Đại học Phan Châu Trinh
Đại học Phan Châu Trinh
Tuyển Sinh Đại Học
Tuyển sinh Đại học 2024
Kết nối với chúng tôi qua Zalo:

Liên hệ tuyển sinh

Gửi email cho chúng tôi:
Gọi hoặc Zalo cho chúng tôi:
Gửi hồ sơ về:
09 Nguyễn Gia Thiều, P. Điện Ngọc, TX. Điện Bàn, Quảng Nam
Theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội
Theo dõi chúng tôi trên phương tiện truyền thông xã hội để không bỏ lỡ thông tin quan trọng về đăng ký, học bổng, cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn và trải nghiệm đa dạng trong các hoạt động của chúng tôi.

Đột phá mới trong nghiên cứu tế bào gốc

Tế bào gốc (còn gọi tế bào mầm) có khả năng phát triển thành nhiều loại tế bào, nhờ đó rất có tiềm năng trong việc thay thế các mô, giúp điều trị nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, việc nghiên cứu tế bào gốc vẫn đang phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến đạo đức do sử dụng phôi thai người. Gần đây, một nhóm các nhà nghiên cứu Hàn Quốc đã tuyên bố những phát hiện mới - sản xuất tế bào gốc từ da người - có thể làm dịu bớt những quan ngại về đạo đức xung quanh nghiên cứu này.

Tái tạo tế bào gốc từ các mẩu da

Thay cho việc phát triển tế bào gốc từ sử dụng phôi thai người, các nhà nghiên cứu Hàn Quốc đưa ra ý tưởng lấy tế bào gốc từ mẩu da sẹo. Từ trước đến nay, các nghiên cứu chỉ tập trung vào việc nhận tế bào gốc từ tế bào gốc người trưởng thành hay tế bào gốc từ phôi thai.

Gần đây, một công nghệ mới được phát triển, khiến việc chuyên biệt hóa tế bào gốc bằng cách sử dụng tế bào cơ thể như tế bào da, trở nên khả thi. Hơn nữa, các nhà khoa học cũng khẳng định sự tồn tại của tế bào gốc trong các mô sẹo giúp tạo ra các tế bào mô mới để “lấp đầy” vùng bị thương.

Nhóm nghiên cứu do Giáo sư Lee Hoon Taek của Trường Đại học Konkuk đứng đầu, đã phân tách thành công tế bào gốc từ miếng da sẹo (mô sẹo) bị thải hồi sau khi mổ tử cung một sản phụ.

Nhóm nghiên cứu khẳng định tế bào gốc thu được từ mô sẹo có khả năng phân tách tương tự như tế bào gốc người trưởng thành. Nghiên cứu này đã mở đường cho việc sản xuất tế bào gốc từ da nhiều hơn trong tương lai gần. Đột phá này đã thu hút sự chú ý của dư luận vì nó đưa ra khả năng có thể thay thế cho tế bào gốc lấy từ phôi thai.

Quá trình phát triển của tế bào gốc từ mô sẹo quan sát dưới kính hiển vi

Quá trình phát triển của tế bào gốc từ mô sẹo quan sát dưới kính hiển vi


Năm 2006, giáo sư Shinya Yamanaka và các đồng nghiệp tại Trường Đại học Kyoto, Nhật Bản đã tuyên bố phân tách thành công tế bào gốc phôi từ da chuột. Kể từ đó, các nhà khoa học trên thế giới đã tập trung vào các nghiên cứu Tế bào gốc đa năng (iPS), chuyển tế bào gốc trưởng thành thành tế bào gốc phôi thai mà không phá hủy tế bào trứng hay tế bào phôi. Tuy nhiên, các nghiên cứu tế bào iPS đã chỉ ra những hạn chế như virus mang gien có thể gây ung thư. Các nhà nghiên cứu Hàn Quốc hy vọng rằng những thử nghiệm trong tương lai sử dụng tế bào gốc từ da có thể đem đến những tiến bộ nhanh hơn trong cuộc chiến chống bệnh tật và tìm ra nhiều cách điều trị mới.Hiện nay, nhóm nghiên cứu đang tiến hành thử nghiệm để sử dụng công nghệ mới trong việc chữa bệnh tiểu đường. Nếu thành công, thử nghiệm kỳ vọng sẽ có thêm các nghiên cứu về tế bào gốc từ da thay cho phôi thai người. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, các nhà khoa học cho biết cũng gặp khó khăn nhất định, đó là khó thu được đủ số tế bào gốc từ quá trình phân tách riêng lẻ.

