Trường Đại học Phan Châu Trinh (PCTU) đã được Bộ Giáo dục - Đào tạo cho phép đào tạo hệ chính quy trình độ đại học ngành Bác sĩ Răng - Hàm - Mặt theo Quyết định số 2544/QĐ-BGDĐT.
Tâm huyết của Ban giám hiệu là mong muốn làm thay đổi chân dung, vị thế và giá trị đích thực nghề làm thầy thuốc trong xã hội, và tâm huyết đào tạo y khoa chất lượng của PCTU được kiên định xuyên suốt trong quá trình tồn tại của trường.
Sứ mệnh và tầm nhìn của PCTU là đào tạo ra một thế hệ bác sỹ Răng - Hàm - Mặt nói riêng và Bác sĩ nói chung chuẩn mực, vừa giỏi kiến thức và kỹ năng lâm sàng, vừa có năng lực nghiên cứu khoa học, có đạo đức nghề nghiệp, có kỹ năng lãnh đạo, là hạt nhân y tế trong tương lai.
Tìm hiểu thêm về ngành Răng - Hàm - Mặt: Xem chi tiết
GS.TS. Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ y tế tham quan phòng thực hành ngành Răng - Hàm - Mặt của PCTU
Sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng BÁC SĨ RĂNG - HÀM - MẶT theo quy định của BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO và BỘ Y TẾ, hệ Chính quy
A. Giảng viên giảng dạy kiêm phụ trách
|
Tiến sĩ, Bác sĩ CKII: Nguyễn Văn Đẩu Chuyên ngành Răng- Hàm - Mặt Trưởng khoa Răng - Hàm - Mặt, ĐH Phan Châu Trinh |
![]() |
Tiến sĩ, Bác sĩ : Nguyễn Thế Dũng Chuyên ngành Răng- Hàm - Mặt Giảng viên khoa Răng - Hàm - Mặt |
![]() |
Tiến sĩ, Bác sĩ : Nguyễn Quang Tâm Chuyên ngành Răng- Hàm - Mặt Giảng viên khoa Răng - Hàm - Mặt |
|
Tiến sĩ, Bác sĩ: Phạm Hùng Vân Nguyên giảng viên khoa Y – ĐH Y dược TPHCM Hiệu trưởng ĐH Phan Châu Trinh |
|
Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ: Trương Đình Kiệt Nguyên Phó Hiệu trưởng Đại học Y dược TPHCM Thành viên Hội đồng cố vấn ĐH Phan Châu Trinh |
|
Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ: Hoàng Văn Tùng Nguyên Trưởng bộ môn Giải phẫu Đại học Y khoa Huế Giảng viên Bộ môn Giải phẫu ĐH Phan Châu Trinh. |
|
Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ: Nguyễn Sào Trung Nguyên trưởng khoa Y Đại học Y dược TPHCM Thành viên Hội đồng cố vấn ĐH Phan Châu Trinh |
|
Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ: Nguyễn Văn Tuấn Giảng viên Đại học New South Wales – Úc Thành viên Hội đồng cố vấn ĐH Phan Châu Trinh |
|
Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ: Lê Văn Cường Nguyên trưởng bộ môn giải phẫu trường Đại học Y dược TPHCM Thành viên Hội đồng cố vấn ĐH Phan Châu Trinh |
|
Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ: Lê Quang Quốc Ánh Nguyên trưởng bộ môn giải phẩu trường Đại học Y dược TPHCM Trưởng Bộ môn Giải phẫu |
|
Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ: Hồ Khả Cảnh Nguyên Trưởng bộ môn Gây mê hồi sức trường Đại học Y khoa Huế |
|
Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ: Nguyễn Thị Nhạn Nguyên Trưởng bộ môn Nội Đại học Y khoa Huế |
|
Tiến sĩ, Bác sĩ: Nguyễn Đỗ Ngọc Linh Tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Vi sinh tại viện Pasteur Lille, Đại học Lille 2, CH Pháp |
|
Tiến sĩ, Bác sĩ: Tô Viết Thuấn Tốt nghiệp tiến sỹ chuyên ngành Sinh lý học Đái tháo đường tại Bệnh viện Đại Học Munich (LMU), Großhadern, München CHLB Đức Giảng viên Bộ môn Sinh lý |
