PHAN CHAU TRINH UNIVERSITY
PHAN CHAU TRINH UNIVERSITY
Tuyển Sinh Đại Học
Admissions 2025
Connect with us on Zalo:

Contact Admission

Call Us:
Send your documents:
09 Nguyen Gia Thieu Street, Dien Ngoc Ward, Dien Ban Town, Quang Nam Province, Vietnam
Follow Us on Social Media
Follow us on social media for tips, news and updates about appling to Phan Chau Trinh University:

MỘT TRƯỜNG HỢP ABSCESS VÙNG HANG VỊ- CĂN BỆNH HIẾM GẶP- ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ THÀNH CÔNG TẠI BỆNH VIỆN TÂM TRÍ CAO LÃNH

Bs CKII. Ngô Minh Nghĩa, Bs. Hà Thanh Bình.

I. TÓM TẮT

Abscess thành dạ dày là bệnh lý hiếm gặp, là tình trạng viêm sưng ở vùng môn vị của dạ dày. Giai đoạn đầu, vùng niêm mạc sưng viêm, sau đó sẽ phát triển thành mủ tạo thành khối áp xe. Abscess vỡ vào lòng dạ dày hay vỡ vào ổ bụng gây thủng dạ dày dẫn đến viêm phúc mạc. Nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân.

Nguyên nhân gây abscess dạ dày chưa được xác định rõ ràng. Yếu tố thuận lợi thường gặp:

- Dị vật: xương cá, thức ăn cứng nhọn

- Nội soi dạ dày có sinh thiết

- Người suy giảm miễn dịch

- Loét dạ dày tá tràng mãn tính không điều trị

- Ung thư dạ dày Abscess hóa

- Bệnh nền nặng: Đái tháo đường, nghiện rượu …

Chúng tôi mô tả một trường hợp: Abscess thành dạ dày vùng hang vị được điều trị thành công tại Bệnh viện Tâm Trí Cao Lãnh bằng phương pháp: Nội soi dẫn lưu giải áp ổ Abscess kết hợp điều trị nội khoa.

Gastric wall abscess is an uncommon clinical condition, characterized by localized inflammation and swelling in the pyloric region of the stomach. In the initial stage, the mucosa becomes edematous and inflamed, subsequently evolving into a purulent collection forming an abscess. The abscess may rupture into the gastric lumen or into the peritoneal cavity, resulting in gastric perforation and leading to peritonitis, a life-threatening surgical emergency if not managed promptly.

The exact etiology of gastric wall abscess remains unclear. However, several predisposing factors have been identified, including:

  • Ingestion of foreign bodies: fish bones, hard or sharp-edged foods
  • Gastric endoscopy with mucosal biopsy
  • Immunocompromised status (due to disease or immunosuppressive therapy)
  • Untreated chronic peptic ulcer disease
  • Suppurative transformation of gastric carcinoma
  • Severe underlying comorbidities: diabetes mellitus, chronic alcoholism, etc.

We report a clinical case of gastric wall abscess localized in the pyloric region, successfully managed at Tam Tri Cao Lanh Hospital through endoscopic drainage and decompression of the abscess cavity, combined with conservative medical therapy.

II. GIỚI THIỆU CASE BỆNH

1. Bệnh nhân nữ 68 tuổi vào viện lúc 13h30, ngày 13/03/2025

2. Lý do vào viện: Đau bụng vùng thượng vị

3. Bệnh sử: Bệnh khởi phát cách nhập viện 10 ngày với triệu chứng đau vùng thượng vị lệch phải, đau âm ỉ liên tục, không tư thế giảm đau, kèm chán ăn, sốt nhẹ, không nôn, không tiêu lỏng. Bệnh nhập viện ở địa phương điều trị 5 ngày với chẩn đoán: Viêm dạ dày (không sử dụng kháng sinh trong thời gian nằm viện). Được cho ra viện nhưng bệnh thấy không hết đau bụng nên đến BVĐK Tâm Trí Cao Lãnh.

4. Tiền căn: Tăng huyết áp 05 năm, điều trị liên tục (Twynsta 40/5mg 01 viên uống sáng)

5. Khám lúc vào viện: HA: 130/80 mmHg, M: 70 lần/phút. NĐ: 370C, SpO2: 98%/ (Khí phòng). Bệnh tỉnh, niêm hồng, bụng mềm ấn đau vùng thượng vị lệch phải, hai hố chậu mềm, điểm Macburney (-), điểm Murphy (-), không có phản ứng thành bụng.

