Đại học Phan Châu Trinh
Đại học Phan Châu Trinh
Tuyển Sinh Đại Học
Tuyển sinh Đại học 2024
Kết nối với chúng tôi qua Zalo:

Liên hệ tuyển sinh

Gửi email cho chúng tôi:
Gọi hoặc Zalo cho chúng tôi:
Gửi hồ sơ về:
09 Nguyễn Gia Thiều, P. Điện Ngọc, TX. Điện Bàn, Quảng Nam
Theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội
Theo dõi chúng tôi trên phương tiện truyền thông xã hội để không bỏ lỡ thông tin quan trọng về đăng ký, học bổng, cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn và trải nghiệm đa dạng trong các hoạt động của chúng tôi.

Khi viết tay trở thành cực hình

Adam Shlomi đang là sinh viên năm 2 của ĐH Georgetown. Tự đánh giá là một sinh viên giỏi, nhưng Adam Shlomi thừa nhận một lĩnh vực cậu không thể vượt qua: chép bài bằng tay trong giờ học. Ngay từ lúc còn học tại trường trung học bang Florida, theo báo Wall Street Journal (WSJ), Adam Shlomi luôn tới lớp với một chiếc laptop. Vậy nên cậu đã rất bất ngờ khi biết nhiều giáo sư tại ngôi trường đại học tư danh giá Georgetown ở Washington, D.C. không cho phép sinh viên mang laptop vào lớp.

“Biển” laptop ở giảng đường

Christ Seeley, sinh viên năm cuối ngành kinh tế - chính trị ĐH California tại Berkeley, nói cậu có thể chịu được một giờ chép bài bằng tay, nhưng khi buổi học kéo dài tới hai giờ như học kỳ hiện đang trải qua thì thực sự là cực hình. “Tay tôi vô cùng đau đớn” – cậu than thở vậy sau khi làm các bài kiểm tra hết môn vừa qua.

Các giáo sư vô cùng lo lắng khi đứng trước một “biển” laptop trên giảng đường. Họ không hiểu những gương mặt đang nhìn vào màn hình kia rạng rỡ vì bài giảng hay vì cái gì khác. Học trò của họ có ghi chép không hay đang đặt mua một đôi giày thể thao giảm giá trên trang Amazon, hoặc đang làm việc gì tương tự?

Lo ngại sinh viên không tập trung vào bài học một phần, phần khác nhiều giảng viên cho rằng việc dùng laptop ghi chép quá nhanh cũng khiến người học trở thành cái máy, họ đơn giản chỉ sao chép nguyên văn lời giảng mà không hề suy nghĩ hay có tư duy phân tích, phản biện.

“Tôi thực sự mệt mỏi khi thấy họ ngồi đó với máy tính và làm việc riêng mà chẳng hề quan tâm đến tôi” – bà Carol Holstead, phó giáo sư ngành báo chí của ĐH Kansas, nói. Từ năm 3 năm trước bà đã cấm sinh viên mang máy tính trong giờ học “Kể chuyện bằng hình ảnh” (Visual Storytelling) của bà. Hiện bà luôn phải nhắc nhở sinh viên mang theo giấy bút để ghi lại những luận điểm quan trọng của bài học. Tất nhiên nhiều sinh viên phàn nàn là các giáo sư đã “không chịu hiểu” rằng việc chép bài bằng tay khó nhọc cỡ nào.

Tại Mỹ, mặc dù một số trường công lập có yêu cầu dạy viết, song các tiêu chuẩn giáo dục Common Core (tạm dịch là “Tiêu chuẩn cốt lõi” gồm toàn bộ các tiêu chuẩn đã được các lãnh đạo tiểu bang chấp thuận áp dụng cho hệ thống trường học từ mẫu giáo đến lớp 12 tại Mỹ) lại không nhấn mạnh tầm quan trọng của kỹ năng viết tay.

Viết tay học tốt hơn

Tháng 4-2016, các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Princeton và ĐH California tại Los Angeles đã công bố kết quả nghiên cứu của họ liên quan tới vấn đề chép bài bằng tay. Nhóm chuyên gia nhận thấy các sinh viên ghi chép bằng tay có kết quả học tập tốt hơn so với những người ghi chép trên máy tính. So với những người gõ bàn phím, những người chép bài bằng tay có kết quả học tốt hơn, ghi nhớ thông tin lâu hơn và có nhiều ý tưởng mới mẻ hơn.

Trong bài viết tiêu đề “Chép tay có thể khiến bạn thông minh hơn?” của báo WSJ, tác giả Robert Lee Hotz cũng đã tóm tắt nhiều nghiên cứu về cùng chủ đề này và khẳng định việc chép tay giúp sinh viên tập trung hơn vào bài giảng, theo đó kết quả học tập cũng tốt hơn.

Bà Susan Dynarski – giáo sư chuyên ngành giáo dục, chính sách công và kinh tế học tại ĐH Michigan – cũng đồng tình với kết quả của nghiên cứu đó. Bà cũng là người cấm sinh viên dùng mọi loại thiết bị điện tử như laptop trong giờ học cũng như trong các buổi seminar.

Bỏ bài thi viết tay?

Tháng 9-2017, theo báo Independent, ĐH Cambridge của Anh thông báo đang xem xét việc bỏ các bài kiểm tra bắt buộc viết tay và cho phép sinh viên làm bài thi trên laptop hoặc ipad. Thông báo đưa ra sau khi các thầy cô giáo phàn nàn chữ viết của sinh viên xấu tới mức họ không đọc nổi. Nếu điều này được quyết định, nó sẽ chấm dứt một truyền thống hơn 800 năm của một hình thức thi cử trong trường học ở Anh. Và biết đâu nó có thể trở thành tiền lệ cho các ngôi trường khác?

Sốc

Tại Mỹ, nhiều trường công lập còn khuyến khích học sinh làm việc trên máy tính, một số nơi cung cấp cả máy móc cho học trò. Điều này dẫn tới việc nhiều em bị “sốc” trước quy định cấm laptop khi vào ĐH.

Một số trường cho biết họ cũng có ngoại lệ với các sinh viên khuyết tật. Tuy nghiên lại cũng có dư luận chỉ trích quy định này không được áp dụng với những trường hợp sinh viên bị khuyết tật theo kiểu không thể nhìn thấy như mắc chứng khó đọc hay không có khả năng ghi chép mạch lạc…

 

Theo D.Kim Thoa

Nguồn: Báo Tuổi trẻ - Số 71/2018 (8967) ngày 20.03.2018