Đại học Phan Châu Trinh
Đại học Phan Châu Trinh
Tuyển Sinh Đại Học
Tuyển sinh Đại học 2024
Kết nối với chúng tôi qua Zalo:

Đơn trị liệu bằng Ticagrelor hoặc Clopidogrel và liệu pháp kháng tiểu cầu kép sau can thiệp mạch vành qua da

Lược dịch: Ths.Bs Đỗ Thị Ngọc Thủy*

* Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng

Nội dung bài được dịch từ bài "Ticagrelor or Clopidogrel Monotherapy vs Dual Antiplatelet Therapy After Percutaneous Coronary Intervention" trên tạp chí JAMA Published online March 20, 2024 

Kích chuột tại đây để xem chi tiết

ĐẶT VẤN ĐỀ:  Trong số những bệnh nhân được can thiệp mạch vành qua da (PCI), vẫn chưa rõ hiệu quả điều trị của đơn trị liệu thuốc ức chế P2Y12 sau một thời gian ngắn điều trị bằng thuốc kháng tiểu cầu kép (DAPT), hiệu quả phụ thuộc vào loại thuốc ức chế P2Y12 được sử dụng để đơn trị.

MỤC TIÊU: Đánh giá nguy cơ và lợi ích của việc điều trị bằng ticagrelor hoặc clopidogrel đơn trị so với  liệu pháp kháng kết tập tiểu cầu kép DAPT sau PCI.

Dữ Liệu: Từ các nguồn dữ liệu Medline, Embase, TCTMD và trang web của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu được tra cứu từ khi bắt đầu đến ngày 10 tháng 9 năm 2023, không hạn chế ngôn ngữ.

LỰA CHỌN NGHIÊN CỨU: Các nghiên cứu bao gồm là các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên so sánh việc sử dụng đơn trị nhóm thuốc ức chế P2Y12 sau khi sử dụng DAPT, các kết quả được đánh giá trên những bệnh nhân không có chỉ định dùng thuốc chống đông đường uống sau PCI.

KHAI THÁC VÀ TỔNG HỢP DỮ LIỆU: Dữ liệu cấp độ bệnh nhân được cung cấp bởi mỗi thử nghiệm được tổng hợp thành một tập dữ liệu gộp và được phân tích bằng mô hình phân tích gộp 1 bước. Nghiên cứu được báo cáo theo các mục báo cáo ưu tiên dựa trên đánh giá hệ thống và phân tích tổng hợp về dữ liệu người tham gia.

KẾT QUẢ CHÍNH VÀ CÁC TIÊU CHÍ:  Mục tiêu chính là xác định tính hiệu quả của ticagrelor hoặc clopidogrel đơn trị liệu so với DAPT trên tỷ lệ tử vong, nhồi máu cơ tim (MI) hoặc đột quỵ trong phân tích với giá trị HR ở rìa 1.15.

Các tiêu chí phụ chính là nguy cơ xuất huyết nặng và các biến cố lâm sàng bất lợi thực sự (NACE) bao gồm cả tiêu chí chính và nguy cơ xuất huyết nặng nặng.

KẾT QUẢ : Phân tích bao gồm 6 thử nghiệm ngẫu nhiên bao gồm 25.960 bệnh nhân sau PCI, trong số trong đó 24 394 bệnh nhân (12 403 bệnh nhân dùng DAPT; 8292 bệnh nhân dùng ticagrelor đơn trị; 3654 bệnh nhân dùng clopidogrel đơn trị; 45 bệnh nhân nhận prasugrel đơn trị) được giữ lại trong phân tích nghiên cứu một cách chính xác. Thử nghiệm ticagrelor đơn trị liệu được tiến hành ở Châu Á, Châu Âu và Bắc Mỹ; thử nghiệm clopidogrel đơn trị đều được tiến hành ở châu Á. Ticagrelor không khác biệt so với DAPT trong nghiên cứu với (HR, 0,89; KTC 95%, 0,74-1,06; P = 0,004), nhưng clopidogrel thì ngược lại với (HR, 1,37; KTC 95%, 1,01-1,87; P > 0,99), phát hiện này được tìm thấy ở nguyên nhân tử vong không do bệnh lý tim mạch. Nguy cơ xuất huyết nặng thấp hơn ở cả ticagrelor đơn trị (HR, 0,47; KTC 95%, 0,36-0,62; P < 0,001) và đơn trị bằng clopidogrel (HR, 0,49; KTC 95%, 0,30-0,81; P = 0,006; P cho tương tác = 0,88). NACE thấp hơn ở nhóm ticagrelor (HR, 0,74; 95% CI, 0,64-0,86, P < 0,001) nhưng không xảy ra với đơn trị liệu clopidogrel (HR, 1,00; 95% CI, 0,78-1,28; P = 0,99; P cho tương tác = 0,04).

KẾT LUẬN:

Việc xem xét hệ thống và phân tích tổng hợp này cho thấy đơn trị liệu bằng ticagrelor không khác biệt so với  DAPT về tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân, nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ và giảm nguy cơ xuất huyết nặng và NACE. Clopidogrel đơn trị có liên quan đến giảm nguy cơ xuất huyết nhưng đồng thời cũng không khác biệt so với DAPT trong các trường hợp tử vong do mọi nguyên nhân, nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ, phần lớn là do rủi ro được quan sát thấy trong 1 thử nghiệm chỉ bao gồm các bệnh nhân Đông Á và được thúc đẩy bởi sự gia tăng quá mức tử vong không do tim mạch.