Đại học Phan Châu Trinh
Đại học Phan Châu Trinh
Tuyển Sinh Đại Học
Tuyển sinh Đại học 2024
Kết nối với chúng tôi qua Zalo:

Liên hệ tuyển sinh

Gửi email cho chúng tôi:
Gọi hoặc Zalo cho chúng tôi:
Gửi hồ sơ về:
09 Nguyễn Gia Thiều, P. Điện Ngọc, TX. Điện Bàn, Quảng Nam
Theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội
Theo dõi chúng tôi trên phương tiện truyền thông xã hội để không bỏ lỡ thông tin quan trọng về đăng ký, học bổng, cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn và trải nghiệm đa dạng trong các hoạt động của chúng tôi.

TẠI SAO CÁC BIẾN THỂ CORONAVIRUS BỊ ĐỘT BIẾN LẠI ĐÁNG LO NGẠI ĐẾN VẬY

By Jason Gale

Các loại vi rút luôn biến đổi, bao gồm cả vi rút coronavirus đã gây ra đại dịch Covid-19 toàn cầu. Mặc dù hầu hết các biến đổi là vô hại, một số đột biến cụ thể đã gây ra cảnh báo, như bốn biến thể xuất hiện ở Anh, Nam Phi, Brazil và Ấn Độ đã gây ra mối quan tâm đặc biệt khi chúng lan rộng trên toàn thế giới. Các nghiên cứu cho thấy những biến thể dễ lây lan hơn và một số bằng chứng cho thấy trong số đó dễ gây chết người hơn cũng như tạo ra sự tái nhiễm. Các nhà sản xuất đang nghiên cứu vắc xin thế hệ thứ hai khi báo cáo ban đầu cho thấy vaccine AstraZeneca Plc có thể kém hiệu quả hơn đối với một số biến thể, vắc-xin mRNA - Pfizer-BioNTech và Moderna – có khả năng bảo vệ nhiều biến thể hơn.

1. Biến thể là gì?

Trong quá trình sao chép, vi rút thường trải qua sự thay đổi mã di truyền khác với mã di truyền gốc, người ta gọi là biến thể. Một số đột biến di truyền này có thể làm suy yếu vi rút; nhưng một số khác, sự đột biến này cho phép sinh sôi nảy nở mạnh hơn. Các biến thể có các đặc điểm vật lý khác biệt rõ ràng được gọi chung là một chủng. Một biến thể có đặc điểm vật lý sai lệch đáng kể so với bản gốc của nó, được gọi là một dòng mới. Tuy nhiên, trong diễn ngôn chung, các thuật ngữ thường được sử dụng thay thế cho nhau.

 2. Những điều đáng lo ngại nhất là gì?

Tổ chức Y tế Thế giới sử dụng thuật ngữ “các biến thể cần quan tâm” để chỉ các chủng gây thêm rủi ro đối với sức khỏe cộng đồng và “các biến thể mới nổi được quan tâm” để chỉ những chủng cần được theo dõi chặt chẽ vì có nguy cơ tiềm ẩn. Chúng đã được ấn định mã bởi các nhóm nghiên cứu và các tổ chức y tế công cộng đang điều tra chúng. Tính đến ngày 31 tháng 5, WHO đã xác định được bốn biến thể cần quan tâm và sáu biến thể mới nổi được quan tâm, Đó là:

  • Alpha B.1.1.7 GRY (trước đây là 501Y.V1)
  • VOC 202012/01 tại nước Anh
  • Beta B.1.351 501Y.V2 tại Nam Phi
  • Gamma P.1 501Y.V3, B.1.1.28.1 tại Braxin / Nhật Bản
  • Delta B.1.617.2 452R.V3 tại Ấn Độ

Capture

Alpha

Biến thể này xuất hiện ở Anh vào tháng 9 năm 2020 và tạo ra một đợt bùng phát vào mùa đông, khiến nước Anh quay trở lại tình trạng cách ly xã hôi vào tháng Giêng năm 2021. Sau đó là các nước Châu Âu khác cũng bị. Nó đã trở thành chủng vi rút nổi trội ở Hoa Kỳ vào đầu tháng 4 cũng như có ít nhất 149 quốc gia tính đến ngày 25 tháng 5, theo  báo cáo của WHO.

