Đại học Phan Châu Trinh
Đại học Phan Châu Trinh
Tuyển Sinh Đại Học
Tuyển sinh Đại học 2024
Kết nối với chúng tôi qua Zalo:

Liên hệ tuyển sinh

Gửi email cho chúng tôi:
Gọi hoặc Zalo cho chúng tôi:
Gửi hồ sơ về:
09 Nguyễn Gia Thiều, P. Điện Ngọc, TX. Điện Bàn, Quảng Nam
Theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội
Theo dõi chúng tôi trên phương tiện truyền thông xã hội để không bỏ lỡ thông tin quan trọng về đăng ký, học bổng, cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn và trải nghiệm đa dạng trong các hoạt động của chúng tôi.

REAL-TIME PCR PHÁT HIỆN DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI

KITLợn cung cấp một nguồn protein chất lượng cao quan trọng và việc sản xuất được dự đoán sẽ tăng trong tương lai để đáp ứng nhu cầu thịt ngày càng tăng trên toàn cầu. Tuy nhiên, việc cung cấp thịt lợn đang bị đe dọa bởi các bệnh truyền nhiễm và trong số đó các đợt dịch sốt lợn ở châu Phi (African swine fever - ASF) hiện nay đang gây lo ngại rất lớn. Đây là một căn bệnh đáng chú ý đối với Tổ chức Thú y Thế giới (World Organization for Animal Health - OIE).

Châu Phi: Đầu những năm 1900, sốt lợn châu Phi xuất hiện từ khu động vật hoang dã ở Đông Phi. ASF lần đầu tiên được mô tả ở Kenya là một cơn sốt xuất huyết cấp tính ở lợn nhà với tỷ lệ tử vong lên tới 100%, sau đó lan rộng qua các quần thể lợn ở hầu hết các nước cận Sahara, đến Tây Châu Phi vào những năm 1950. Cho đến nay, bệnh vẫn còn lưu hành hoặc bùng phát lẻ tẻ ở hầu hết các nước châu Phi cận Sahara gây ra tác động lớn về kinh tế xã hội và thương mại.

Châu Âu: ASF xuất hiện ở châu Âu lần đầu tiên là ở Bồ Đào Nha vào năm 1957. Nguồn lây là thịt lợn bị nhiễm bệnh từ Angola. Bệnh sau đó vẫn còn lưu hành ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cho đến giữa thập niên 1990, lan từ đó sang các nước châu Âu khác (Pháp, Malta, Bỉ, Hà Lan), vùng Caribê và Nam Mỹ (Cuba, Cộng hòa Dominican, Haiti, Brazil). Năm 2007, căn bệnh này lần đầu tiên được báo cáo ở Georgia, rất có thể là do thịt lợn bị nhiễm bệnh được mang trên tàu từ Đông Phi, sau đó tiếp tục lan rộng khắp khu vực Kavkaz và vào miền nam nước Nga vào năm 2007. Vào tháng 1 năm 2014, những trường hợp ASF đầu tiên ở lợn rừng đã được báo cáo từ Liên minh châu Âu, tại Litva ở biên giới với Belarus, Estonia, Latvia, Litva và Ba Lan. Năm 2018, ASF được ghi nhận tại Cộng hòa Séc, Hungary, Romania và Bulgaria; ngoài EU, ở toàn Châu Âu và Ukraine, Moldova. Bỉ cũng đã báo cáo các trường hợp lợn rừng bị ASF vào năm 2018, với khoảng 245 động vật thử nghiệm dương tính ở một khu vực hạn chế ở biên giới với Pháp và Luxembourg. Nguồn lây nhiễm chính xác không được biết, nhưng sự vận chuyển các sản phẩm bị ô nhiễm là nguồn chính có khả năng nhất.

Châu Á: Vụ dịch ASF đầu tiên ở Trung Quốc (thành phố Thẩm Dương, khu vực Liêu Ninh) đã được báo cáo cho OIE vào ngày 3 tháng 8 năm 2018. Tuy nhiên, đây có thể không phải là trường hợp ban đầu, vì một bệnh tương tự đã được tìm thấy ở quận ngoại ô của thành phố Thẩm Dương gần hai tháng trước đó. Mặc dù các biện pháp đã được thực hiện đúng cách, căn bệnh này đã lây lan rất nhanh với 4 đợt bùng phát vào tháng 8, 20/9, 27/10 và 22/11. Hơn 100 ổ dịch ở lợn nhà đã được báo cáo từ 23 tỉnh vào ngày 31/12. Các chiến lược kiểm soát bao gồm phân vùng, ngăn cách, loại bỏ tất cả lợn trong khu vực bị ảnh hưởng, xử lý an toàn động vật chết, sản phẩm và vật liệu bị ô nhiễm, hạn chế di chuyển lợn và giám sát dịch bệnh nghiêm ngặt. Các biện pháp vệ sinh cổ điển cũng được áp dụng, bao gồm hạn chế ăn thức ăn thừa (chất thải từ bếp), phát hiện virus sớm bằng các dấu hiệu lâm sàng và xét nghiệm chẩn đoán, làm sạch và khử trùng kỹ lưỡng, điều tra dịch tễ học toàn diện và các biện pháp an toàn sinh học nghiêm ngặt ở trang trại lợn. Cuối cùng, các chính sách nhập khẩu phù hợp được thực hiện để đảm bảo rằng cả lợn sống và sản phẩm thịt lợn không bị nhiễm bệnh đều được đưa vào, bao gồm cả việc xử lý thực phẩm thải từ máy bay, tàu hoặc phương tiện đến từ các quốc gia bị ảnh hưởng và kiểm soát nhập khẩu lợn và sản phẩm thịt lợn bất hợp pháp. Tuy nhiên, các vụ dịch mới vẫn đang tiếp diễn do các yếu tố phức tạp, bao gồm khó kiểm soát đường biên giới dài, trao đổi nhân sự và sản phẩm thường xuyên với các quốc gia bị dịch, buôn lậu các sản phẩm thịt lợn, số lượng lớn sân sau và trang trại lợn nhỏ với an toàn sinh học kém, khó kiểm soát vận chuyển lợn, khó phát hiện sớm ASF, do nhầm lẫn các dấu hiệu lâm sàng sớm với các bệnh khác… Tỷ lệ lây lan tương đối thấp từ động vật bị nhiễm bệnh cũng có thể dẫn đến sự chậm trễ trong việc nghi ngờ dịch bệnh bùng phát.