6. Cận lâm sàng:

- Công thức máu:

  • + BC 14.700 (N% 60)
  • + CRP 70.53 mg/l

     Các XN khác trong giới hạn bình thuòng

- Siêu âm bụng:
 

Vùng hang vị thành dày gần đồng tâm, kích thước= 58 x 48 x 47 mm, tăng sinh mạch máu ít. Dạy dày còn nhiều dịch không đồng nhất.

  • Kết luận: Nghĩ u môn vị

- Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng có tiêm thuốc cản quang:

  • Kết luận: Tổn thương hang môn vị theo dõi u. CĐPB: Viêm. Đề nghị kết hợp thêm lâm sàng, nội soi. Gan nhiễm mỡ.

 

- Nội soi dạ dày: Ngày 14.03.2025  

  • Kết quả: viêm trào ngược dạ dày thực quản Grade A, viêm sung huyết niêm mạc dạ dày mức độ vừa, ổ abscess hang vị có mủ chảy ra
  • Mở rộng miệng abscess, hút mủ, bơm rửa, lấy mủ soi cấy làm kháng sinh đồ, sinh thiết 4 điểm quanh ổ abscess

7. Chẩn đoán: Abscess dạ dày vùng hang vị/ Tăng huyết áp

8. Điều trị:

- Kháng sinh: Imipenem, Amikacin

- Giảm đau

- Bù nước, điện giải

- Điều trị triệu chứng.

Kết quả sinh thiết ổ Abscess (Ngày 17.03.2025)

Mẫu thử có các tế bào niêm mạc dạ dày có thấm tế bào viêm mạn. Không có tế bào ác tính trong mẫu này.

Kết quả kháng sinh đồ mủ của ổ abscess (Ngày 17.03.2025)   

Kết quả định danh vi khuẩn: Klebssiella Terrigena

Kháng sinh

Kết quả kháng sinh đồ

Khoảng tham chiếu MIC (mcg/mL)

Định tính

(R/I/S)

Định lượng

MIC

S

I

R

Ampicillin

R

≤ 16

8

≥ 32

Amikacine

S

≤ 4

8

≥ 16

Tobramycin

I

≤ 4

8

≥ 16

Tetracyline

R

≤ 4

8

≥ 16

Ciprofloxacin

R

≤ 1

2

≥ 4

Imipenem

S

≤ 1

2

≥ 4

Trimethoprim/ Sufamethoxazole

R

≤ 2/38

-

≥ 4/76

Amoxicillin / Clavulanic acid

R

≤ 4/8

8/16

≥ 16/32

Cefepime

R

≤ 2

4 - 8

≥ 16

Cefotaxime

R

≤ 1

2

≥ 4

Ceftazidime

R

≤ 4

8

≥ 16

Cefoxitin (*)

S

≤ 8

16

≥ 32

MIC Colistin

R

4

-

≤ 2

≥ 4

Chloramphenicol

R

≤ 2

-

4

Meropenem

S

≤ 2

4

≥ 8

Tigecycline

S

≤ 0.5

≥ 0.5

ESBL

(+)

AmpC

(-)

R (Đề kháng); I (Trung gian); S (Nhạy cảm); MIC (Nồng độ ức chế tối thiểu)

Ghi chú: ESBH (+): Vi khuẩn tiết ESBL đồng nghĩa với vi khuẩn kháng với các  Cephalosporia (Kể cả Cepholosporin thế hệ 4)

 

Kết quả nội soi dạ dày lần 02, sau 05 ngày điều trị

  • Kết quả: Viêm sung huyết dạ dày, ổ abscess hang vị nhỏ lại còn ít mủ

Điều trị kháng sinh đủ 07 ngày đường truyền, hạ bậc chuyển sang uống.

Tình trạng bệnh xuất viện: Bệnh tỉnh, hết đau bụng, ăn uống ngon miệng. Hẹn tái khám sau hết toa, các xét nghiệm về bình thường.

Kết quả nội soi dạ dày tái khám:

  • Kết quả: Viêm trào ngược dạ dày thực quản độ A (L.A) – Viêm sung huyết niêm mạc dạ dày, mức độ vừa – áp xe hang vị đã ổn

III. BÀN LUẬN

- Abscess thành dạ dày là bệnh lý hiếm gặp, tác giả Kyung Rok Kim và cộng sự ghi nhận 1972-2002 có 18 case (3). Ở Việt Nam tác giả Phan Văn Việt Bình công tác ở Bệnh Viện Medic-HCM ghi nhận một case lâm sàng năm 2019 và một case 2022(6).

