PCTU - Lớp phủ khớp giả mới giúp ngăn ngừa nhiễm trùng
Rất nhiều khớp xương nhân tạo bị nhiễm trùng sau khi thay khớp giả và việc chỉnh hình là thường phải thực hiện lại. Một chất xương xi măng pha trộn kháng sinh thường được đặt vào trong một khớp bị nhiễm trùng sau khi khớp giả được lấy ra và cho phép nó hoạt động vài tuần trước khi khớp giả mới được đưa vào. Vấn đề là xương xi măng chỉ có khả năng diệt khuẩn trong phạm vi gần và việc sử dụng khả năng diệt khuẩn đó đòi hỏi hai cuộc phẫu thuật chỉnh hình riêng biệt phải diễn ra, đó là: tháo gở khớp giả ban đầu và ghép xương xi măng vào, tiếp theo là thay khớp.
Một nhóm tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts đã đưa ra một loại polymer được phủ với kháng sinh, hợp chất này hoạt động tốt hơn và lâu hơn, và kết quả chỉ trong một lần phẫu thuật cho những cas chỉnh hình. Vật liệu họ sử dụng là polyethylene, polymer được sử dụng phổ biến ở bề mặt chịu lực trên của khớp giả. Bằng cách gắn các nhóm kháng sinh vào polyethylene, các nhà nghiên cứu có thể duy trì tính toàn vẹn của cấu trúc polyethylene. Mặt khác, xương xi măng sẽ không tự nó làm khuếch tán đậm độ cao của chất kháng sinh và như thế nó sẽ hoạt động tốt trong nhiều trường hợp bệnh nhân.
Nhóm tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts cũng đã thử nghiệm vật liệu mới này (polyethylene) trên súc vật thí nghiệm có khớp bị nhiễm vi khuẩn Staphylococcus aureus, bao gồm cả việc hình thành các màng sinh học vi khuẩn. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng vật liệu mới này (polyethylene) đã loại bỏ được nhiễm khuẩn trong tất cả các trường hợp, trong khi việc điều trị bằng xương xi măng kháng sinh đã không thể thoát khỏi việc nhiễm trùng.
Nguồn: www.medgadget.com
Lược dịch: Bs.Nguyễn Hữu Tùng & cộng sự