Đại học Phan Châu Trinh
Đại học Phan Châu Trinh
Tuyển Sinh Đại Học
Tuyển sinh Đại học 2024
Kết nối với chúng tôi qua Zalo:

Liên hệ tuyển sinh

Gửi email cho chúng tôi:
Gọi hoặc Zalo cho chúng tôi:
Gửi hồ sơ về:
09 Nguyễn Gia Thiều, P. Điện Ngọc, TX. Điện Bàn, Quảng Nam
Theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội
Theo dõi chúng tôi trên phương tiện truyền thông xã hội để không bỏ lỡ thông tin quan trọng về đăng ký, học bổng, cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn và trải nghiệm đa dạng trong các hoạt động của chúng tôi.

Chia sẻ những trăn trở với sinh viên y khoa năm cuối ĐH Y khoa Hà Nội

Hôm nay ngày 10.7.2019, đọc được bài tâm tư của một bạn sinh viên Y khoa năm thứ 5 Trường Đại học Y khoa Hà nội trên trang báo mạng VnExpress (1), tôi chợt nối kết lại ký ức mình lui về 40 năm trước, lúc còn là một sinh viên y khoa như bạn.

Bạn Hà Trang sắp là đồng nghiệp của tôi rồi. Hiện nay tôi là bác sĩ chuyên khoa nội tổng quát, ra trường Đại học Y khoa Huế 1979.

Bs-Nguyen-Huu-Tung_1

Trước năm 1975, chúng tôi học y khoa 7 năm, năm đầu phải học lớp Dự bị khoa học, lớp nầy gồm những môn khoa học cơ bản và cũng dạy môn y khoa cơ bản. Lớp dự bị khoa học nầy tại Huế lúc đó gọi là dự bị y khoa. Lớp nầy tôi cũng phải thi và đậu mới được học. Nếu vượt quá năm dự bị thì mới được thi vào trường Y khoa.

Cho dù bất kỳ thời kỳ nào, có lẽ tâm trạng của một sinh viên y khoa thường giống nhau, tâm trạng ấy chi phối xuyên suốt trước, trong, sắp và sau khi ra trường – đó là sự nghiệp của một con người trong xã hội, sự nghiệp của một sinh viên y khoa, sự nghiệp của người làm thầy thuốc. Sự nghiệp là một điều gì đó mơ hồ với mọi người, nhưng nó lại không mơ hồ với một sinh viên y khoa, vì mục tiêu của sinh viên y khoa là ra trường trở thành bác sĩ – người thầy thuốc cứu nhân độ thế. Một sự nghiệp vinh hiển và danh dự cho bản thân, gia đình, bạn bè, xã hội và đất nước. Nghề thầy thuốc là nghề cao quý, cao thượng và thiêng liêng, vì xét cho cùng tất cả mọi người sống trên thế gian nầy, kể cả người thầy thuốc khi có vấn đề sức khỏe đều bình đẳng dưới bàn tay người thầy thuốc, sinh mạng của người bệnh cũng được định đoạt bởi người thầy thuốc. Đó là nghề thiêng liêng mà không nghề nào có được. Cho nên học làm nghề thầy thuốc, trước tiên phải phát xuất từ lòng trắc ẩn với đồng loại, cảm thông cái đau của người bệnh. Từ đó, người sinh viên y khoa đam mê nó, tâm huyết với nó, ngày đêm miệt mài đèn sách cả một thời sinh viên cũng như khi ra trường làm việc, và có khi cả cuộc đời học tập mà không hề nói về công lao của mình cho bất cứ ai. Người thầy thuốc không nói họ đang hy sinh cho ai cả, vì hy sinh là một thuộc tính của người làm bác sĩ. Công việc của họ rất âm thầm nhưng sự xứng danh giá trị của họ luôn ẩn dụ vô giá (perminance hidden worth).

Tuy nhiên, làm sao trở thành người thầy thuốc xứng danh mới là điều quan trọng, làm sao người bác sĩ giữ được tâm hồn thanh bạch và luôn sở hữu được trí tuệ thông thái y khoa, luôn nuôi dưỡng lòng yêu thương, độ lượng và nhân từ? tiếp tục đóng góp sức mình cho nhân loại. Muốn làm được điều thần tiên ấy, ngoài việc người sinh viên y khoa cố gắng miệt mài đèn sách, cạn kiệt những giọt mồ hôi bên gường người bệnh mà họ còn phải được sống, học tập trong một môi trường giáo dục y khoa chuẩn mực. Sự chuẩn mực từ cái ghế cái bàn, từ học cụ đến hạ tầng, thiết bị, chuẩn mực từ chỗ thực hành đến nơi thực tập. Chuẩn mực từ người Thầy chuẩn mực với chương trình giáo án chuẩn mực. Chuẩn mực từ ngôn từ học tập đến công nghệ giảng dạy sinh viên. Tất cả kết nối hợp nhất lại dưới một ý chí quản lý chuẩn mực và trung thực, trong suốt.