- Abscess dạ dày khởi đầu là viêm dạ dày, biểu hiện phổ biến nhất là viêm dạ dày lan tỏa, các lớp niêm mạc của dạ dày sưng phù kèm mủ và giả mạc, dạng này chiếm đa số, dạng viêm khu trú tương đối hiếm, chiếm 5-15% các trường hợp. Quá trình viêm mủ dẫn đến hình thành túi mủ, thường ở vùng hang vị nhưng cũng có thể ở bất cứ nơi nào trong niêm mạc dạ dày, lớp niêm mạc dạ dày này bị tổn thương dầy lên có thể do dị vật, thức ăn có dằm nhọn đâm thủng, chúng ta cần phân biệt u dạ dày giai đoạn ở niêm mạc bằng sinh thiết khi nội soi (6).

- Cơ chế bệnh sinh của Abscess dạ dày chưa được biết rõ nên nguyên nhân chưa xác định chắc chắn. Nguyên nhân có thể do vi khuẩn xâm nhập trực tiếp qua niêm mạc dạ dày bị tổn thương (xương cá đâm hay nơi vị trí sinh thiết niêm mạc dạ dày bị tổn thương lúc nội soi). Một nguồn khác vi khuẩn có thể di chuyển theo đường hạch bạch huyết hay đường máu gây ra ổ Abscess.

- Các tác nhân gây bệnh được tìm thấy phổ biến nhất là Streptococuss Staphylococci và Escherichia- coli. Trong trường hợp của chúng tôi khi thấy mủ trong ổ abscess nuôi cấy mọc: Klebsieble terrigena, ESBL (+) còn nhạy với Imipenem, Meropenem, Amikacin, Tigecycline.

Tác giả Kyung Rok Kim: Streptococuss, Staphylococci, Escherichia- coli, Candida Allbicans (3).

Tác giả Maqsood Khan: Escherichia- coli, Staphylococcus, Clostridium, Bacilus, Protecus (4).

Tác giả Nicholas W.W. Choong: Streptococcus, Cardida, Staphylo (5).

- Như đã biết dạ dày chứa tế bào tiết acid, hiện nay chỉ có cầu khuẩn là Helicobacter Pylori sống được. Đa số vi khuẩn bị tiêu diệt do nồng độ acid cao trong dạ dày. Nhiều báo cáo ghi nhận abscess dạ dày xuất hiện ở người cắt dạ dày, giảm tiết dịch vị dạ dày, người suy giảm miễn dịch, người nghiện rượu, hút thuốc lá, sau nội soi sinh thiêt dạ dày, người có tác nhân nhọn đâm thủng, thiếu hụt dinh dưỡng, bệnh thận mạn tính, bệnh bạch cầu. Ngoài ra abscess dạ dày có liên quan đến một số bệnh lý nhiễm trùng khác như nhiễm trùng dường mật, abscess gan (1), (2). Trong trường hợp của chúng tôi bệnh nhân đau bụng có buồn nôn, uể oải, ăn uống kém. Ở bệnh nhân này đau bụng khoảng 10 ngày trước nhập viện, đau âm ỉ liên tục vùng thượng vị lệch (P), không tư thế giảm đau. Các xét nghiệm cho thấy có hội chứng nhiễm trùng, bạch cầu tăng, Neu tăng, CRP tăng.

- Nội soi là một thủ thuật gần như có thể thực hiện được ở bất cứ cơ sở y tế công lập và tư nhân. Ưu điểm: dễ thực hiện, cho hình ảnh trực tiếp. Tường hợp báo cáo cho thấy rõ abscess vùng môn vị, miệng áp xe lồi ra ở niêm mạc môn vị, có rò rĩ mủ. Chúng tôi tiến hành lấy mủ soi cấy làm kháng sinh đồ, sinh thiết bốn điểm quanh ổ abscess, mở rộng miệng có mủ ổ abscess, nhiều mủ vàng sệt chảy ra, bơm rữa ổ abscess. Sau đó chúng tôi nội soi lại ở ngày thứ năm ghi nhận ổ abscess nhỏ lại., còn ít mủ, tiếp tục bơm rữa. Nội soi lại sau 15 ngày tái khám ổ abscess mất, lâm sàng bệnh nhân phục hồi hoàn toàn.

