PHAN CHAU TRINH UNIVERSITY
PHAN CHAU TRINH UNIVERSITY
Tuyển Sinh Đại Học
Admissions 2024
Connect via Zalo:

Đại học Phan Châu Trinh nâng chuẩn đào tạo ngành sức khỏe

Đại học Phan Châu Trinh nâng chuẩn đào tạo ngành sức khỏe - Ảnh 1.

Sinh viên y khoa thực tập lâm sàng tại các BV hệ thống ở Nha Trang, Sài Gòn

Vậy trước thực tế thiếu y bác sĩ thì các trường ĐH đáp ứng các tiêu chí, quy chuẩn đào tạo nào để nguồn nhân lực y tế được đảm bảo chất lượng, đáp ứng xã hội. Tuổi Trẻ đã trao đổi với bác sĩ Nguyễn Hữu Tùng, chủ tịch HĐQT Trường ĐH Phan Châu Trinh (PCTU), phó chủ tịch thường trực Hội Hành nghề y tư nhân TP.HCM.

Thưa ông, việc thiếu hụt nhân lực y tế diễn ra lâu nay, sao giờ lại là vấn đề?

- Theo báo cáo Bộ Y tế, năm 2020 ngành đã đạt được các chỉ tiêu quan trọng, như đạt 28 giường bệnh/1 vạn dân. Chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên, tỷ lệ hài lòng của người bệnh nội trú tăng lên 83,6% và người bệnh ngoại trú lên 79%. Ngành y tế phấn đấu đạt tỷ lệ 9 bác sĩ/1 vạn dân và đạt 11,5 điều dưỡng/1 vạn dân. Thế nhưng nếu so với Thái Lan, Mã Lai, Singapore…tiêu chuẩn khoảng 14 bác sĩ/1vạn dân thì Việt Nam chưa theo kịp.

Bộ Y tế cũng nhìn nhận tại hội nghị mới đây, việc phân bổ nhân lực y tế chưa hợp lý giữa các vùng, các tuyến, chất lượng nguồn nhân lực còn yếu ở tuyến y tế cơ sở. Hàng năm lượng bác sĩ bố trí không đồng đều, ở thành thị thì dư, nông thôn và vùng xa thì thiếu tầm trọng. Những điều trên tạo sự thiếu hụt nguồn nhân lực y tế vừa "ảo" vừa "thật", thiếu về số lượng, chất lượng, làm cho bản đồ nguồn nhân lực y tế chưa phù hợp. Điều này có lẻ  khiến các cơ sở đào tạo nắm bắt nhu cầu, thậm chí các trường ĐH đa ngành hay không có ngành sức khỏe giờ cũng tham gia xin mở ngành đào tạo sức khỏe.

Đại học Phan Châu Trinh nâng chuẩn đào tạo ngành sức khỏe - Ảnh 2.

Sinh viên y khoa học lâm sàng trực tiếp tại Bệnh viện

Nhưng đủ khả năng đào tạo ngành sức khỏe không hề dễ dàng bởi phải đảm bảo chất lượng nhân lực y tế, vì nó liên quan đến sinh mạng con người, thưa ông ?

- Theo tôi điều kiện cần và đủ để đạt chuẩn chất lượng mở ngành sức khỏe, đó là nhà trường cần có triết lý giáo dục, triết lý đào tạo y khoa rõ ràng, đào tạo cho mục đích gì, cho ai, ai là chủ thể, bệnh viện (BV) đa khoa thực hành….Nguồn giảng viên có học vị, học hàm, chứng chỉ sư phạm hướng dẫn lâm sàng. Hạ tầng kỹ thuật và công nghệ thông tin phục vụ giảng dạy, thực tập, thực hành, cơ sở vật chất…phải có. Các trường phải xác lập chuẩn đầu vào theo chuẩn Bộ GD-ĐT, thậm chí cao hơn để tìm kiếm sinh viên giỏi và xây dựng chuẩn đầu ra nguồn nhân lực ngành y.

Để việc dạy và học tốt phải có sự quản trị ĐH chuẩn mực, tức là quản trị tài nguyên đầu vào (input) hợp lý để tạo ra nguồn lực đầu ra (output) có giá trị cao cho xã hội. Quản trị đúng là tạo ra sự tích hợp tương tác giữa giảng viên-sinh viên-nhà trường và người bệnh, giữa BV thực hành và cơ sở hạ tầng kỹ thuật trường học, trong đó lấy sinh viên làm chủ thể chính. Mục đích cuối cùng là tạo nguồn lực sức khỏe cho xã hội và nó đem lại uy tín cho cơ sở đào tạo, tránh được rủi ro cho bệnh nhân, xã hội.

Thưa ông, PCTU ông đang tập trung đào tạo ngành sức khỏe, vậy trường có đáp ứng các tiêu chí khắt khe để đào tạo nhân lực y tế đảm bảo chất lượng?

- PCTU đang tập trung đào tạo chuyên ngành y đa khoa,răng hàm mặt, cử nhân xét nghiệm, cử nhân điều dưỡng, quản lý BV. Khởi nguyên PCTU đưa ra triết lý đào tạo, đó là đào tạo để thay đổi, tạo ra nguồn lực y tế đạt đến chuẩn mực tâm trí vẹn toàn, người thầy thuốc phải có khả năng cải thiện nỗi đau của con người và đưa họ về cuộc sống tốt nhất. Do đó PCTU đã đặt sinh viên là chủ thể chính trong hoạt động đào tạo, "lấy sinh viên làm trung tâm".