Capture1

Beta

Chủng này, xuất hiện ở Nam Phi vào tháng 8 năm 2020, đã dẫn đến sự bùng phát dịch Covid-19 cho các nước miền Nam châu Phi. Tính đến ngày 25 tháng 5, 2021 nó đã được báo cáo ở ít nhất 102 quốc gia.

Gamma

Biến thể này, được phát hiện lần đầu tiên ở thành phố Manaus của Amazon vào tháng 12 năm 2020, đã làm gia tăng căng thẳng cho hệ thống y tế của Brazil như dẫn đến tình trạng thiếu oxy. Tính đến ngày 25 tháng 5, nó đã được báo cáo ở ít nhất 59 quốc gia.

Delta

Được xác định lần đầu tiên ở Ấn Độ vào tháng 10 năm 2020, nó đã được tìm thấy ở ít nhất 54 quốc gia vào cuối tháng 5/2021. Nhóm tư vấn khoa học cho các vấn đề khẩn cấp của Vương quốc Anh cho biết vào ngày 13 tháng 6 năm 2021 Y tế công cộng Anh có một báo cáo đầu tiên rằng cả Anh và Scotland đề có nguy cơ nhiễm delta nhiều hơn so với alpha. Có bằng chứng cho thấy biến chủng này ít bị tác dụng với liệu pháp kháng thể đơn dòng như bamlanivimab, được phát triển bởi AbCellera Biologics Inc. và Eli Lilly & Co.

3. Hiệu quả của vaccine trên những biến thể

Không có nghiên cứu lâm sàng so sánh trực tiếp các loại vắc xin về khả năng bảo vệ chống lại chủng vi rút ban đầu và những “biến thể đáng quan tâm”. Tuy nhiên, dữ liệu từ các thử nghiệm vắc xin cho thấy có sự khác biệt về hiệu quả giữa các loại vắc xin và biến thể. Ví dụ, các nhà nghiên cứu của Đại học Florida đã tìm thấy khả năng của vaccine bảo vệ chống lại sự nhiễm Covid-19 có triệu chứng, trung bình là 86% đối với biến thể alpha, 56% đối với beta và 61% đối với gamma. Chủng alpha có hiệu quả “ít hơn một chút” so với chủng “loại hoang dã”.

Ngược lại, đối với các biến thể beta và gamma, vaccine có hiệu quả thấp đáng kể, do các đột biến ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch. Nghiên cứu khác chỉ ra rằng hai liều vắc-xin vẫn có thể bảo vệ chống lại sự nhiễm Covid-19 nghiêm trọng.

Y tế Công cộng Anh vào ngày 3 tháng 6 năm 2021 cho biết  hiệu quả sẽ giảm khoảng 15% đến 20% sau liều tiêm đầu tiên đối với biến chủng delta. Tuy nhiên, họ cũng cho biết “hiệu quả đáp ứng miễn dịch có lẽ cao sau lần tiêm thứ 2 đối với vắc-xin AstraZeneca”.

4. Mối quan tâm với những biến thể này là gì?

Nói chung, những điều này liên quan đến:

• Khả năng lây truyền hoặc xu hướng lây lan

• Mức độ trầm trọng của bệnh mà chúng gây ra

• Khả năng trung hòa virus của cơ thể hoặc khả năng chúng sẽ lây nhiễm sang những người đã hồi phục sau đợt Covid-19 trước đó và tác động tiềm tàng của việc tiêm các loại vaccine.

5. Có những biến thể đáng lo ngại khác không ?

Một biến thể delta mới cũng có đột biến được tìm thấy ở alpha đã được xác định vào tháng 5 ở Việt Nam được cho là nguyên nhân gây ra sự gia tăng số ca bệnh. WHO cho biết họ đang điều tra. Ở Pháp, một biến thể khác, B.1.616, có liên quan đến bệnh nặng hơn và tỷ lệ tử vong cao hơn trong một nghiên cứu nhỏ về bệnh nhân nhập viện nội trú. Các tác giả lưu ý rằng chủng này cũng có thể khó phát hiện với một số kỹ thuật xét nghiệm, có thể là do tính chất dinh dưỡng bị thay đổi hoặc do mô hình nhiễm trùng, yêu cầu lấy mẫu đường hô hấp dưới. B.1.616 đã nằm trong danh sách quan tâm của WHO một thời gian, nhưng bị loại bỏ vào cuối tháng 5, trong khi một chủng liên quan đến Delta - được gọi là kappa - đã được thêm vào. WHO đã nhấn mạnh nguy cơ sẽ nhiều hơn khi coronavirus tiếp tục lây lan.                                 

