Đại học Phan Châu Trinh
Đại học Phan Châu Trinh
Tuyển Sinh Đại Học
Tuyển sinh Đại học 2024
Kết nối với chúng tôi qua Zalo:

Liên hệ tuyển sinh

Gửi email cho chúng tôi:
Gọi hoặc Zalo cho chúng tôi:
Gửi hồ sơ về:
09 Nguyễn Gia Thiều, P. Điện Ngọc, TX. Điện Bàn, Quảng Nam
Theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội
Theo dõi chúng tôi trên phương tiện truyền thông xã hội để không bỏ lỡ thông tin quan trọng về đăng ký, học bổng, cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn và trải nghiệm đa dạng trong các hoạt động của chúng tôi.

GIÀNH HUY CHƯƠNG VÀNG QUẦN VỢT SAU KHI GHÉP PHỔI

Trước ca phẫu thuật ghép phổi, Genie Kilpatrick 48 tuổi, tự nhủ nếu khỏe lại sẽ tham gia thế vận hội World Transplant Games dành cho người ghép tạng.

quanvotGenie Kilpatrick, sống tại tiểu bang Texas, từng là một huấn luyện viên quần vợt, bộ môn rất có ý nghĩa đối với cô.

"Quần vợt đã cứu vớt cuộc đời tôi. Tôi từng là một đứa trẻ mũm mĩm, đây là cách mà tôi tập thể dục", Genie cho biết.

Quần vợt cũng giúp cô gặp người bạn đời của mình, sau khi giành học bổng thể thao toàn phần.

 

                                                       Genie tập luyện quần vợt trong phòng. Ảnh: ABC News.

Tuy nhiên, năm 2015, ở độ tuổi 48, Genie cảm thấy khó thở. Là một người chơi thể thao, triệu chứng ảnh hưởng nhiều đến đời sống và công việc, cô đi khám.

Ban đầu, bác sĩ gặp khó khăn trong việc chẩn đoán căn bệnh của Genie. Sau đó, bác sĩ xác định cô mắc bệnh u mạch máu mao mạch phổi, còn được gọi là PCH (pulmonary capillary hemangiomatosis). Căn bệnh khiến mao mạch trong cả hai lá phổi phát triển bất thường, gây khó thở. Nếu không được điều trị, thời gian sống tiên lượng của bệnh nhân là 3 năm.

Cách chữa trị duy nhất của bệnh PCH là ghép phổi.

Trong suốt thời gian bệnh, Genie không thể đi lại bình thường trong nhà nếu thiếu chiếc bình oxy 21 lít.

"Thật khó khăn bởi tôi không nghĩ mình có thể cầm vợt trên tay một lần nữa. Tôi ngồi bên cửa số, nhìn mọi người chạy bộ và nghĩ, giá như mình có thể di chuyển", Genie tâm sự.

Hy vọng trở lại với quần vợt bắt đầu le lói khi tên cô được đưa vào danh sách chờ ghép tạng. Sau 5 tháng, cô nhận được cuộc gọi thông báo đã tìm được người hiến tặng phù hợp.

quanvot2Genie thực hiện cấy ghép phổi tại Trung tâm Y tế Tây Nam, Đại học Texas, Dallas. Ca phẫu thuật đầy thách thức, nhưng thành công ngoài mong đợi.

 

                                                                      Genie (giữa) cùng các bác sĩ. Ảnh: ABC News.

Ngay trước ca mổ, cô được biết về World Transplant Games 2019, thế vận hội dành riêng cho những bệnh nhân từng ghép tạng. Cô coi đây là cơ hội lớn của bản thân và tự nhủ nếu khỏe lại sau ghép phổi sẽ tham gia thế vận hội.

Phần lớn vận động viên tham gia World Transplant Games trải qua phẫu thuật cấy ghép thận, gan hoặc tuyến tụy. Khá ít người từng thực hiện ghép phổi. Theo báo cáo của Đại học Y Michigan, tại Mỹ mỗi năm chỉ có khoảng 2.000 ca ghép phổi. Trong khi đó, có 18.000 ca ghép thận.

"Tôi không biết cảm giác ghép thận hay gan như thế nào. Nhưng tôi cảm thấy mình giống với mọi người xung quanh sau khi được ghép phổi", Genie chia sẻ.

Chồng của Genie treo những tấm áp phích lớn để động viên cô. Trong suốt hai tháng ở viện, cô thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như đập bóng lên xuống và đi bộ quanh hành lang. "Tôi không đi đâu mà không có cây vợt của mình", Genie nói.

Bằng nỗ lực phi thường, Genie đã xuất sắc giành huy chương vàng tại World Transplant Games.

Genie đang tiến hành tuyên truyền nhận thức về việc hiến tạng và các tác động đối với cuộc sống của người bệnh. Cô tới các giải đấu của đội tuyển mình từng huấn luyện, thiết lập gian hàng cung cấp thông tin dành cho người có nhu cầu hiến tạng.

Genie chia sẻ niềm biết ơn với những gì mình nhận được và hy vọng các bệnh nhân khác cũng có cơ hội theo đuổi ước mơ.

Theo VNExpress.net

PCTU pctu Hội nghị khoa học