể dục, bỏ hút thuốc, hoặc học tập bằng cách sử dụng các kỹ thuật được mô tả ở trên-bạn cần có một động lực và khả năng ở mức độ nhất định, tiếp đó là một sự kích hoạt để thực hiện hành vi đó.
Giả sử bạn muốn nghiên cứu tài liệu mới và xem xét các khái niệm đã biết hàng ngày. Động cơ của bạn là một mong muốn học tốt ở lớp và đạt kết quả tốt trong các kỳ thi, và quan trọng hơn để có thể chăm sóc tốt cho bệnh nhân của bạn.
Điểm cuối cùng, điều mấu chốt là đừng lạm dụng các kích hoạt nếu không nó sẽ mất tác dụng. Một cách để làm giảm khả năng xảy ra điều này là làm cho mỗi kích hoạt có liên quan bằng cách đồng bộ hóa nó với chương trình giảng dạy và thời khoa biểu cá nhân của bạn-vì vậy bạn thực hành trả lời các câu hỏi về vi khuẩn gram dương khi bạn thực sự học về chúng trong lớp hoặc nhìn thấy bệnh nhân bị nhiễm trùng trên lâm khám, thay vì nhận được thông tin đó ở những khoảnh khắc ngẫu nhiên, ít ý nghĩa hơn.
Tăng trưởng tư duy
Nhà nghiên cứu Stanford Carol Dweck đã phát hiện ra rằng khi mọi người đang phải đối mặt với những thách thức, họ thường phát triển tư duy khác nhau, hoặc các mô hình suy nghĩ, khoanh vùng vấn đề của họ và khả năng vượt qua nó.
Khi sinh viên với những kiểu tư duy đó được giao cho các vấn đề đơn giản để thực hiện (giống như những vấn đề bạn có thể gặp phải khi theo học), cả hai nhóm đều thành công. Tuy nhiên, họ có phản ứng khá khác nhau khi phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn thử thách hơn.
Khi được yêu cầu lựa chọn giữa thêm việc đơn giản hoặc vấn đề khó khăn:
Phần quan trọng nhất của nghiên cứu này không phải là định nghĩa những tư duy này, nhưng khám phá ra rằng họ có thể vượt qua được khi sinh viên nhận thức được chính mình. Nói cách khác, những tư duy suốt đời về thành tích và khả năng có thể cản chúng ta lại, nhưng chúng không phải là cố định, và những ai vượt qua chúng thì có nhiều khả năng thành công hơn. Ngay cả khi bạn là người đã trải qua những năm đại học, bạn chắc chắn sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn hơn trong trường y. Hãy nhớ rằng không phải tất cả các chủ đề đều trở nên dễ dàng đối với một người, và bạn có thể tiến lên phía trước bằng cách làm việc chăm chỉ và áp dụng bản thân mình vào các chủ đề mà bạn phải cố gắng nhất.
Học tập vui vẻ!
Với sự bắt đầu của mỗi năm học mới, hàng trăm ngàn sinh viên trên khắp thế giới sẽ phải đối mặt với những thách thức về các môn học, kỳ thi và làm việc tại phòng khám. Thập kỷ nghiên cứu khoa học thần kinh đã cung cấp một bộ công cụ các kỹ thuật có thể hướng dẫn bạn trên con đường dẫn đến thành công, nhưng bạn cần lựa chọn để sử dụng chúng. Hãy chú ý đến những gợi ý trong bài này, và bạn sẽ làm tốt trên con đường trở thành một sinh viên y khoa thành công!
Nguồn: Theo Rishi Desai, MD, MPH, Osmosis; Shiv Gaglani , MBA, Osmosis. Xem bản gốc tại đây
Thí sinh đã đăng ký hãy đăng nhập ở đây để tra cứu.