Y tá và nữ hộ sinh đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ y tế thiết yếu cho cộng đồng và trong tất cả các cấp của cơ sở y tế. Đây là những người dành cả cuộc đời để chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em; tiêm chủng và tư vấn sức khỏe; chăm sóc người già và đáp ứng nhu cầu sức khỏe thiết yếu hàng ngày cho mọi người. Khắp nơi trên thế giới, y tá và nữ hộ sinh là một trong những nguồn lực cơ bản trong mạng lưới y tế góp phần đắc lực trong công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân. Tại Việt Nam, có một mạng lưới nữ hộ sinh làm việc từ thành thị đến nông thôn và họ đảm nhiệm đa số các hoạt động về chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, đặc biệt là công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục dân số, Việt Nam đang có 96,208,984 người (năm 2019). Trong đó, hàng năm sẽ có hàng triệu trẻ em được sinh ra, chỉ riêng năm 2017 Việt Nam có đến 1,563,911 ca sinh đẻ, trong năm 2018 có khoảng 1,6 triệu ca sinh đẻ. Như vậy, ngành y tế Việt Nam cũng cần một số lượng lớn nữ hộ sinh làm việc tại các khoa sản. Thông tư số 26/2015/TTLT-BTY-BNV cũng đã cụ thể hóa các quy định về chức năng nhiệm vụ của y tá và hộ sinh, nêu cao vai trò và trách nhiệm của người y tá và hộ sinh trong ngành chăm sóc sức khỏe. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO: “Dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho sản phụ do điều dưỡng hộ sinh cung cấp là một trong những ngành trụ cột của dịch vụ y tế ở bất kỳ quốc gia nào” và cũng được coi là một nghề quy định trong hệ thống Y tế từ năm 1990.
Đầu tư vào y tá và nữ hộ sinh sẽ mang lại nhiều giá trị cao cho xã hội. Báo cáo của Ủy ban cấp cao về việc làm y tế và tăng trưởng kinh tế của Liên Hợp Quốc đã kết luận rằng đầu tư vào giáo dục và tạo việc làm trong lĩnh vực y tế và xã hội sẽ cải thiện gấp ba lần so với trước đó, khi mà an ninh y tế và kinh tế cũng được tăng trưởng toàn diện. Tham gia cùng WHO và các đối tác bao gồm: Liên đoàn nữ hộ sinh quốc tế (ICM), Hội đồng điều dưỡng quốc tế (ICN), và Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNEPA) trong nỗ lực kéo dài một năm để tôn vinh công việc của y tá và nữ hộ sinh, những điều kiện đầy thách thức mà họ thường gặp phải và ủng hộ việc tăng đầu tư vào lực lượng lao động điều dưỡng và hộ sinh.
Bác sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus – Tổng Giám đốc WHO nhận định rằng: “Các y tá và nữ hộ sinh là xương sống của mọi hệ thống y tế: năm 2020 chúng tôi kêu gọi tất cả các nước đầu tư vào y tá và nữ hộ sinh như một phần cam kết của họ đối với sức khỏe cho mọi người”.
“Tôi rất biết ơn rằng các y tá và nữ hộ sinh đang giúp tiến bộ về sức khỏe cho tất cả mọi người trên toàn thế giới”, Elizabeth Iro – Giám đốc Điều dưỡng của WHO phát biểu.
Công việc của WHO liên quan đến điều dưỡng và hộ sinh hiện đang được chỉ đạo bởi Nghị quyết của Hội đồng Y tế Thế gới 64.7 (2011) của WHO trao cho WHO nhiệm vụ xây dựng và củng cố các chiến lược như xây dựng năng lực của lực lượng điều dưỡng và hộ sinh thông qua việc cung cấp hỗ trợ cho các quốc gia thành viên trong việc phát triển các mục tiêu, kế hoạch hành động và củng cố các nhóm y tế liên ngành mạnh mẽ. WHO ước tính thiếu hụt 18 triệu nhân viên y tế vào năm 2030, chủ yếu ở các nước thu nhập thấp và trung bình thấp. Tuy nhiên, các quốc gia ở tất cả các cấp độ phát triển kinh tế xã hội đều phải đối mặt ở các mức độ khác nhau, khó khăn trong giáo dục, việc làm, triển khai, duy trì và thực hiện lực lượng lao động của họ. Thế giới cần thêm 09 triệu y tá và nữ hộ sinh nếu muốn đạt được bảo hiểm y tế toàn cầu vào năm 2030. Trên toàn cầu, chúng ta có đến 70% lực lượng lao động y tế và xã hội là phụ nữ so với, y tá và nữ hộ sinh chiếm một phần lớn trong số này. Tuy nhiên, vẫn có sự thiếu hụt toàn cầu về nhân viên y tế, đặc biệt là y tá và nữ hộ sinh, những người đại diện cho hơn 50% cho sự thiếu hụt hiện tại ở nhân viên y tế. Sự thiếu hụt lớn nhất dựa trên nhu cầu ở ngành y tế với các vị trí y tá và nữ hộ sinh ở các quốc gia Đông Nam Á và Châu Phi. Tăng cường điều dưỡng và hộ sinh sẽ có lợi ích bổ sung của việc thúc đẩy công bằng giới, góp phần phát triển kinh tế và hỗ trợ các mục tiêu phát triển bền vững khác.
Đó là lý do tại sao Hội đồng Y tế Thế giới đã chỉ định năm 2020 là năm Quốc tế của Y tá và Nữ hộ sinh.