PHAN CHAU TRINH UNIVERSITY
PHAN CHAU TRINH UNIVERSITY
Tuyển Sinh Đại Học
Admissions 2024
Connect via Zalo:

Introduction to the Medical Museum - Medical Section Phan Chau Trinh

GIỚI THIỆU BẢO TÀNG Y KHOA PHAN CHÂU TRINH VÀ PCTU’S STORY

IMG_08102

Ở những khung hình đầu tiên là cuộc đời và những bước đầu hình thành Hoàn Mỹ của nhà sáng lập. Từ khát khao cứu chữa bệnh cho người nghèo, từ mong muốn không một ai phải chịu đau khổ vì bệnh tật, trong thâm tâm bác sỹ Nguyễn Hữu Tùng luôn đau đáu một nỗi lòng muốn mang lại cho người bệnh cơ sở y tế, thuốc thang tốt nhất, thầy thuốc tận tâm nhất đã thôi thúc ông nỗ lực không ngừng nghỉ. Câu chuyện của Hoàn Mỹ bắt đầu từ ước mơ và sự say mê nghề nghiệp muốn đem đến cho người bệnh và khách hàng của mình giá trị của cuộc sống chính là chất lượng của sức khỏe. Với tinh thần đam mê, khát vọng để phát triển sự nghiệp kinh doanh, ham học hỏi và cầu thị đã thôi thúc Bác Tùng thành lập nên phòng khám đa khoa tư nhân đầu tiên của Việt Nam tại số 1A Lý Thường Kiệt vào 10/3/1997 khởi đầu hành trình chăm sóc sức khỏe của Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ. Vì chữ “Tâm” luôn đặt lên hàng đầu nên công việc khá suôn sẻ và thuận lợi, đến khoảng 2 năm sau bệnh viện của Bác Tùng với quy mô 30 giường bệnh chính thức khai trương và là bệnh viện tư nhân đầu tiên của Tp Hồ Chí Minh. Tiếp theo đó, tình yêu với quê hương đã thôi thúc bác sỹ Tùng trở về Đà Nẵng xây dựng bệnh viện như một hành động trả nghĩa. Rất may mắn nhận được sự ủng hộ của chủ tịch UBND Thành phố, năm 2002 bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng chính thức đi vào hoạt động. Chính những khát khao, đam mê cháy bỏng của bản thân và nghị lực, quyết tâm được hun đúc sau những thăng trầm đã mang lại cho người bác sỹ này những thành công bước đầu.

- Năm 2007 Bác sĩ Tùng nhìn thấy được những khó khăn về việc đi lại và kinh phí của người dân đồng bằng Sông Cửu Long khi phải di chuyển một quãng đường xa lên Tp Hồ Chí Minh để khám chữa bệnh. Với tầm nhìn xa rộng và tấm lòng của người thầy thuốc đã giúp cho bác Tùng và Hoàn Mỹ Cửu Long trở thành nơi khám chữa bệnh uy tín của người dân địa phương và các khu vực lân cận. Việc xây dựng này đã giúp 30% người dân đồng bằng Sông Cửu Long nơi đây tiết kiệm thời gian lẫn chi phí vì không phải di chuyển lặn lội xa xôi lên Tp Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, người bệnh lẫn người dân tiết kiệm được thời gian để tăng gia sản xuất, chủ tâm làm việc nhằm tạo ra những giá trị cuộc sống cao hơn, tốt đẹp hơn và tăng sản lượng, kinh tế gia đình hơn vì đã có cơ sở y tế tốt nơi này. Theo tinh thần câu khẩu hiệu: “Tôi biết cách làm tăng sản lượng cho bạn vì tôi là bác sĩ”