Khoa học và đạo đức

Tế bào gốc có khả năng phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau trong cơ thể và được coi là một công cụ trong “hệ thống sửa chữa” của cơ thể, khi được đưa vào các bộ phận khác tế bào gốc có thể phân chia không giới hạn để lấp đầy những thiếu hụt tế bào của bộ phận đó chừng nào cơ thể vẫn còn sống. Tế bào gốc có thể trở thành tế bào cơ, tế bào hồng huyết cầu, tế bào não...

Tế bào gốc người trưởng thành (Adult Stem Cells hay còn gọi là Somatic Stem Cells) được lấy từ tủy sống. Tủy sống chứa ít nhất 2 loại tế bào gốc. Một loại được gọi là tế bào gốc hematopoietic (HSCs), hình thành nên tất cả các loại tế bào máu trong cơ thể. Một loại được gọi là tế bào gốc mesenchymal (MSCs), hình thành nên các loại tế bào xương, sụn, mỡ và mô liên kết có thớ. Tế bào gốc phôi thai (Embryonic Stem Cells) được lấy từ phôi thai (được thụ tinh trong ống nghiệm). Phôi thai dùng để lấy tế bào gốc thường có 4-5 ngày tuổi và các nhà khoa học không được phép sử dụng phôi thai lấy từ cơ thể người mẹ. Vấn đề mấu chốt trong việc nghiên cứu tế bào gốc là cứ mỗi tế bào được chiết ra từ túi phôi (gồm khoảng 100 tế bào) thì phôi thai bị tiêu hủy. Đây phải chăng là một hành động phi đạo đức? Tranh cãi nảy sinh từ đây.

Rất nhiều giới trong xã hội phản đối việc hủy diệt một túi phôi để lấy tế bào mầm. Những người này cho rằng phôi thai phải được tôn trọng như một con người. Một túi phôi không phải là một nhóm tế bào thông thường, mà nó có đầy đủ các thông tin về di truyền, và có khả năng phát triển thành một con người. Vì thế, mà người ta lý giải rằng sự tôn trọng cho con người phải bình đẳng, bất kể con người đang ở trong giai đoạn phát triển nào.

Những tranh luận xung quanh nghiên cứu tế bào mầm không chỉ giới hạn trong giới nghiên cứu khoa học hay tôn giáo, mà còn lan rộng ra ngoài xã hội nói chung, lôi cuốn theo giới chính trị. Tại châu Âu, một số nước như Áo, Ba Lan, Thụy Sĩ và Na Uy không có đạo luật nào ngăn cấm nghiên cứu hay sử dụng tế bào mầm. Ở Thụy Điển, tế bào mầm được cho phép sử dụng. Anh là quốc gia có chính sách thoải mái nhất khi cho phép nghiên cứu tế bào mầm. Trong khi ở Australia vẫn đang bàn cãi gay gắt về vấn đề nhạy cảm này…

Thực ra việc sử dụng bào thai con người cho nghiên cứu khoa học không những là một việc làm tế nhị, mà còn có ý nghĩa về xã hội, tôn giáo, đạo đức và chính trị. Người ủng hộ và người chống đối đang đứng trước một trận chiến là có nên hợp pháp hóa hay không hợp pháp hóa nghiên cứu tế bào gốc.

Theo KBS, Wikipedia
(Nguồn: http://www.sggp.org.vn/dot-pha-moi-trong-nghien-cuu-te-bao-goc-223393.html)

Các tin khác

PCTU pctu Hội nghị khoa học