|
Tiến sĩ, Bác sĩ: Trịnh Xuân Thắng Tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Dịch tễ học tại viện Karolinska, Thụy Điển Giảng viên Tiếng Anh chuyên ngành |
![]() |
Prof. Waldo Concepcion, MD, FACS Professor of Surgery and Pediatrics |
![]() |
Dr. Peter J Panagotacos, MD, FAAD Assistant Clinical Professor — Department of Dermatology |
|
Prof. Jessica Anne Clarke, MD, PhD Forensic Psychiatry, Private Consulting |
|
Prof. Patricia E. Kelly, MHS, Ed.D Consultant, North Country Community Mental Health |
|
Gilbert Anthony Wilson, MD General Medicine - Family Practice |
|
Prof. Erica Frank, MD, MPH Professor & Canada Research Chair, University of British Columbia |
![]() |
Christopher D. Evans, MD, MPH, AAHIVM Assistant Professor, Division of General Internal Medicine and Geriatrics |
B. Giảng viên giảng dạy
TT | Họ tên giảng viên | Học hàm, học vị | Chuyên ngành nghiên cứu |
1 | Huỳnh Vĩ Thắng | Thạc sĩ, Bác sĩ | Chẩn đoán hình ảnh |
2 | Lê Phước Pha | Bác sĩ CKI | Chấn thương chỉnh hình |
3 | Lê Quý Hồng Phát | Thạc sĩ, Bác sĩ | Da Liễu |
4 | Nguyễn Thanh Bình | Thạc sĩ | Điều dưỡng |
5 | Đào Nguyễn Thùy Dương | Dược sĩ | Dược học |
6 | Phạm Thị Hương Sen | Bác sĩ CKI | Dược lý – Dược lâm sàng |
7 | Nguyễn Kim Duy | Bác sĩ CKI | Gây mê hồi sức |
8 | Lê Quý Dũng | Bác sĩ CKI | Gây mê hồi sức |
9 | Lê Trung Thọ | Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ | Giải phẫu bệnh |
10 | Nguyễn Văn Bằng | Tiến sĩ, Bác sĩ | Giải phẫu bệnh |
11 | Lê Anh Tuấn | Bác sĩ CKI | Giải phẫu bệnh |
12 | Hoàng Trọng Sĩ | Phó giáo sư, Tiến sĩ | Hóa học, Y tế công cộng |
13 | Ngô Hùng Dũng | Tiến sĩ, Bác sĩ | Ký sinh trùng |
14 | Phạm Văn Bình | Bác sĩ CKI | Mắt |
15 | Phan Hữu Nhân | Bác sĩ CKI | Ngoại khoa |
16 | Phạm Trường Linh | Bác sĩ CKI | Ngoại khoa |
17 | Đinh Tấn Tài | Thạc sĩ, Bác sĩ | Ngoại khoa |
18 | Mai Xuân Ngọc | Bác sĩ CKI | Ngoại khoa, Pháp y |
19 | Lê Kim Lộc | Bác sĩ CKII | Ngoại tiết niệu |
20 | Huỳnh Công Trứ | Bác sĩ CKI | Ngoại tổng quát |
21 | Nguyễn Thị Thanh Nga | Bác sĩ CKI | Nhi khoa |
22 | Lê Hoàng Việt | Bác sĩ CKI | Nhiễm |
23 | Vũ Thị Tuyết Lê | Tiến sĩ, Bác sĩ | Nội khoa |
24 | Đoàn Quyết Dũng | Thạc sĩ, Bác sĩ | Nội khoa |
25 | Võ Văn Thu | Bác sĩ CKI | Nội khoa |
26 | Lê Viết Tín | Thạc sĩ, Bác sĩ | Nội khoa |
27 | Phan Công Long | Bác sĩ CKI | Nội khoa & Lao, Bệnh phổi |
28 | Lý Thanh Thư | Thạc sĩ, Bác sĩ | Nội khoa nhi |
29 | Nguyễn Hải Thủy | Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ | Nội tổng hợp – Đái tháo đường |
30 | Nguyễn Văn Hùng | Bác sĩ CKI | Nội tổng quát |
31 | Nguyễn Hữu Đức | Bác sĩ CKI | Phục hồi chức năng |
32 | Lê Hùng Vương | Bác sĩ CKII | Quản lý y tế |
33 | Cao Bá Đồng | Bác sĩ | Răng hàm mặt |
34 | Lương Phong Nhã | Bác sĩ CKI | Sản khoa |
35 | Phan Gia Anh Bảo | Tiến sĩ, Bác sĩ | Sản khoa |
36 | Nguyễn Thị Lệ | Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ | Sinh lý học |
37 | Lương Ngọc Sở Vân | Thạc sĩ, Bác sĩ | Tai mũi họng |
38 | Nguyễn Xuân Loan | Bác sĩ CKI | Tai mũi họng |
39 | Bùi Thị Hồng Liên | Bác sĩ CKI | Y học cổ truyền |
