Đại học Phan Châu Trinh
Đại học Phan Châu Trinh
Tuyển Sinh Đại Học
Tuyển sinh Đại học 2024
Kết nối với chúng tôi qua Zalo:

Liên hệ tuyển sinh

Gửi email cho chúng tôi:
Gọi hoặc Zalo cho chúng tôi:
Gửi hồ sơ về:
09 Nguyễn Gia Thiều, P. Điện Ngọc, TX. Điện Bàn, Quảng Nam
Theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội
Theo dõi chúng tôi trên phương tiện truyền thông xã hội để không bỏ lỡ thông tin quan trọng về đăng ký, học bổng, cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn và trải nghiệm đa dạng trong các hoạt động của chúng tôi.

Chân dung một nữ bác sĩ

Thông tin từ tờ báo Thanh niên buổi sáng ngày cuối năm 2019. Tôi lên đường đi tìm vị Nữ bác sĩ người dân tộc K’Ho trên vùng cao nguyên Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Như tiếng gọi từ tận đáy lòng hay như từ ký ức đã vùi sâu, bây giờ được đánh thức. Người nữ BS K’Ho ấy chừng 31 tuổi, cũng như tôi ngày 32 tuổi đã theo tiếng gọi con tim lên vùng sâu Tà Lài, tỉnh Đồng Nai giúp khám bệnh, xây dựng trạm y tế cho đồng bào dân tộc. Tâm thế bình an, tự tại và thanh thản đã len lỏi vào tâm hồn trên suốt chặng đường tìm đến cao nguyên Di Linh như đi tìm lại chân dung của chính mình 33 năm trước.

Trại bệnh cùi (bệnh hủi, bệnh phong) Di Linh (Di linh leprosy dispensary) nằm trên một ngọn đồi tương đối cách biệt với cộng đồng dân cư. Trại được Ðức Cha Jean Caissaigne người Pháp thành lập năm 1929. Nhiều tư liệu còn lại cho thấy, ngày ấy nơi đây là vùng núi hoang vu, cách trở, núi rừng trùng điệp dân cư thưa thớt, chỉ có người đồng bào thiểu số K’Ho, Stiêng sinh sống theo lối sống du canh du cư. Nhiều đồng bào bị bệnh cùi và bệnh lao nhưng không có phương tiện chẩn đoán, điều trị, chăm sóc. Cha Caissaigne tìm đến và chăm sóc họ từ tinh thần, bệnh tật cũng như đời sống cơ cực của những bệnh nhận cùi , cùng với họ xây dựng nên trại chăm sóc bệnh nhân cùi Di linh từ ban sơ với bao thiếu thốn và khó khăn giữa chốn núi rừng. Những lời nguyện của Con Người hy sinh ấy còn để lại mà tôi đọc được: “TÔI AO ƯỚC ĐƯỢC CHỊU ĐAU KHỔ VÌ ANH EM PHONG (CÙI) CỦA TÔI. TÔI AO ƯỚC CHỊU SỰ ĐAU KHỔ NHƯ VẬY. SUỐT ĐỜI VỮNG LÒNG CHỊU ĐỰNG. VÀ TÔI ĐƯỢC AN NGHỈ GIỮA CÁC CON CÁI PHONG CỦA TÔI”.

bs-klanglinh

Bs. Nguyễn Hữu Tùng tặng Bs. K’Lang Linh chiếc ống nghe hiệu LyLy mua từ Mỹ

Không biết những lời nguyện ấy có cấu thành lẽ sống của những người bác sĩ tại trại cùi này trong đó có bác sĩ K’Lang Linh? Tôi được gặp Bs. K’Lang Linh và hai bác sĩ khác nữa, tất cả họ đều là người đồng bào dân tộc K’Ho, Stiêng, tất cả họ đều là những Sinh viên giỏi, sau khi tốt nghiệp Bác sĩ từ Trường Đại học Y Dược Tp HCM và Phạm Ngọc Thạch Tp.HCM đã trở về làm việc Trại cùi này, nơi từ đó họ ra đi. Bây giờ những bác sĩ ấy vừa làm việc vừa học chuyên khoa sau đại học.

Bs. K’Lang Linh là bác sĩ đa khoa, nhưng học thêm nhiều chứng chỉ như siêu âm tim, tổng quát và có rất nhiều kiến thức tim mạch, đang phụ trách khám tim mạch cho bệnh nhân cùi (phong) tại trại. Hiện tại, Bs.K’Lang Linh muốn học thêm chuyên khoa da liễu để nâng cao khả năng phục bệnh nhân cùi tốt hơn . Tôi hỏi Bs. K’Lang Linh vì sao học nhiều như vậy trong lúc cuộc sống bác sĩ còn nhiều khó khăn. “Bệnh nhân phong cũng mắc phải nhiều bệnh khác, ở đây không có nhiều bác sĩ nên phải học nhiều chuyên khoa và kỹ thuật y khoa mới giúp cho bệnh nhân hiệu quả không cần chuyển đi nơi khác, bệnh nhân người đồng bào chúng tôi còn nghèo lắm”, Bs. K’ Lang Linh bộc bạch.

Trong ánh mắt hồn hậu, xa vắng nhưng không tư lự, không xôn xao cơm áo gạo tiền. Người nữ bác sĩ ấy chỉ có một nỗi niềm độc nhất là làm sao tỷ lệ bệnh nhân cùi ngày càng giảm cho đồng bào của Cô, làm sao nơi cô đang làm việc có đủ điều kiện để Cô và đồng nghiệp của mình chăm sóc tốt hơn cho người bệnh nhân cùi tại trại.

Theo Soeur Mai, có nhiều bệnh viện đa khoa tuyển dụng Bs. K’Lang Linh với chế độ rất cao, vì Bs. K’Lang Linh giỏi chuyên môn và có trái tim nhân hậu, được bệnh nhân yêu mến, nhưng Bs vẫn từ chối và chỉ muốn trở về phục vụ bệnh nhân cùi, nơi từ ấy cô đi học và trở thành Bs.K’Lang Linhh hạnh phúc với công việc và với những gì Cô có. Cô ấy là một bác sĩ có tâm hồn cao thượng.

Tôi tặng Bs. K’Lang Linh chiếc ống nghe hiệu LiLy mua từ Mỹ. Tôi thật sự cảm động và tỏ lòng ngưỡng mộ Người K’Lang Linh, cô sống vì sự nghiệp y khoa và phục cụ cho người bệnh của mình với một tâm hồn trong sáng trong hoàn cảnh khó khăn nhưng luôn tìm tòi học hỏi.

Nữ Bs. K’Lang Linh đã truyền cho tôi một động lực trong xây dựng sự nghiệp đào tạo ngành y khoa của tôi tại Trường Đại học Phan Châu Trinh, đào tạo một thế hệ bác sĩ tâm trí vẹn toàn.

Chủ tịch HĐQT Trường Đại học Phan châu trinh.

Bs NGUYỄN HỮU TÙNG.

PCTU pctu Hội nghị khoa học