Đại học Phan Châu Trinh
Đại học Phan Châu Trinh
Tuyển Sinh Đại Học
Tuyển sinh Đại học 2024
Kết nối với chúng tôi qua Zalo:

Liên hệ tuyển sinh

Gửi email cho chúng tôi:
Gọi hoặc Zalo cho chúng tôi:
Gửi hồ sơ về:
09 Nguyễn Gia Thiều, P. Điện Ngọc, TX. Điện Bàn, Quảng Nam
Theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội
Theo dõi chúng tôi trên phương tiện truyền thông xã hội để không bỏ lỡ thông tin quan trọng về đăng ký, học bổng, cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn và trải nghiệm đa dạng trong các hoạt động của chúng tôi.

THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ CÁC XÉT NGHIỆM TRONG DỊCH COVID-19

Vai trò của xét nghiệm y học

    Sau khi hỏi bệnh, thầy thuốc sẽ khám lâm sàng để hướng đến căn bệnh, rồi nhờ cận lâm sàng làm thủ thuật và xét nghiệm để xác định bệnh, đánh giá mức độ cũng như tiên lượng.

   Một xét nghiệm y khoa cần để ý hai chỉ tiêu: Độ đặc hiệu (specificity Sp) càng cao số dương tính giả càng thấp (Sp 100% thì dương tính giả là 0%); và Độ nhạy (sensibility, Se) càng cao thì âm tính giả càng thấp (Se 100% thì âm tính giả là 0%). Trong thực tế ít có được xét nghiệm lý tưởng với cả Se và Sp đều rất cao.

     Các xét nghiệm dịch COVID-19

   Trong đại dịch COVID-19 có 2 nhóm xét nghiệm SARS-CoV-2 là: xét nghiệm virus và xét nghiệm kháng thể.

  1. Xét nghiệm chẩn đoán virus (viral diagnostic test)

   Là xét nghiệm phát hiện virus trực tiếp. Mẫu bệnh phẩm xét nghiệm là dịch ngáy mũi họng, nhằm giúp phát hiện nhiễm coronavirus SARS-CoV-2  hoạt động hay không.

   Có hai loại xét nghiệm chẩn đoán virus là xét nghiệm phân tử (molecular test), như nucleic acid amplification test (NAAT), RT-PCR test, LAMP test, và xét nghiệm kháng nguyên (antigen test) phát hiện các protein trên bề mặt của virus SARS-CoV-2.

  2. Xét nghiệm kháng thể (antibody test)

    Là xét nghiệm phát hiện virus gián tiếp. Mẫu bệnh phẩm là máu, nhằm tìm kiếm các kháng thể được hệ thống miễn dịch của cơ thể sinh tổng hợp ra để chống lại virus SARS-CoV-2

   Vì kháng thể chỉ được sản xuất vài ngày hoặc vài tuần lể sau khi bị lây nhiễm và tồn tại một khoảng thời gian sau khi hồi phục, nên các xét nghiệm kháng thể không được sử dụng để chẩn đoán đang bị COVID-19 cũng như đánh giá khả năng miễn dịch trong tương lai.

     Xét nghiệm COVID-19 ở Việt Nam

   Hiện ở Việt Nam chúng ta đang sử dụng hai loại xét nghiệm

   1.  Xét nghiệm nhanh ELISA

 Đây là xét nghiệm gián tiếp, xét nghiệm nhằm phát hiên những kháng thể sản sinh ra sau khi bị lây nhiễm SARS-CoV-2

    2.  Xét nghiệm RT-PCR

  Là xét nghiệm trực tiếp, xét nghiệm phát hiện virus SARS-CoV-2 đang hoạt động, nghĩa là phát hiện bệnh nhân COVID-19, và để xác định, khẳng định, chẩn đoán cho những người đã có xét nghiệm sàng lọc dương tính. 

    Đôi điều bàn luận

    Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến cáo, phải dùng các xét nghiệm trực tiếp, như RT-PCR, để xác định chẩn đoán có đang bị nhiễm bệnh hay không. Vì bản chất các xét nghiệm trực tiếp là tìm kiếm sự hiện diện thật sự của các thành phần cấu tạo virus trong cơ thể.

    Những xét nghiệm “nhanh” chúng ta đang sử dụng là xét nghiệm gián tiếp, xét nghiệm nhằm phát hiện các kháng thể do hệ miễn dịch sản sinh ra khi bị nhiễm SARS-CoV-2 còn tồn tại trong cơ thể người bị lây nhiễm. Do đó, một người có kết quả xét nghiệm nhanh dương tính chỉ thể hiện người này từng bị nhiễm SARS-CoV-2, mà không thể khẳng định đang bị bệnh COVID-19. Ngược lại, người có xét nghiệm nhanh âm tính không thể khẳng định 100% người đó không bị nhiễm virus SARS-CoV-2 và không lây cho người khác.

 Tóm lại, chúng ta nên theo lời khuyên của USCDC rằng “Nếu bạn xét nghiệm dương tính hoặc âm tính với COVID-19 trên xét nghiệm siêu vi hoặc kháng thể, bạn vẫn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ cho bản thân và người chung quanh” (If you test positive or negative for COVID-19 on a viral or an antibody test, you still should take preventive measures to protect yourself and others) [1]

 TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Testing for COVID-19

https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/symptoms-testing/testing.html

[2] Coronavirus testing basics

https://www.fda.gov/consumers/consumer-updates/coronavirus-testing-basics

[3] How do COVID-19 antibody tests differ from diagnostic tests?

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/coronavirus/expert-answers/covid-antibody-tests/faq-20484429

[4] Xét nghiệm nhanh Covid-19: Âm tính liệu đã an toàn?

https://dantri.com.vn/suc-khoe/xet-nghiem-nhanh-covid-19-am-tinh-lieu-da-an-toan-20200801124053732.htm

[5] Xét nghiệm nhanh âm tính vẫn có thể mắc Covid-19

https://zingnews.vn/xet-nghiem-nhanh-am-tinh-van-co-the-mac-covid-19-post1114115.html

[6] Xét nghiệm nhanh dù âm tính cũng chưa vội mừnghttps://www.baogiaothong.vn/bs-bv-benh-nhiet-doi-tu-xet-nghiem-nhanh-du-am-tinh-cung-chua-voi-mung-d474196.html?fbclid=IwAR0VDqNBTFZAU2SdjWGX834RTLQzcAV02CoFF9ZKYfhqnxkLuYK7bnicn0I