Đầu thập niên 20, là người khởi xướng và nhà đầu tư dự án viện- trường, tôi đã có ý tưởng xây dựng hệ sinh thái viện-trường, chuẩn bị một chiến lược lâu dài, đó là xây dựng hệ thống BV Hoàn Mỹ, nền tảng cho việc xây dựng Trường ĐH Y khoa. Đến năm 2018 chuyên ngành sức khỏe PCTU gắn kết với hệ thống BV đa khoa Tâm Trí với qui mô 1.050 giường bệnh tại 5 tỉnh, thành phố Việt Nam. 

BV đầu tư để phục vụ ở phạm vi chuyên môn cao, đón bệnh nhân nặng, nhiều cấp độ với viện phí phù hợp. Hệ thống BV đa khoa Tâm trí hoạt động trên 10 năm, hiện tại hệ thống BV tiếp nhận trên 3.000 lượt khám chữa bệnh mỗi ngày, đây là cơ sở cho sinh viên y khoa PCTU có cơ hội tiếp cận thường xuyên với bệnh nhân và học với các giảng viên dạy lâm sàng của mình ngay trong BV của trường. 

Sinh viên y khoa được hướng dẫn thực tập, thực hành trên bệnh nhân thực tế hàng ngày bởi đội ngũ BS hướng dẫn lâm sàng (Clinical Instructors) và điều dưỡng lâm sàng (Clinical Nursing Instructors). Chương trình đào tạo y khoa PCTU đòi hỏi sinh viên phải đạt 70% thời lượng học tập trong 6 năm tại các bệnh viện của trường. Do đó, BV thực hành là điều kiện nổi trội nhất của PCTU trong đào tạo ngành sức khoẻ.

Đại học Phan Châu Trinh nâng chuẩn đào tạo ngành sức khỏe - Ảnh 3.

Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn tại TP. HCM

Cơ cấu viện-trường là mô hình tổ chức thống nhất về chiến lược: người thầy thuốc BV cũng là giảng viên PCTU. Năm 2021, để đáp ứng nhu cầu sinh viên, PCTU đã đưa cơ sở bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn tại TP.HCM vào biên chế đào tạo thực tập lâm sàng nhằm đa dạng hóa dịch vụ lâm sàng, giúp sinh viên nâng cao kiến thức lâm sàng vùng miền và mức độ tiếp cận với các giảng viên tại thành phố lớn.

Trường còn đầu tư trung tâm nghiên cứu về gen–di truyền và tế bào gốc nhằm giúp sinh viên có khái niệm và định hướng nghiên cứu-ứng dụng trong y khoa.Trung tâm quản lý học thuật thông minh (IAMC ), là trung tâm lưu trữ và xây dựng dữ liệu lớn từ các BV chuyển về hàng ngày để phục vụ nghiên cứu trí tuệ nhân tạo cho chẩn đoán và điều trị tương lai, xây dựng nền tảng ứng dụng hồ sơ bệnh án điện tử HL7 theo chuẩn Quốc tế, sinh viên ứng dụng hồ sơ bệnh án chuẩn Quốc tế ngay khi ra trường. Trung tâm này còn có công nghệ hỗ trợ học tập thực tế ảo, trước tiên cho môn giải phẫu cơ thể người.

Đại học Phan Châu Trinh nâng chuẩn đào tạo ngành sức khỏe - Ảnh 4.

Học giải phẫu trên hệ thống VR Lab

Chương trình đào tạo các ngành sức khỏe PCTU được xây dựng sau khi Hội đồng trường và các nhà cố vấn chuyên môn, các bệnh viện thiết lập được chuẩn đầu ra. Các tiêu chí của chuẩn đầu ra được tính dựa vào định lượng (tính điểm), không định tính về kiến thức, kỹ năng và khả năng thực hành sinh viên quá trình 6 năm học tập. Từ đó giảng viên sẽ có hướng giảng dạy cả lý thuyết và thực hành theo chuẩn định lượng đó. 

Chuẩn đầu ra PCTU còn phải đáp ứng tối thiểu kết quả kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề y Quốc gia, dự kiến được BYT ban hành 2024. Chương trình đào tạo y khoa PCTU còn tích hợp chương trình dạy y khoa tại Hoa Kỳ (USLME), chương trình này cũng được đưa vào tiêu chí tính chuẩn đầu ra của y (output standard) khoa PCTU.

Ngoài ra, để nâng cao ý thức cộng đồng, cải thiện sự ứng xử của người làm nghề y, đối xử công bằng con người ở những môi trường khác nhau, PCTU đã hợp tác với trung tâm y tế vùng cao tỉnh Quảng Nam, như là một cơ sở thực hành cộng đồng, đưa sinh viên đến thực tập, thực hành lâm sàng đối tượng bệnh là người dân tộc. Chiến lược đào tạo hướng chuẩn mực của PCTU là xây dựng các chuẩn theo định lượng kết quả cuối cùng, chắc chắn sinh viên ra trường sẽ trở thành nguồn lực y tế chuẩn mực cao.

Theo số liệu từ Bộ GD-ĐT, hiện cả nước có 55 cơ sở đào tạo các ngành liên quan đến sức khỏe. Trong đó có 11 trường ĐH thuộc Bộ Y tế, 2 trường thuộc UBND các tỉnh, các trường và khoa Y thuộc các ĐH vùng và ĐH quốc gia cùng một vài trường ĐH đa ngành có đào tạo ngành sức khỏe, còn lại là các trường ngoài công lập.

Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định thành lập Hội đồng y khoa Quốc gia. Sắp tới, tất cả những người được đào tạo khối ngành sức khỏe nếu muốn được hành nghề khám chữa bệnh phải qua các kỳ thi sát hạch, đánh giá năng lực hành nghề khám chữa bệnh.

VIỆT HÙNG

PCTU pctu Hội nghị khoa học