Hóa chất nào đang đầu độc bữa ăn người Việt năm 2017
Thực trạng dùng hóa chất bảo quản thực phẩm để tăng độ tươi ngon hay thời gian sử dụng ngày càng trở thành mối lo của nhiều người tiêu dùng.
Ảnh: Internet.
2. Phân ure làm tươi thịt cá lâu ngày
Thịt lợn cũng như cá biển là thực phẩm không thể thiếu của dân Việt. Với công nghệ dùng hóa chất bảo quản thực phẩm “điêu luyện”, thịt ôi biến thành tươi, còn cá biển thì tươi mãi nhờ ướp ure. Khi ăn phải các loại thịt, hải sản có chứa dư lượng phân ure cao thì người ăn có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy có thể dẫn đến tử vong.
3. Tinopal tẩy trắng bún
Tinopal là chất tăng trắng cơ bản được sử dụng cho tất cả các ứng dụng của phần ướt, phần ép và tráng phủ giấy. Các tiểu thương thường cho tinopal vào trong bún, hủ tiếu nhằm tạo độ trắng cho những thực phẩm này. Nếu sử dụng nhiều thực phẩm có chứa nhiều tinopal có thể dẫn đến viêm loét ruột, dạ dày, nặng hơn có thể dẫn đến suy gan, suy thận hoặc có thể dẫn đến ung thư.
4. DEHP trong nước giải khát, thạch rau câu
Ảnh: Internet.
DEHP là một hóa chất hữu cơ, viết tắt của diethylhexyl phtalat, thường có trong một số nước giải khát, thạch, rau câu… Đây là chất có thể làm giảm khả năng sinh dục nam, rối loạn dậy thì ở nữ giới, nếu sử dụng lâu dài có thể gây hại đến sức khỏe. Ngoài ra, chất này còn gây ra những ngộ độc cấp tính có thể gây tử vong tại chỗ.
5. Thuốc “kích phọt”
Đây là loại thuốc giúp rau tăng trưởng nhanh, làm rau nhìn tươi hơn. Loại thuốc này thường dùng trong một số loại rau như mồng tơi, rau muống. Ngoài ra, loại thuốc điều hòa kích thích sinh trưởng sử dụng trên rau mầm, su su, giá đỗ,…Thuốc này chứa chất axit gibberellic là chất gây loãng tế bào, dị ứng với mắt, chất độc gây hại cho sức khỏe.
6. Nitrat trong xúc xích
Nitrat dùng để giữ màu sắc và hương vị, thường dùng để ướp thịt và cá. Nhiều người thường sử dụng nitrat để chế biến xúc xích và thị xông khói. Theo các nhà nghiên cứu nitrat có thể thúc đẩy xơ vữa động mạch và giảm dung nạp glucoza ở động vật.
7. Bột săm pết
Đây là một loại phụ gia thường được sử dụng để “biến” thịt ôi thiu thành thịt tươi. Hóa chất có tên là Natri sunphat (Na2SO4), dùng làm chất tẩy trắng trong công nghiệp, chất này không nằm trong danh mục phụ gia được sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định. Chất này gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người sử dụng, nó có thể gây ung thư, tăng nguy cơ tử vong.
8. Chất làm ngọt nhân tạo
Chất làm ngọt nhân tạo hay còn gọi là đường hóa học là loại phụ gia nguy hiểm nhất mà bạn cần phải tránh. Một số người tin rằng uống soda ăn kiêng sẽ giúp họ giảm cân nhưng các chất có trong soda này cũng có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.
9. Chất tạo màu thực phẩm
Ảnh: Internet.
Chất tạo màu thực phẩm, chẳng hạn như Xanh # 1, xanh # 2, vàng # 6 và đỏ # 3 được sử dụng nhiều trong nước ngọt, bánh nướng và kẹo. Trung tâm Khoa học vì Lợi ích Cộng đồng công bố, cả 4 loại chất này đều chứa các thuộc tính gây ung thư.
Theo Thảo Nguyên (TH)
Nguồn: https://baomoi.com/hoa-chat-nao-dang-dau-doc-bua-an-nguoi-viet-nam-2017/c/24257168.epi