- Nhưng mọi việc chưa dừng lại ở đó, năm 2008 khi bắt tay vào xây dựng Hoàn Mỹ Đà Lạt đã gặp rất nhiều khó khăn về tài chính. Ta có thể thấy được ý chí kiên cường, chịu thương chịu khó và không ngừng học tập, không ngừng nổ lực của người con Miền Trung. Cho dù bác sĩ Tùng có gặp bao nhiêu gian nan, bao nhiêu khó khăn cũng không bào mòn ý chí thép, tinh thần vượt lên tất cả của con người này. Năm 2010 bệnh viện Hoàn Mỹ Minh Hải (Cà Mau) chính thức là thành viên của tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ. Nhưng đến năm 2011 khi áp lực tài chính quá lớn đã khiến Bác Sĩ Tùng buộc phải chia tay đứa con tinh thần của mình. Nhưng, không vì thế mà Bác Tùng nản lòng, bỏ lỡ ước mơ dở dang của mình, giờ đây Bác Tùng đang góp phần đào tạo một thế hệ bác sĩ vị nhân. Nỗ lực trau dồi, nỗ lực đi theo hoài bão, hết lòng vì đam mê của mình, chưa bao giờ trong tư tưởng Bác sĩ Tùng hiện lên hai chữ “đầu hàng”. Từng bước chạm đến ước mơ xây dựng Trường đại học Y khoa và bệnh viện Thực hành Y khoa. Có lẽ thời gian không còn thách thức, tuổi tác chỉ là con số. Với kinh nghiệm đúc kết được và khát vọng to lớn về y khoa đã giúp Bác Tùng có tấm lòng và nhiệt huyết như tuổi đôi mươi, vẫn yêu thích vẫn đam mê cháy bỏng với nghề. Đó là những điều được và chưa được, những ưu tư, trăn trở của Người sáng lập trong thời gian lãnh đạo và điều hành qua 15 năm.

IMG_0795

Sau khi chia tay với đứa con tinh thần đầu tiên của mình bác sĩ Tùng không khỏi những trăn trở day dứt. Trong suốt quá trình làm việc, bác sĩ Tùng cũng đã chứng kiến không ít những sai xót, những biểu hiệu lệch lạc của một số bác sĩ. Bác sĩ Tùng sợ các bác sĩ trẻ có những nhận thức sai lệch về y đức sẽ biến bệnh nhân thành “công cụ” và “hàng hóa”. Chính vì lẽ đó bác sĩ Tùng muốn xây dựng một ngôi trường để có thể đào tạo ra một thế hệ bác sĩ vị nhân. Đó là ước mơ là ấp ủ của bác sĩ Tùng vậy nên năm 2008 đội ngũ bác sĩ Tùng bắt đầu thành lập dự án tiền khả thi xin mở trường đại học y khoa Hoàn Mỹ, được đánh giá cao và đề nghị tiếp tục hoàn thiện điều kiện  để trình thủ tướng kí quyết định dưới sự chủ trì của thứ trưởng thường trực bộ GDDT Bành Tiến Long. Từ tháng 1/2011 đến tháng 8/2011 ban lãnh đạo tiên hành xin lập dự án mới để chủ trương đầu tư thành lập Trường tại khu Tây Bắc-Củ Chi và đã được ban quản lý khu đô thị Tây Bắc đồng ý. Nhà trường được Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Hứa Minh Thuận chấp nhận chủ trương thành lập trường đại Học Y khoa Hoàn Mỹ. Ngày 2/8/2011 Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân kí công văn chấp nhận chủ trương thành lập Trường Đại học y khoa Hoàn Mỹ. Tuy nhiên gặp một số trở ngại nên quá trình này tạm thời bị gián đoạn, và dự án này chuyển về miền đất Quảng Nam thân thương của chúng ta ngày hôm nay. Dự án này đặt hạt mầm cho một tương lai tươi sáng của thế hệ mai sau. Chúng ta có quyền tự hào và hy vọng vào những hạt mầm đầy tài năng và tài đức này.

 IMG_0796

Ngoài những trăn trở cho thế hệ bác sĩ tương lai, người sáng lập rồi thường xuyên tham gia các hoạt động từ thiện và thành lập quỹ từ thiện mang tên mình nhằm giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng vượt khó vươn lên trong học tập, vượt khó để trở thành những bác sĩ vị nhân say này. Hành động này góp phần cổ vũ tinh thần học tập các em học sinh và còn là niềm vui, là mong muốn của Bác sĩ Tùng. Với sự khiêm tốn, hiểu biết, từng trải, kinh nghiệm và những đau đáu với nghề hình thành nên người thầy thuốc hết lòng vì người dân, hết lòng về những trang trải lo âu của người bệnh. Bác Tùng cho rằng, người bệnh luôn đúng, có chăng cũng chỉ do nhân viên y tế không làm hết khả năng, phận sự của mình. Bằng tình yêu thương, sự đau xót và cảm thấy bản thân nên cố gắng hơn nữa để giúp người bệnh mau khỏe. Bác Tùng là vậy, con người hết lòng vì người khác, hết lòng về những trăn trở, khó khăn, từng bước hoàn thiện y tế hơn nữa. Năm 2012 bs Tùng được nhật báo The Japan Times vinh danh là 1 trong 100 CEO Châu Á xuất sắc nhất, ngoài ra các tạp chí Doanh Nhân Đất Việt, chuyện Khởi Nghiệp, báo Thanh Niên, báo Sài gòn cũng dành những lời chia sẻ về người bác sĩ tận tâm với nghề và là người Thầy hết lòng vì sinh viên.