40 | Vũ Thị Quỳnh Nga | Thạc sĩ, Bác sĩ | Y học sức khỏe |
41 | Lê Thị Hoàng Yến | Bác sĩ CKI | Y tế công cộng |
Nếu như trước kia, hình ảnh mà chúng ta dễ dàng bắt gặp tại các trường y khoa truyền thống là các giáo sư bước lên bục của một giảng đường thật lớn, cầm phấn viết bảng, hàng trăm sinh viên ngồi dưới cắm cúi ghi chép lại càng nhiều càng tốt những điều thầy nói và thầy viết thì ngày nay giáo dục y khoa hiện đại đã có nhiều sự đổi mới trong phương pháp dạy và học. Ở các trường đào tạo bác sỹ lớn trên thế giới như trường y khoa Harvard (Massachusetts, Mỹ), Stanford (California, Mỹ),… họ áp dụng đào tạo tập trung cách học dựa trên vấn đề.
Bắt kịp xu hướng và học hỏi kinh nghiệm từ những trường đại học Y trong và ngoài nước, đặc biệt là các trường có phương pháp giảng dạy khoa học và hiệu quả như Nova Southeastern University tại Florida, trường UCSF (University of California San Francisco) và Stanford tại California, khoa Y Trường Đại học Phan Châu Trinh với phương châm luôn lấy sinh viên làm trung tâm đã đưa ra chương trình đào tạo có sự tích hợp với chương trình và giáo trình của các nước có nền y khoa tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Canada, Úc,…sinh viên PCTU học tập chủ động theo 3 phương pháp:
Về việc đào tạo kỹ năng lâm sàng, với sự phát triển của khoa học công nghệ: Technology + PBL = simulation lab (phòng thí nghiệm mô phỏng)
Hiện nay các trường y khoa Mỹ sử dụng 2 mô hình đào tạo chính cho kỹ năng lâm sàng, đó là:
Việc học trên mô hình này giúp cho sinh viên được chuẩn bị kỹ lưỡng các kỹ năng lâm sàng trước khi thực hành trực tiếp trên bệnh nhân, giúp họ hiểu rõ các quy trình y khoa và hình dung được môi trường làm việc chuyên nghiệp như trong một phòng khám hay bệnh viện thực sự.
Về việc học thực hành giải phẫu, ngoài hệ thống phòng xác rất lớn, PCTU đang triển khai ứng dụng các phần mềm 3D và thực tế ảo để giảng dạy. Việc sử dụng hình ảnh 3D rất hiệu quả và làm tăng hứng thú học tập. Có những trường đại học có dự định không sử dụng xác để học giải phẫu nữa, mà thay thế hoàn toàn bằng công nghệ số. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, dù công nghệ có hiện đại đến mấy cũng không thay thế được việc thực hành trên xác (hands-on), sinh viên vẫn có cảm nhận tốt hơn về cơ thể người. Vì vậy chúng tôi ứng dụng công nghệ hiện đại để bổ sung cho những phương pháp dạy truyền thống.
Sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng BÁC SĨ RĂNG - HÀM - MẶT theo quy định của BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO và BỘ Y TẾ, hệ Chính quy
Mục tiêu của ngành Răng - Hàm - Mặt đó là đào tạo được các bác sĩ có y đức, kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp về y khoa, nha khoa, giải quyết được các vấn đề và điều trị các bệnh liên quan đến răng, hàm, mặt cho cá nhân, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe và thẩm mỹ cho mọi người. Chẩn đoán được và có bước xử lý ban đầu hiệu quả với một số bệnh về răng, hàm, chấn thương hàm mặt. Thực hiện công tác tư vấn, bảo vệ sức khỏe, chữa trị kịp thời những bệnh lý liên quan tới răng, hàm, mặt của con người.