6. Các biến thể tăng khả năng lây nhiễm như thế nào ?

Dừng như có những lợi thế giúp chúng nhanh chóng chiếm ưu thế, mặc dù các yếu tố khách quan như mọi người tụ tập trong nhà nhiều khi thời tiết lạnh cũng có thể góp phần vào sự lây lan. Khả năng lây nhiễm có thể tăng lên do các đột biến cho phép vi rút bám tốt hơn với các thụ thể trên tế bào người, giảm nồng độ vi rút cần thiết cho sự lây nhiễm. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford phát hiện ra rằng biến thể alpha liên kết với thụ thể, được gọi là ACE2, tốt hơn 1,98 lần và beta tốt hơn 4,62 lần so với vi rút gốc xuất hiện ở Trung Quốc vào cuối năm 2019 .

Một nhóm cố vấn của Vương quốc Anh cho biết vào tháng 12 rằng biến thể alpha có thể gia tăng số lượng sinh sản cơ bản, hay R0 (số ca nhiễm mới trung bình ước tính bắt nguồn từ một trường hợp duy nhất) trong khoảng 0,39 đến 0,93 – một sự "tăng đáng kể." Điều đó có liên quan đến nồng độ vi-rút hoặc lượng vi-rút cao trong đường thở trên của những bệnh nhân bị nhiễm cấp tính.

• Một nghiên cứu được công bố về ba đợt bùng phát ở trẻ em lứa tuổi mẫu giáo ở Đức chỉ ra rằng trẻ sơ sinh từ 1 đến 5 tuổi ở nhà trẻ và ở nhà bị nhiễm biến thể alpha cũng nhạy cảm và dễ lây nhiễm như người lớn nhiễm cùng biến thể.

• Các biến thể gamma có thể lây truyền nhiều hơn 1,7 đến 2,4 lần.    

7. Một số đột biến có quan trọng hơn không?

Đúng. Các nhà khoa học chú ý nhất đến các đột biến trong gen mã hóa protein S ở gai covid-19, đóng vai trò quan trọng trong việc xâm nhập của vi rút vào tế bào. Protein này ảnh hưởng đến khả năng tạo miễn dịch cũng như hiệu quả của vắc xin. Bốn biến thể “cần quan tâm" đều mang nhiều đột biến của protein S. Điều đó đặt ra câu hỏi về việc liệu những người đã sinh kháng thể đối với chủng "thông thường" - từ vắc-xin hoặc đã khỏi bệnh từ Covid-19 - sẽ có thể chống lại các biến thể mới.

8. Các nhà sản xuất thuốc đang làm gì?

Sarah Gilbert, giáo sư tiêm chủng tại Đại học Oxford, người đã nghiên cứu ban đầu vắc-xin AstraZeneca Plc, nói rằng “những nỗ lực đang được tiến hành để phát triển một thế hệ vắc-xin mới cho phép chuyển hướng sang các biến thể mới dưới dạng tiêm nhắc lại, nếu điều đó cho thấy là cần thiết".  Pfizer Inc., và đối tác Đức BioNTech SE, cũng như Moderna Inc., đã cho biết kết quả vắc xin của họ vẫn hoạt động chống lại chủng vi rút corona tại Nam Phi, mặc dù hiệu lực có giảm. Moderna đã thông báo rằng các lần tiêm nhắc lại đều cho kết quả tích cự chống lại chủng Covid cũng như với biến chủng gamma. Pfizer và Novovax cũng cho biết họ đang theo dõi trên mũi nhắc lại hoặc mũi kết hợp. Những thay đổi như vậy không phải là chưa từng xảy ra - nó xảy ra hàng năm với bệnh cúm theo mùa, diễn biến nhanh chóng. Không giống như bệnh cúm, coronavirus có cơ chế tự điều chỉnh di truyền để giảm thiểu đột biến.