Hà Trang có đề cập đến thu nhập của bác sĩ Hoa kỳ, hay các nước trong khối ASEAN rất cao so với thu nhập của bác sĩ Việt nam chúng ta. Hà trang có biết không? Thu nhập bình quân đầu người của Hoa kỳ gấp hơn 10 lần của Việt Nam chúng ta, của Singapore cũng hơn 8 lần đối với Việt Nam. Đời sống người dân cao, người bệnh được quý trọng, được thể hiện quyền người bệnh triệt để, công việc chuyên môn, kể cả y đức nghề nghiệp y khoa của bác sĩ đã thành luật hóa. Việc đầu tư cho giáo dục y khoa rất lớn mới đáp ứng được chuẩn mực và chuẩn phục vụ người bệnh. Trong môi trường đó thì năng lực và năng lượng người sinh viên y khoa rất cao, có thể cao hơn sinh viên nước ta nhiều, chi phí học tập cũng cao hơn nước ta gấp nhiêu lần. Ví dụ, học y khoa trường Đại học y khoa công lập Singapore là $30.000 SD, hệ hợp tác với trường Hoa Kỳ là $50.000 SD. Còn đối với Hoa Kỳ, chi phí học y khoa rất cao, có đến $80.000 đến $90.000 tùy trường đại học. Mỗi năm, các trường y khoa của Hoa Kỳ hay Singapore có chỉ tiêu tuyển sinh cố định và không tăng trên 100 sinh viên/năm để luôn giữ chất lượng đầu ra, trong khi nhu cầu bác sĩ ngoài cộng đồng rất lớn. Thời gian học y khoa của Hoa Kỳ dài hơn của Việt Nam chúng ta, chương trình bác sĩ đa khoa mất 8 năm và mất thêm 3 năm nội trú và một năm thì lấy chứng chỉ hành nghề, vị chi là 11 – 12 năm cho một đời bác sĩ đa khoa được chạm tay thực thụ vào người bệnh. Thi nội trú tại Hoa Kỳ hay Singapore cũng rất khó chứ không riêng gì ở nước ta. Sau khi đậu nội trú, nội trú được một giáo sư đỡ đầu, chứ giáo sư không thể đỡ đầu cho nhiều nội trú cùng một lần. Cơ cấu xã hội, kinh tế, giáo dục, y tế, đời sống, pháp luật cao như vậy, do đó sự đào tạo ra người thầy thuốc ở các nước nầy rất cao. Dĩ nhiên thu nhập bác sĩ ra trường cao tương thích với xã hội đó.

Tuy nhiên có một niềm vui nhỏ về thu nhập của bác sĩ nước tiên tiến so với nước ta là nước đang phát triển tính theo tỷ lệ bình quân thì thu nhập chúng ta cao hơn. Ví dụ, một bác sĩ đa khoa mới ra trường và sau 18 tháng có chứng chỉ hành nghể, được vào làm việc tại bệnh viện tư nhân thu nhập có thể bằng ½ bs Singapore cùng thời. Điều nầy cho thấy bác sĩ Việt Nam vẫn được xã hội trọng vọng, ưu ái. Vì văn hóa chúng ta vẫn xem bác sĩ là thiên thần áo trắng.

Tôi hy vọng những chia sẻ nhỏ này có thể cho bạn Hà Trang có cái nhìn kỳ vọng hơn về tương lai của mình. Có điều tôi khuyên bạn hãy cố gắng trở thành một bác sĩ giỏi và chuẩn mực, để gia đình, bạn bè, bệnh nhân và xã hội luôn vinh danh bạn. Khi ấy bạn không lo về nhu cầu bình thường của bạn trong tháp Maslow.

Hy vọng những trăn trở của bạn được chia sẻ phần nào? Tôi luôn luôn đón chờ những tâm tư và chia sẻ của các bạn sinh viên y khoa qua trang web của trường Đại học Phan Châu Trinh – một ngôi trường y khoa lý tưởng dành cho thế hệ bác sĩ chuẩn mực và dành cho những sinh viên y khoa có nhiều niềm trăn trở, suy tư trong khởi nghiệp như bạn.

Bs. Nguyễn Hữu Tùng.
Chủ tịch Trường Đại học Phan Châu Trinh.

 

(1) https://vnexpress.net/suc-khoe/tran-tro-khi-ra-truong-cua-sinh-vien-y-nam-cuoi-3948746.html

PCTU pctu Hội nghị khoa học