Để đáp ứng được yêu cầu đào tạo ngành Bác sĩ Răng – Hàm – Mặt, nhà trường đã đầu tư bài bản các phòng thực hành từ cơ bản như giải phẫu, mô phô, lý sinh, hóa sinh… đến trung tâm kỹ năng tiền lâm sàng, thực hành RHM đúng chuẩn với tổng diện tích sàn gần 4000m2.
Khả năng học tập để nâng cao trình độ
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có kiến thức vững vàng về lý luận khoa học và kiến thức thực tiễn. Đồng thời, có thể học các trình độ Bác sĩ nội trú, Bác sĩ chuyên khoa cấp 1, Bác sĩ chuyên khoa cấp 2, Thạc sĩ y học, Tiến sĩ y học.
Mục tiêu đào tạo của PCTU hướng đến chất lượng, tạo ra một thế hệ trí thức y tế có năng lực chuyên môn giỏi, khả năng làm việc cao trong mọi tình huống và bất kỳ nơi đâu con người cần đến.
Do đó điều kiện tuyển sinh cho việc day và học cũng được đầu tư nhiều, từ việc hợp nhất chương trình đào tạo của các nước phát triển đến việc đầu tư cơ sở giảng dạy phù hợp, làm sao cho khi sinh viên ra trường có năng lực làm việc trong môi trường y tế cao nhất. Một đội ngũ Giáo sư, Tiến sĩ y khoa giỏi trong và ngoài nước cũng sẽ là những giảng viên đảm nhận để phục vụ cho triết lý “lấy sinh viên làm gốc”, sinh viên phải chủ động trong học tập còn giảng viên ở vị trí hướng dẫn, đặt tình huống cho sinh.
Một điểm mới nữa và khó trường Đại học y khoa nào có thể có đó là Sinh viên y khoa Phan Châu trinh được tiếp cận môi trường bệnh viên từ rất sớm chứ không đợi đến năm thứ hai hay thứ ba học kỳ, điều này giúp cho thời lượng thực hành của sinh viên y khoa đạt đến 70% đến 80% tổng thời gian học y khoa của sinh viên. Đó là nhờ sự liên kết hợp nhất giữa trường Đại học Phan châu trinh và hệ thống Bệnh viện Tâm Trí trên toàn quốc.
Lý thuyết đào tạo y khoa từ PCTU sẽ được làm sáng tỏ ngay tại bệnh viện cùng thời điểm, sự rèn luyện đó cùng với tiếng anh tốt sẽ giúp cho người sinh viên có được chỉ số tích lũy chọn lọc giữa lý thuyết và lâm sàng nhanh chóng và sinh viên y khoa PCT trở thành một thầy thuốc giỏi, đầy tự tin khi ra trường.
Điều kiện xét tuyển: Xem chi tiết
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHAN CHÂU TRINH (Mã trường: DPC)
Số 09 Nguyễn Gia Thiều, P. Điện Ngọc, Tx. Điện Bàn, Quảng Nam (Làng Đại học Quảng Nam – Đà Nẵng)
ĐT: (0235) 3 757 959 - Hotline: 0962553155 - 0981559255
Email: tuyensinh@pctu.edu.vn - Website: www.pctu.edu.vn
- Học phí: 60 triệu đồng Việt Nam/năm. Học phí ổn định suốt khoá học.
- Học phí cho sinh viên nước ngoài là: 100 triệu đồng Việt Nam/ năm.
Sinh viên y khoa của ĐH Phan Châu Trinh được hỗ trợ vay vốn ưu đãi thanh toán học phí tại hệ thống ngân hàng ACB trên toàn quốc theo một trong hai hình thức: có tài sản đảm bảo và không có tài sản đảm bảo.
Để được tư vấn chi tiết, Quý phụ huynh vui lòng liên hệ ACB - Phòng giao dịch Phố cổ Hội An:
1. Lê Thị Hà Đông
ĐT: 0905 801 260 - Email: donglth@acb.com.vn
2. Lâm Thị Ngọc Anh
ĐT: 0932 721 227 - Email: anhltnvs@acb.com.vn
Hoặc các chi nhánh ngân hàng ACB trên toàn quốc.