Vẫn nung nấu dự định mang đến cho sinh viên một môi trường để thực tập và học hỏi thực tế sau những giờ lý thuyết trên trường, tập đoàn Tâm Trí ra đời tiếp nối ước mơ dang dở Viện – Trường của người sáng lập. Có thể nói năm 2012 là một năm khởi sắc của tập đoàn Y khoa Tâm Trí khi bệnh viên Tâm Trí Sài Gòn trở thành thành viên tập đoàn cùng theo đó 3/2012 bệnh viện Dometic đã được đổi tên thành bệnh viện Tâm Trí Đồng Tháp, 20/7/2012 thành lập bệnh viện Tâm Trí Đà Nẵng ở vị trí 64 Cách Mạng Tháng 8, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ. Nối tiếp những thành công bước đầu vào 3/2014 bệnh viện tâm trí Nha Trang được đưa vào sử dụng. Với cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ y bác sĩ lành nghề và địa điểm thuận lời trải dài trên dãi đất chữ S đã góp phần nâng cao sức khỏe cho các bệnh nhân và giúp cho các bạn sinh viên được đào tạo tại trường có cơ hội tiếp cận sớm với bệnh viện và không phải bỡ ngỡ sau khi hoàn thành xong chương trình đào tạo tại trường. Chính những cơ sở thực hành này là những cành cây nâng bước cho các bạn sinh viên tiếp xúc và dạn dĩ hơn với nghề thầy thuốc.  

IMG_0800

Sau những vấp ngã ban đầu đã mang đến cho bác sĩ Tùng rất nhiều kinh nghiệm quý báu. Sinh ra trên mảnh đất Miền Trung gian khổ đã thôi thúc Bác sĩ Tùng cố gắng hơn, học tập hơn và trân trọng hơn những giá trị nhân văn. Với mong muốn chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm trong việc kinh doanh, đầu tư và quản lý, Bác sĩ Tùng đã viết nên cuốn nhật ký “Từ khởi nghiệp đến M&A”. Cuốn sách kể về cuộc đời về tuổi thơ vất vả đến những bước đầu trong tìm kiếm công việc, những khó khăn đã trải qua, những thành công đã đạt được và cả những thất bại. Trong cuốn sách này ta có thể thấy được ý chí kiên cường, chịu thương chịu khó và không ngừng học tập, không ngừng nổ lực của người con Miền Trung. Cho dù bác sĩ Tùng có gặp bao nhiêu gian nan, bao nhiêu khó khăn cũng không bào mòn ý chí thép, tinh thần vượt lên tất cả của con người này. Cuốn sách hỗ trợ song ngữ Việt – Anh giúp người đọc trên mọi miền Đất nước hoặc trên Thế giới có thể theo dõi được ngoài ra còn giúp người đọc trao dồi khả năng ngoại ngữ và tăng kiến thức từ vựng mới.

           IMG_08071

Thực ra, ngay từ khi sáng lập tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ, bác Tùng đã ước ao có được một trường đại học y khoa của riêng mình. Và cũng từ những ngày ấy, những khát khao về một thế hệ bác sĩ có trách nhiệm với bệnh nhân, giỏi chuyên môn để hội nhập quốc tế cứ luôn ám ảnh lấy bác Tùng. Dự án trường đại học y khoa Hoàn Mỹ gặp một số vấn đề về đất đai nên năm 2014 tập đoàn y khoa Tâm Trí tiếp cận Cao đẳng Đông Á trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Với mong muốn xây dựng một trường đại học đào tạo thế hệ tài giỏi người sáng lập đã đưa dự án trường đại học y khoa Hoàn Mỹ đến mảnh đất mà nơi chôn nhau cắt rốn của mình và xin nâng cấp cao đẳng Đông Á lên đại học. Tiếp nối khoảng thời gian này cao đẳng Đông Á đổi tên thành cao đẳng Tâm Trí do tập đoàn Tâm Trí quản lý vào năm 2017. Nhận thấy được sự cần thiết và thiết thực của dự án này, UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt chủ trương xây dựng trường và tạo điều kiện cho dự án diễn ra nhanh chóng và thuận lợi. Năm 2018 trường đại học Phan Châu Trinh có cơ sở cũ tại thành phố Hội An đã được tập đoàn Tâm Trí đầu tư và chuyển về địa chỉ 09 Nguyễn Gia Thiều, Điện Bàn, Quảng Nam với diện tích lớn hơn và cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại nhằm đào tạo nên một thế hệ bác sĩ vị nhân tương lai. Bắt đầu từ đây đặt nền móng cho những bước tiến phát triển ước mơ dang dở của mình. Giờ đây Bác Tùng đang góp phần đào tạo một thế hệ bác sĩ vị nhân. Từng bước chạm đến ước mơ xây dựng Trường đại học Y khoa và bệnh viện Thực hành Y khoa. Có lẽ thời gian không còn thách thức, tuổi tác chỉ là con số. Với kinh nghiệm đúc kết được và khát vọng to lớn về y khoa đã giúp Bác Tùng có tấm lòng và nhiệt huyết như tuổi đôi mươi, vẫn yêu thích vẫn đam mê cháy bỏng với nghề.

