Bệnh viện Trường Đại học Phan Châu Trinh là một phần của dự án Viện – Trường Đại học Phan Châu Trinh, được khởi công xây dựng từ năm 2023 ngay trong campus trường. Đây là một bệnh viện đa khoa với quy mô 300 giường được mong đợi là BỆNH VIỆN THÔNG MINH đầu tiên ở Việt Nam sớm đưa vào hoạt động trong Quý 4 – năm 2024.
Bệnh viện thông minh (Smart Hospital) không chỉ đơn thuần là việc sử dụng hệ thống quản lý dữ liệu y tế, số hóa quy trình để nâng cao chất lượng phục vụ hay quản trị mà còn chú trọng hơn vào việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), Internet of Things (IoT) trong hỗ trợ chẩn đoán, ra quyết định. Điều đó mang lại hiệu quả trong chẩn đoán và điều trị, tăng độ chính xác, loại bỏ yếu tố chủ quan của con người, tối ưu chi phí cho cả người bệnh và nhà quản trị... Đồng thời, đem lại một trải nghiệm hoàn hảo hơn cho người bệnh khi thăm khám và điều trị tại đây.
Theo kế hoạch, bệnh viện này sẽ được trang bị các thiết bị chẩn đoán hình ảnh MRI, CT-Scanner, DSA, Nội soi chẩn đoán, Siêu âm với 100% sử dụng công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI). Từ con người đến thiết bị, quy trình cung ứng dịch vụ và công tác quản trị đều được vận hành bởi một hệ điều hành thông minh.
Phối cảnh Bệnh viện đa khoa 300 giường ngay trong Campus của Trường Đại học Phan Châu Trinh
Đối với người bệnh: Họ được rút ngắn thời gian thăm khám, điều trị, giảm các dịch vụ chăm sóc được cá nhân hóa dựa trên thông tin y tế của mình.
Đối với nhân viên y tế: Công nghệ sẽ giúp bác sĩ, nhân viên y tế giảm tải công việc, tăng hiệu suất làm việc nhờ quy trình tự động hóa và hệ thống hỗ trợ ra quyết định.
Đối với sinh viên Trường Đại học Phan Châu Trinh: Đây là cơ hội lý tưởng để phát triển kỹ năng chuyên môn. Thực tập trong một bệnh viện thông minh giúp sinh viên tiếp xúc với công nghệ mới và các phương pháp điều trị tiên tiến thông qua trải nghiệm thực tế, giúp họ dễ dàng thích ứng với môi trường làm việc sau này. Họ cũng sẽ học cách sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu y tế, giúp họ hiểu rõ hơn về bệnh nhân và quy trình chăm sóc. Cuối cùng, với dữ liệu lớn được tạo ra, sinh viên cũng có cơ hội tham gia vào các dự án nghiên cứu cùng với các chuyên gia hoặc thực hiện các dự án nghiên cứu riêng.
Còn ở góc độ quản trị, các nhà điều hành có thể theo dõi và đánh giá hiệu suất của bệnh viện thông qua các chỉ số chất lượng và phản hồi từ bệnh nhân để liên tục cải thiện dịch vụ. Đồng thời, các nhà quản trị sử dụng AI để phân tích dữ liệu và dự đoán xu hướng bệnh tật, đưa ra chính sách và quyết định kịp thời, tối ưu hóa tài nguyên và nguồn lực.
Thí sinh đã đăng ký hãy đăng nhập ở đây để tra cứu.