9. Có thể sử dụng kết hợp các loại vắc xin khác nhau không?

Có thể, có. Liên minh Đổi mới Chuẩn bị sẵn sàng Dịch bệnh ( The coalition for Epidemic Preparedness Innovaton ) hay CEPI, đã công bố vào tháng 1.2021, đã có tới 140 triệu đô la tài trợ cho nghiên cứu nhằm tối ưu hóa và mở rộng việc sử dụng các loại vắc xin hiện có. Điều này cũng cho phép nghiên cứu "kết hợp và kết hợp" về các mũi tiêm khác nhau và cải thiện chất lượng trong sự kết hợp đó. Theo WHO, những nghiên cứu như vậy có thể hữu ích trong việc tối ưu hóa việc sử dụng các chế phẩm sẵn có.

10. Có bất kỳ hàm ý nào khác không?

Đúng. Có ý nghĩa đối với các phương pháp điều trị, chẩn đoán và sự lây lan của SARS-CoV-2 ở động vật.

* ĐIỀU TRỊ: Các nhà nghiên cứu ở Nam Phi nhận thấy một nguy cơ lý thuyết là một số kháng thể đang được phát triển để sử dụng trong điều trị có thể không hiệu quả đối với các biến thể phổ biến ở đó. Nhưng các nghiên cứu tại Đại học Columbia đã hỗ trợ các thử nghiệm do Regeneron Pharmaceuticals Inc. Họ đang dùng loại kháng thể phối hợp nhắm vào các đặc điểm riêng biệt của vi rút để giảm khả năng đột biến thoát vi rút (virus-escape mutants) để đáp ứng với việc chọn lọc  phương pháp điều trị bằng kháng thể đơn dòng.

• CHẨN ĐOÁN: Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ cho biết các chủng vi khuẩn mới có thể làm giảm hiệu suất của một số xét nghiệm PCR (sinh học phân tử). Bộ Y tế Pháp đã báo cáo vào tháng 3.2021 rằng một số bệnh nhân phát triển các triệu chứng nhưng xét nghiệm âm tính với vi rút.

• Vật chủ trung gian: Các nhà nghiên cứu tại Viện Pasteur của Pháp đã cho rằng các biến thể được phát hiện lần đầu tiên ở Nam Phi và Brazil có khả năng lây nhiễm cho những con chuột trong phòng thí nghiệm thông thường và sao chép một lượng lớn virus trong phổi -  mà các chủng lưu hành trước đó không làm được. Các nhà nghiên cứu đã bác bỏ rào cảng, trong đó cho rằng loài này làm tăng khả năng chuột hoặc các loài gặm nhấm khác sống gần con người trở thành ổ chứa thứ cấp cho SARS-CoV-2 ở những vùng mà các biến thể lưu hành, nơi các chủng này có thể tiến hóa riêng rẽ và có khả năng lây lan trở lại con người.

  • Tham chiếu:
  1. Summaries of important SARS-CoV-2 lineages by researchers at the University of Edinburgh and their collaborators.
  2. WHO answers questions on virus evolution and details knowledge gaps and research in a R&D Blueprint.
  3.  The Lancet and the Journal of the American Medical Association offer perspectives on the variants.
  4. A location tracker from Scripps Research is monitoring variants in locations with lineage and mutation reports.
  5. Bloomberg News talks to the scientists racing to decode the variants.
  6. The World Health Organization’s weekly updates and the CDC’s reports.
  7. Researchers recommend public health actions to control new SARS-CoV-2 variants.Related QuickTakes on how the coronavirus is transmitted, whether a vaccinated person can still spread the coronavirus, the vaccine rollout, whether you can be forced to get vaccinated, why feeling bad after a Covid vaccine jab could be good, and what experts say about delaying the second vaccine shot. — With assistance by Jane Pong

Nguồn: https://www.bloomberg.com/news/articles/2020-12-21/why-the-u-k-s-mutated-coronavirus-is-fanning-worries-quicktake

Lược dịch: Bác sỹ Nguyễn Hữu Tùng

Chủ tịch HĐQT Đại học Phan Châu Trinh

 

 

Các tin khác