Ngày nay, không thể phủ nhận rằng công nghệ đã mang lại nhiều công cụ hỗ trợ hữu ích trong việc dạy và học giải phẫu, chẳng hạn như phần mềm giải phẫu 3D và các hệ thống mô phỏng giải phẫu trên thực tế ảo. Những công nghệ này giúp sinh viên dễ dàng hình dung và khám phá cấu trúc cơ thể người theo một cách sinh động và trực quan. Tuy nhiên, việc học giải phẫu trên những thi hài hiến tặng vẫn giữ vai trò quan trọng. Giải phẫu là môn học bắt buộc và thiết yếu đối với sinh viên ngành y khoa và răng hàm mặt. Hiểu rõ cấu trúc và chức năng cơ thể người không chỉ giúp nhận diện các bộ phận mà còn là nền tảng vững chắc để phát triển kỹ năng lâm sàng, hỗ trợ công tác chẩn đoán và điều trị bệnh.
Chính vì lẽ đó, ngay từ những ngày đầu đào tạo Y khoa, Đại học Phan Châu Trinh đã đầu tư và trang bị một phòng thi hài để sinh viên có cơ hội tiếp cận và thực hành. Đến nay, Nhà trường đã tiếp nhận 10 thi hài hiến tặng và hơn 30 hồ sơ xin tự nguyện hiến thi hài khi qua đời cho Bộ môn Giải phẫu của trường.
Hiểu rõ cấu trúc cơ thể người thực tế:
Các thi hài cung cấp sự chính xác về cấu trúc giải phẫu, giúp sinh viên nhận biết hình dạng, vị trí và mối liên hệ giữa các cơ quan trong cơ thể. Sự đa dạng về cơ thể thật, không giống hệt các mẫu mô hình, giúp sinh viên nhận thức được những khác biệt cá nhân trong giải phẫu. Đây là cơ hội để sinh viên hiểu rõ hơn về sự biến thiên của cơ thể con người, từ đó nâng cao khả năng quan sát và phân tích trong nghề nghiệp tương lai.
Học cách xử lý các trường hợp thực tế:
Thi hài mô phỏng chân thực điều kiện trong thực tế y khoa, điều mà không thể đạt được qua sách vở hay mô hình ảo. Sinh viên phát triển tư duy phân tích, kỹ năng quan sát và cách xử lý các tình huống cụ thể. Việc thực hành trực tiếp trên thi hài cho phép sinh viên hiểu rõ các phương pháp điều trị trong môi trường thực tế, từ đó chuẩn bị tốt hơn cho công việc lâm sàng sau này.
Kết nối cảm xúc và trách nhiệm y khoa:
Làm việc trên thi hài giúp sinh viên nhận thức rõ hơn về sự tôn trọng đối với con người và cơ thể, từ đó phát triển đạo đức nghề nghiệp. Họ học được giá trị của việc đóng góp cho y học và sự cống hiến của những người hiến xác. Đây cũng là dịp để sinh viên phát triển sự đồng cảm và trách nhiệm với nghề y, những yếu tố quan trọng giúp họ trở thành những bác sĩ có tâm và có tầm.
Phát triển kỹ năng thực hành:
Sinh viên có cơ hội làm quen với các công cụ và kỹ thuật mổ, một bước chuẩn bị cho các thao tác phẫu thuật sau này. Thực hành trên thi hài giúp họ hiểu cách tiếp cận các cơ quan và cấu trúc phức tạp trong phẫu thuật. Việc học giải phẫu trực quan trên thi hài này không chỉ mang tính học thuật mà còn là cầu nối giữa kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực tế, giúp sinh viên y khoa chuẩn bị tốt hơn cho việc chăm sóc bệnh nhân trong tương lai.
Với chương trình đào tạo kết hợp lý thuyết và thực hành chuyên sâu, Trường Đại học Phan Châu Trinh luôn cam kết mang đến môi trường học tập thực tiễn, giúp sinh viên tiếp cận những kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành bác sĩ tài năng và có tâm.
Những thi hài hiến tặng được coi là "Người THẦY thầm lặng" của mọi sinh viên khối ngành Y. Hằng năm, sinh viên của Đại học Phan Châu Trinh sẽ tổ chức một sự kiện đặc biệt để tri ân họ, đó chính là lễ Macchabee. Lễ hội này không chỉ là lời tri ân đối với những người hiến xác mà còn là bài học về sự biết ơn, giáo dục cộng đồng Việt Nam về đức hy sinh cao cả, bất tử với thời gian.
Macchabée là một hình tượng văn hóa độc đáo, phổ biến ở các nước phương Tây, thể hiện tính đa dạng trong nghi lễ và nghệ thuật tạo hình. Tại Đại học Phan Châu Trinh, Lễ Macchabee là sự kết hợp độc đáo giữa các giá trị văn hóa, đồng thời mang những đặc trưng riêng, thể hiện sự hòa quyện giữa truyền thống và hiện đại trong việc tri ân những người đã hiến tặng cơ thể cho sự nghiệp nghiên cứu và học hỏi y học.
Thí sinh đã đăng ký hãy đăng nhập ở đây để tra cứu.