Table 1: Climical presentation of intramuraglgastric abscess in 18 patients (4)

Clinical presentation

No

%

Abdemiral rain

16

89

≤ 7đ

10

56

≥ 8đ

6

33

Presence of ulser

5

28

Fevex

4

22

Khoa học ngày càng tiến bộ Endoscope ultrasound (EUS) đây là kỹ thuật kết hợp giữa nội soi tiêu hóa kết hợp với siêu âm, giúp khắc phục hạn chế nội soi đơn thuần. Thiết bị có khả năng thu phát sóng siêu âm được gắn lên đầu ống nội soi, với thiết bị này giúp chẩn đoán các gia đoạn tổn thương dường tiêu hóa. Ngoài siêu âm, MSCT, MRI, giúp chẩn đoán xác định đánh giá độ sâu cũng như mức độ xâm lấn của khối u, ngay cả CT và EUS chúng dễ nhầm lẫn với ung thư dạ dày ở giai đoạn niêm mạc. Để khắc phục ta phải sinh thiết, chỉ có giải phẩu bệnh mới kết luận là ung thư. Case của chúng tôi kết quả giải phẩu bệnh là tế bào viêm và tìm thấy con vi khẩn Klebssiella terrigena và còn nhạy với nhiều loại kháng sinh.

- Có nhiều phương pháp điều trị abscess dạ dày

   + Phẫu thuật cắt dạ dày chứa ổ abscess. Đây là phẫu thuật lớn, đa số thực hiện được ở bệnh viện tuyến tỉnh và một số bệnh viện tư nhân, với trang thiết bị hiện đại cũng như phẩu thuật viên nhiều kinh nghiệm có thể cắt đoạn dạ dày chứa ổ abscess và nối lại theo kiểu Roux-en-Y. Tuy nhiên, tỷ lệ rò miệng nối cũng cần chú ý đến, đặc biệt cắt ổ abscess là phẫu thuật:

   + Dẫn lưu ổ abscess qua nội soi là phương pháp chúng tôi đã thực hiện

   + Dẫn lưu ổ abscess qua da

àTất cả các phương pháp trên đều kết hợp với điều trị nội khoa kháng sinh theo kháng sinh đồ. Case của chúng tôi: kháng sinh, bù dịch, điện giải, điều trị bệnh nền kèm theo.

Treatment and Surival for 18 Patients with intromural gastric abscess (4)

Treatment

Patients

Treated

Survivall

No

%

No

%

Surgery

11

61

11

100

Endoscopic drainage + Antibiotics

4

22

4

100

Percutaneous drainage + antibiotics

2

11

2

100

Antibiotics alone

1

6

0

0

IV. KẾT LUẬN

- Abscess thành dạ dày là bệnh lý hiếm gặp, khởi đầu xuất hiện thường đau vùng thượng vị lan lên vai (T) ăn kém, kèm buồn nôn, nôn ra máu.

- Nội soi, siêu âm, CT, EUS, dễ thực hiện cho chẩn đoán xác định.

- Dẫn lưu ổ abscess, kháng sinh có thể thực hiện được các cơ sở y tế tuyến tỉnh và một số bệnh viện tư nhân cho kết quả điều trị tốt.

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Choong N.W.W.,Levy M.J.,Rajan E.,Kolars J.C. Intramural gastric abscess: case history and review. Endosc. 2003;58:627-629. Doi: 10.1067/S0016-5107(03)01967-9. [DOI ] [PubMed] [Google Scholar ].

[2] Murphy J.F., Graham D.Y., Frankel N.B., Spjut H.J. Intramural gastric abscess. Am.J. Surg. 1976;131: 618-621. Doi: 10.1016/0002-9610(76) 90028-3. [DOI] [PubMed] [Google Scholar]

 [3] Kim KR, Shim KN, Choe AR, Lee MJ, Park YH, Song EM, Tae CH, Jung SA. A Case of Intramural Gastric Wall Abscess, a Rare Disease Successfully Treated with Endoscopic Incision and Drainage. Gut Liver. 2023 Nov 15;17(6):949-953. doi: 10.5009/gnl220009. Epub 2023 Jan 26. PMID: 36700301; PMCID: PMC10651380.

[4] Khan M, Leya J, Dhillon S. An unusual case of recurrent gastric abscess. Gastroenterol Hepatol (N Y). 2008 Sep;4(9):641-3. PMID: 22798748; PMCID: PMC3394486.

[5] Qafisheh Q, Dukmak ON, AbuRumaila AY, Emar M, Jubran F, Ashhab H. Gastric wall abscess: A case report and literature review. Ann Med Surg (Lond). 2022 Feb 23;75:103392. doi: 10.1016/j.amsu.2022.103392. PMID: 35251601; PMCID: PMC8888984.

[6] Phan Thanh Việt Bình, 2022, Ca lâm sàng: áp xe thành dạ dày, Hội nghị khoa học trung tâm MEDIC- HCM.

PCTU pctu Hội nghị khoa học