Đại học Phan Châu Trinh
Đại học Phan Châu Trinh
Tuyển Sinh Đại Học
Tuyển sinh Đại học 2024
Kết nối với chúng tôi qua Zalo:

Liên hệ tuyển sinh

Gửi email cho chúng tôi:
Gọi hoặc Zalo cho chúng tôi:
Gửi hồ sơ về:
09 Nguyễn Gia Thiều, P. Điện Ngọc, TX. Điện Bàn, Quảng Nam
Theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội
Theo dõi chúng tôi trên phương tiện truyền thông xã hội để không bỏ lỡ thông tin quan trọng về đăng ký, học bổng, cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn và trải nghiệm đa dạng trong các hoạt động của chúng tôi.

ĐH PHan Châu Trinh tiên phong ứng dụng VR vào trong đào tạo y khoa

Một trong 5 trụ cột mà Đại Phan Châu Trinh (PCTU) xây dựng là quản trị đại học bằng công nghệ 4.0. Theo đó, PCTU định hướng tiên phong công nghệ hóa trong phương pháp giáo dục y khoa, hỗ trợ giảng dạy và tiến tới quản trị đại học bằng công nghệ thông tin.

Đầu năm 2019, trường thành lập Phòng thí nghiệm thực tế ảo (VR Lab) để nghiên cứu và ứng dụng thực tế ảo VR vào trong giảng dạy y khoa. Trước tiên là ứng ứng dụng dạy học giải phẫu trên phần mềm 3D Organon VR Anatomy. Đây là phần mềm đã chạy thành công và  được trao giải thưởng VR năm 2018.

vr3

Sinh viên y khoa học giải phẫu tại phòng VR

Hệ thống VR này sẽ giúp sinh viên y khoa của PCTU tự cũng cố kiến thức các bài giảng giải phẫu, hiểu sâu và chi tiết hơn về cách thức hoạt động của cơ thể người. Hệ thống mô tả đầy đủ các chi tiết giải phẫu được liên kết với nhau trong không gian 3 chiều, nhờ đó việc dạy – học giải phẫu trở nên trực quan và hiệu quả hơn.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Tùng – Chủ tịch HĐQT trường cho rằng, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), robotic, thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR) vào chẩn đoán và điều trị y khoa trong tương lai gần là điều tất yếu. Mà trước tiên là người sinh viên y khoa cần phải hiểu và được tiếp cận sớm ngay trong những năm học y khoa của mình. Vì vậy, việc tiên phong ứng dụng nền tảng VR vào trong giảng dạy cho thấy chiến lược đào tạo ngành sức khỏe của PCTU là hướng đi đúng và phù hợp.

Hiện nay, sinh viên y khoa nói chung đều phải trải qua học phần giải phẫu và thực tập phẫu tích trên xác của người hiến tặng. Việc học mổ xác thể hiện một số hạn chế như một số cấu trúc không quan sát được hoặc góc độ khó quan sát, hạn chế về số lượng phẫu thuật viên khi học, các chi tiết giải phẫu có thể bị ảnh hưởng do vết mổ hoặc do sự tìm tòi khám phá của các phẫu thuật viên hoặc sinh viên, dẫu biết rằng việc mổ xác trên xác hiện tặng không thể thay thế bởi tính chân thật của nó. Với VR, các hạn chế trên được khắc phục. Hơn thế nữa, VR sẽ giúp sinh viên có thể xem đi xem lại nhiều lần các cơ quan bộ phận cơ thể khác nhau và các hình ảnh này không bị thay đổi bởi các vết mổ. Với góc nhìn 360 độ giúp quan sát tất cả các mô, xương, cơ, mạch máu, dây thần kinh và các cơ quan, sinh viên được chuẩn bị tốt hơn cho công việc lâm sàng trong tương lai. Người học có thể di chuyển, tháo rời hoặc đi qua các cấu trúc cơ thể người để ghi chép hoặc đánh dấu lại các vị trí quan trọng.

vr1

Giao diện phần mềm 3D Organon VR Anatomy

Thông qua hệ thống giải phẫu 3D Organon VR Anatomy, sinh viên chủ động nghiên cứu trước bài giảng, tìm hiểu trước, trong và sau khi mổ xác. Đây chính là công cụ hiện thực hóa phương pháp giảng dạy theo vấn đề - PBL, học nhóm, dạy học theo nhóm năng lực mà PCTU đang áp dụng, trong đó sinh viên làm trung tâm, chủ động chiếm lĩnh tri thức.

Theo Ban giám hiệu Trường Đại học Y khoa Phan Châu Trinh, đơn vị VR Lab của trường bước đầu ứng công nghệ VR vào hỗ trợ giảng dạy môn cơ thể học và trường tiếp tục nghiên cứu ứng dụng các phần mềm của các môn học khác như  sinh hóa, vi sinh – ký sinh trùng, sinh học, kỹ năng lâm sàng (skill lab) vào giảng dạy trong quá trình hiện thực dự án công nghệ hóa giáo trình giảng dạy y khoa của Đại học Y khoa Phan Châu Trinh.