img_0806

Khó có một hình ảnh nào đẹp đẽ và cảm động cho bằng hình ảnh con người lấy máu mình để giữ lại sự sống cho người khác! Bác sĩ Tùng của chúng tôi không phải 1 mà 11 lần tiếp máu cho bệnh nhân! Thật hiếm có một con người như vậy. Ngay từ khi còn là sinh viên y khoa Huế, Bác sĩ Tùng đã rất ham mê nghề nghiệp, thích được đi thực tế ở các bệnh viện. Được tiếp xúc với bệnh nhân, lòng nhân đạo về lương tâm nghề nghiệp cứ lớn dần lên trong con người bác sĩ tương lai ấy. Mới chỉ là sinh viên, bác sĩ đã 3 lần dũng cảm hiến máu của mình cứu sống bệnh nhân. Năm 1979 học xong chương trình đại học, bác sĩ được phân công tác về khoa nhi – Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng. Bằng sự say mê học hỏi, yêu nghề, tận tụy với bệnh nhân, bác sĩ trở thành bác sĩ khoa nhi vững về tay nghề, được bệnh viện tin yêu. Ở đây bác sĩ Nguyễn Hữu Tùng lại 5 lần nữa hiến máu cho bệnh nhân. Gặp bác ở Bệnh viện đa khoa Đại Lộc với vị trí một bác sĩ viện trưởng mà hăng hái đi thăm hỏi bệnh nhân như các bác sĩ chuyên trách khác. Được hỏi vì sao ở Đà Nẵng gần nhà, điều kiện sinh hoạt, công tác đầy đủ sao bác không ở lại mà về đây cho vất vả. Bác sĩ tâm sự: “Hồi tôi ở Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng có một chị người Đại Lãnh bồng cháu bé chỉ bị sốt thôi mà phải ra tận Đà Nẵng cấp cứu!... khó khăn và tốn kém biết bao nhiêu… Rồi khoa nhi của tôi cứ càng ngày càng đông bệnh nhân ở Đại Lộc, lúc đó tôi chưa biết Đại Lãnh xa hay gần, Đại Lộc như thế nào, nhưng tôi nghĩ bệnh viện tuyến huyện tổ chức tốt việc khám và chữa bệnh cho nhân dân thì chắc chắn những căn bệnh thông thường như cháu bé của chị phụ nữ ấy không phải đi xa đến như vậy. Biết Đại Lộc thiếu người nên tôi tình nguyện lên đây với suy nghĩ là làm sao tổ chức được khoa nhi để các bà mẹ bớt vất vả”. Bác sĩ Tùng lên Đại Lộc vùng đất trung du còn nhiều thiếu thốn này với những suy nghĩ rất thật ấy. Bằng việc làm và cách sống hòa đồng với anh em, tập thể và lãnh đạo tin tưởng giao cho bác trách nhiệm nặng nề của người bệnh viện trưởng. Ở bệnh viện Đại Lộc không ai quên được tình trạng bệnh của bà Nguyễn Thị Lan quê ở Quảng Đợi bị chảy máu dạ dày nặng, khi mang đến bệnh viện tình trạng bệnh nhân nguy kịch. Hay trường hợp khác của 2 cháu nhỏ - 1 bị áp xe gan, 1 bị mủ màng phổi, tính mạng của bệnh nhân bị đe dọa, bệnh nhân cần được tiếp máu ngay, nhưng bệnh viện không còn máu… Không để chậm trễ … bằng dòng máu của mình, bác sĩ Tùng đã cứu sống được bệnh nhân. Về việc làm của mình, bác nói thanh thảnh, giản dị: “Con người ai lại không sợ bệnh tật, nhưng riêng với tôi bệnh đáng sợ nhất là bệnh không có lương tâm, bệnh vô trách nhiệm. Không có tội nào nặng hơn tội để bệnh nhân chết trong tình trạng còn có thể cứu sống được”. Bảy năm sinh viên y khoa, 7 năm nghề nghiệp, bác sĩ Nguyễn Hữu Tùng đã 11 lần hiến máu để cứu sống bệnh nhân. Tấm lòng người thầy thuốc đã sưởi ấm biết bao người bệnh.