Vài nét về virus sốt lợn châu Phi - African swine fever virus (ASFV)

ASF được gây ra bởi một loại virus DNA sợi kép lớn, nhân lên trong tế bào chất của tế bào (tế bào đích chính là các đại thực bào) và là thành viên duy nhất của họ Asfarviridae. Bộ gen của virus dài khoảng 170 - 193 kbp và mã hoá cho 150 - 167 protein, bao gồm cả những protein cần thiết cho sự nhân lên của virus.

Asfarviridae_virionASFV có thể lây truyền dễ dàng giữa những con lợn bị nhiễm bệnh bằng cách tiếp xúc trực tiếp qua đường miệng-mũi hoặc qua các vết trầy da. ASFV cũng có thể lây truyền gián tiếp từ lợn rừng sang lợn nhà (và ngược lại) qua bọ ve mềm thuộc loài Ornithodoros là ổ chứa virus. Các dấu hiệu lâm sàng ban đầu của ASF cấp tính trên heo gồm: sốt cao trên 41°C, chán ăn và thờ ơ. Khi bệnh tiến triển, động vật có thể bỏ ăn, tiêu chảy ra máu, nôn mửa và sảy thai. Những thay đổi bệnh lý đặc trưng là liên quan đến viêm mạch máu bao gồm xuất huyết da (thâm tím), phù phổi, lách to, viêm hạch xuất huyết và xuất huyết thận, phổi và bàng quang tiết niệu. Nhiễm trùng có liên quan đến giảm bạch cầu lympho và giảm tiểu cầu, phá hủy các tế bào nội mô mạch máu và khởi phát đông máu nội mạch lan tỏa. Tỷ lệ tử vong trên lợn bị nhiễm bệnh là rất cao, có thể lên tới 100% bởi hiện nay chưa có thuốc điều trị và vacxin hiệu quả để bảo vệ lợn khỏi bệnh và chủng ASFV độc lực cao. ASF không phải là mối nguy hiểm đối với con người nhưng gây tử vong cho lợn nuôi và lợn rừng. Virus có thể tồn tại trong thời gian vài tuần hoặc vài tháng trong các sản phẩm thịt (ngay cả trong nhiệt độ rất lạnh) và việc cho lợn ăn có thể dẫn đến nhiễm trùng. Thịt lợn vẫn có thể được tiêu thụ an toàn khi nấu chín.

Dịch tả lợn châu Phi đang diễn ra tại hơn 9 tỉnh thành ở Việt Nam: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Điện Biên và Hòa Bình và trở thành điểm tin nóng trong những ngày vừa qua. Bệnh đang diễn biến khó lường và có nguy cơ lan ra các tỉnh miền Trung và miền Nam.

Có nhiều phương pháp để xét nghiệm ASFV như PCR truyền thống, Real-time PCR, ELISA và giải trình tự gene. Hiện nay Phòng xét nghiệm của trung tâm nghiên cứu CRAGB trường Đại học Phan Châu Trinh đã nghiên cứu và ứng dụng thành công bộ kit phát hiện ASFV bằng phương pháp real-time PCR sử dụng taqman probe do OIE khuyến cáo. Kít này có khả năng phát hiện virus trong các mẫu thử là thịt lợn, máu kháng đông bằng EDTA, lách, hạch bạch huyết, hạch hạnh nhân vùng họng. Kết quả sẽ có trong vòng không quá 3 giờ kể từ khi nhận mẫu. Chúng tôi sẵn sàng tham gia vào việc phát hiện sớm dịch sốt lợn Châu Phi tại địa phương. Các cơ quan thú y địa phương và các đơn vị khác trong khu vực có thể gửi mẫu về phòng thí nghiệm của chúng tôi để xét nghiệm, xác định chính xác bệnh Dịch sốt lợn Châu Phi xem đã xảy ra ở địa phương hay chưa.  

Trung tâm nghiên cứu CRAGB trường Đại học Phan Châu Trinh. Địa chỉ: 09 Nguyễn Gia Thiều, Điện Ngọc, Điện Bàn, Quảng Nam. ĐT: 0235 3757959; Email: cragb@pctu.edu.vn

Tài liệu tham khảo:

  1. LK. Dixon, H. Sun, H. Roberts (2019), African swine fever, Antiviral Research, doi: 10.1016/j.antiviral.2019.02.018 [Epub ahead of print]
  2. OIE Terrestrial Manual 2012. Chapter 2.8.1 – African Swine Fever. Pp. 1067-1081
PCTU pctu Hội nghị khoa học