Nhận lời mời của Trường Đại học Phan Châu Trinh (PCTU), GS.BS. Nguyễn Đông Quan, Giáo sư Nhãn khoa tại Viện Mắt - Trường Đại học Y khoa Stanford trở thành thành viên của Ban cố vấn khoa học của trường. Đây có thể nói là một niềm vinh dự lớn của PCTU.
Giáo sư là một bác sĩ giỏi về lĩnh vực nhãn khoa tại Hoa Kỳ. Với nhiệt huyết và hoài bão của mình, Giáo sư mong ước sẽ đóng góp chút gì đó cho quê hương qua đào tạo y khoa.
Tóm lượt tiểu sử của GS. Nguyễn Đông Quan: Bản tiếng Anh xem tại đây.
Sinh ra ở Sài Gòn, Việt Nam và di cư sang Hoa Kỳ vào năm 1980 cùng bố mẹ và 2 anh em, Bác sĩ Nguyễn Đông Quan hiện là giáo sư Nhãn khoa của Viện Mắt Byers, Trường Đại học Y Stanford.
Ông đã nhận bằng tú tài tại Học viện Phillips Exeter và đồng thời nhận bằng cử nhân và thạc sĩ chuyên ngành Lý sinh phân tử và Hóa sinh tại Đại học Yale. Sau đó, ông nhận bằng Y khoa tại Trường Đại học Y Pennsylvania. Ông đã hoàn thành khóa thực tập về Nội khoa tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts và chương trình nội trú về chuyên khoa mắt tại Bệnh viện Tai và Mắt Massachusetts, Trường Y Harvard. Ông cũng hoàn thành nghiên cứu sinh về Miễn dịch học và Viêm màng tai tại Bệnh viện Tai và Mắt Massachusetts, Miễn dịch Mắt tại Viện Mắt Wilmer thuộc Viện Y tế Johns Hopkins, hoàn thành nghiên cứu sinh về võng mạc và phẫu thuật tại Viện Nghiên cứu Mắt Schepens và Bệnh viện Tai và Mắt Massachusetts.
Vào năm 2001, sau khi hoàn thành chương trình học, Bác sĩ Nguyễn Đông Quan tham gia giảng dạy tại Viện Mắt Wilmer thuộc Trường Đại học Y Johns Hopkins với chức vụ Trợ lý của Giáo sư. Qua thời gian ông trở thành Phó Giáo sư Nhãn khoa và là giám đốc đào tạo Y khoa.
Năm 2013, ông được bổ nhiệm làm trưởng khoa Mắt của McGaw, Giáo sư kiêm Chủ nhiệm Khoa Mắt và Giám đốc Viện Mắt Stanley M. Truhlsen, và là Trợ lý Trưởng khoa Nghiên cứu Dịch thuật của Đại học Y Nebraska.
Giáo sư Quan là người chịu trách nhiệm chính về các thử nghiệm lâm sàng liên quan đến bệnh phù hoàng điểm do đái tháo đường, thoái hóa điểm vàng (AMD), các bệnh viêm mắt và màng bồ đào của Viện Mắt Quốc gia và các tổ chức khác và ông cũng là điều tra viên về nhiều thử nghiệm lâm sàng khác liên quan đến các tác nhân điều trị mới.
Giáo sư Quan còn được biết đến với công trình sáng tạo về các thử nghiệm lâm sàng đầu tiên trên người, đánh giá các dược trị liệu tiềm năng đối với các bệnh mạch máu võng mạc và màng bồ đào.
Giáo sư Quan nói riêng và nhóm nghiên cứu của ông nói chung là một trong những nhà khoa học lâm sàng đầu tiên trên thế giới đánh giá được hiệu quả của loại thuốc sinh học aflibercept đối với bệnh thái hóa điểm vàng ướt và thuốc aflibercept và ranibizumab đối với phù hoàng điểm do đái tháo đường (DME); kết quả ban đầu của các nghiên cứu này là nền tảng cho các thử nghiệm tiếp theo được phê duyệt xác nhận bởi Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ và các cơ quan quản lý khác về các tác nhân dược lý này đối với các bệnh được chỉ định.
Giáo sư Quan là người chủ trì các nghiên cứu đa trung tâm READ-2, READ-3 và iDEAL của Hoa Kỳ, nghiên cứu này nhằm đánh giá vai trò tiềm năng của thuốc đối kháng VEGF đối với bệnh phù hoàng điểm do tiểu đường thông qua các con đường khác nhau.
Giáo sư Quan cũng chủ trì nghiên cứu SAVE và nghiên cứu đa trung tâm SAVE-2, STOP-UVEITIS và ACTHAR nghiên cứu đánh giá vai trò của các tác nhân dược lý mới, bao gồm ức chế interleukin cụ thể, trong bệnh viêm màng bồ đào và viêm mắt.
Trong suốt sự nghiệp của mình, cho đến nay, Giáo sư Quan đã có những đóng góp rất lớn, ông có hơn 300 bản thảo về công trình khoa học được xuất bản. Với chính những thành tựu và thành tích khoa học của mình, ông đã được chọn làm Tổng biên tập của Tạp chí American Journal of Ophthalmology Case Reports, được ra mắt như một tạp chí đồng hành với Tạp chí Nhãn khoa Hoa Kỳ.
Giáo sư Quan được bầu vào nhiều tổ chức nghề nghiệp uy tín trong nước và quốc tế, bao gồm Hội Macula, Hội võng mạc, Hội bác sĩ chuyên khoa võng mạc Hoa Kỳ, Hội viêm màng bồ đào Hoa Kỳ, Hội viêm mắt quốc tế, Nhóm nghiên cứu bệnh viêm màng bồ đào quốc tế, Câu lạc bộ Jules Gonin, và Hiệp hội Mắt Hoa Kỳ. Ông cũng là Phó chủ tịch điều hành của Hội Miễn dịch học Mắt Foster.