IMG_0804

Trường đại học Phan Châu Trinh với phương châm “Đào tạo để thay đổi” nên khi các bạn sinh viên theo học tại trường đại học Phan Châu Trinh các bạn phải đảm bảo 2 chuẩn mực đó là trong chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Ứng dụng công nghệ kỹ thuật y khoa và công nghệ sinh học, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học song song với hoạt động đào tạo là chiến lược mà đại học Phan Châu Trinh. Chương trình, giáo trình y khoa là sự tích hợp giữa kỹ thuật y học tiên tiến của Mỹ với giá trị cốt lõi y học và văn hóa Việt Nam. Mục tiêu đào tạo sinh viên y khoa của đại học Phan Châu Trinh là làm sao cho sinh viên tiếp cận gần trình độ bằng cấp thực hành y khoa tại Mỹ: USMLE 1 cho năm thứ 4 và USMLE 2 cho năm thứ 6, trước khi ra trường. Sinh viên khoa Y Phan Châu Trinh sẽ được tiếp cận tất cả các khoa, phòng tại bệnh viện đa khoa Tâm Trí của Tập đoàn y khoa Tâm Trí ngay ngày đầu nhập học, giúp hình thành khái niệm về mối tương quan giữa người thầy thuốc, bệnh nhân, bệnh viện. chương trình đào tạo kết hợp viện trường tạo sự tương thích đồng nhất giữa lý thuyết và thực hành. Với thời lượng thực hành đạt 70- 80% tổng thời gian 6 năm học, chương trình liên kết này sẽ thực hiện hiệu quả tại khoa Y Phan Châu Trinh. Ngoài ra, khoa Y Phan Châu Trinh xây dựng chương trình trao đổi giảng viên, SV với các trường Y khoa tại Mỹ, giúp Sv có điều kiện tiếp cận với nền y khoa tiên tiến ngay trong lúc học tập. Bác sỹ Tùng chia sẻ: “...trong 2 đến 3 năm đầu, tỷ lệ sử dụng song ngữ anh việt là 30%, những năm sau, tỷ lệ sử dụng sẽ cao hơn. Với sự hỗ trợ của trung tâm tiếng Anh y khoa của PCT, các bạn sinh viên sẽ được tăng cường kỹ năng tiếng anh trong học tập cũng như sử dụng lưu loát 4 kỹ năng tiếng Anh để nắm bắt cơ hội việc làm sau khi ra trường.” Việc trường đào tạo kiến thức Y khoa bằng tiếng Anh cũng giúp nâng cao khả năng tra cứu tài liệu chuyên ngành cho sinh viên, giúp họ cập nhật những giáo trình y khoa sâu rộng. Y khoa Phan Châu Trinh sẽ khống chế số lượng học viên, theo đó, số lượng Sv khoa y cũng kỳ vọng sẽ thấp hơn con số 100 trong suốt thời gian đào tạo, nhằm đảm bảo tỉ lệ 1/4, một thầy sẽ hướng dẫn lâm sàng là khoảng 4 sinh viên. Một trong những điều kiện để đào tạo ra một bác sỹ chuẩn mực là số lượng sinh viên tuyển chọn hằng năm của trường y phải thấp. Nhiều trường y khoa nổi tiếng như Harvard Medical, Johns Hopkins Medical, Stanford Medical của Mỹ… số lượng sinh viên đậu y khoa khoảng trên dưới 100 sinh viên/ năm. Nên PCT cam kết đi theo khuynh hướng tuyển sinh này. Và một cam kết hấp dẫn sau cùng, đó là khi được đào tạo bài bản tại khoa Y Phan Châu Trinh, các bạn sinh viên sẽ có cơ hội được nhận vào làm tại Tập đoàn Tâm Trí với hệ thống 4 bệnh viện trên toàn quốc. Dĩ nhiên, với 1 Bác sĩ ra trường thực sự giỏi và chuẩn mực thì các bạn sẽ được đón nhận ở bất kỳ cơ sở y tế, bệnh viện nào trong và ngoài nước.

IMG_0809

PCTU pctu Hội nghị khoa học