Đại học Phan Châu Trinh
Đại học Phan Châu Trinh
Tuyển Sinh Đại Học
Tuyển sinh Đại học 2024
Kết nối với chúng tôi qua Zalo:

Liên hệ tuyển sinh

Gửi email cho chúng tôi:
Gọi hoặc Zalo cho chúng tôi:
Gửi hồ sơ về:
09 Nguyễn Gia Thiều, P. Điện Ngọc, TX. Điện Bàn, Quảng Nam
Theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội
Theo dõi chúng tôi trên phương tiện truyền thông xã hội để không bỏ lỡ thông tin quan trọng về đăng ký, học bổng, cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn và trải nghiệm đa dạng trong các hoạt động của chúng tôi.

“Chống Covid-19, nghĩ về nền y tế dự phòng” BS Nguyễn Hữu Tùng

“Chống Covid-19, nghĩ về nền y tế dự phòng”

BS Nguyễn Hữu Tùng

(Chủ tịch Đại Học Y Khoa Phan Châu Trinh)

Đừng coi thường y tế dự phòng   

Dịch bệnh Covid 19 bùng phát dữ dội, chỉ trong 03 tháng đã càn quét qua tất cả các nước trên thế giới. Nó làm đảo lộn và sụp đổ mọi nền tảng của cả thế giới đến mức Ông TTK Liên hiệp Quốc đã thốt lên rằng :“ Covid 19 đã làm sụp đổ tất cả giá trị văn minh của thế giới loài người. Cả thế giới đều cùng nhau tìm cách chống lại với một “kẻ thù vô hình”. Kẻ thù vô hình đó chính là siêu vi, nó không phải là một vi sinh vật sống, nó chỉ là một cơ cấu sinh học, mà cơ cấu ấy có sức mạnh vô song. “

(Và còn một kẻ thù vô hình nữa với nhân loại, đó là “sự dối trá, không trung thực”, được nuôi dưỡng trong con người. Cả hai kẻ thù ấy đều vô hình và có sức mạnh như nhau). Trong vòng 03 tháng, cả thế giới phải dùng nhiều kế sách từ truyền thống đến hiện đại nhất để chống trả, nhưng đến hôm nay trận chiến vẫn đang còn khốc liệt, tang thương. Chiến lược và chiến thuật vẫn là phòng chống lây nhiễm trong cộng đồng và tăng cường phương thức điều trị để giảm tỷ lệ tử vong.

Nguồn lực y tế vẫn là lực lượng chính qui trong cuộc chiến này. Về phương diện điều trị, dừơng như tất cả những thiết bị y khoa hiện đại, những bệnh viện hiện đại, bác sĩ, giáo sư giỏi, hệ thống y tế tiên tiến nhất được đưa vào sử dụng . Nhưng rồi chúng ta cũng không dễ dàng giành giật lại từng sinh mạng từ bệnh do Covid-19 gây ra.

Mặt khác ngành y tế đã vực dậy chiến lược phòng tránh lây nhiễm trong cộng đồng, đưa ra hay kêu gọi mọi người tham gia vào quy trình cắt đứt nguồn lây bằng biện pháp tạo khoảng cách xã hội ( social distancing ), loakdowm giao dịch cộng đồng, hướng dẫn phương pháp rửa tay sạch bằng xà phòng, kêu gọi đeo khẩu trang ( face mask ) khi ra đường, kêu gọi mọi người tạm thời không tiếp xúc gần dưới 2 mét. Nhiều nhà khoa học nhiều quốc gia nghiên cứu  những kỹ thuật để hỗ trợ như xét nghiệm nhanh để tìm nguồn mang mầm bệnh và đưa đến cách ly để thực hiện biện pháp cách ly ngay ban đầu.  Một số nước thực hiện triệt để điều này, xem ra có hiệu quả, đã giúp tỷ lệ nhiễm bệnh không tăng,  bảo tồn được sức khỏe tránh lây nhiễm.

Theo tôi, tượng đài y học điều trị hiện đại ( Modern Clinical Medicine ) của thế giới gần như sụp đổ qua đại dịch Covid-19 này. 

Chiến lược phòng tránh lây đơn giản xem ra hữu hiệu trong cuộc chiến với đại dịch nầy, có thể kéo giảm thương vong trong cuộc chiến . Chiến lược phòng tránh lây là một khoa  học trong y học phòng ngừa hay còn gọi y học dự phòng ( preventive medicine ).

Một sự kiện mang tính biểu tượng cho việc không xem trọng y tế dự phòng đó là nhiều quốc gia phương tây đương thời  đã phân phối tài nguyên  quốc gia chưa phù hợp, làm cho nguồn lực y tế dự phòng yếu đi , khái niệm dự phòng mờ nhạt, lấy  y tế điều trị làm sức mạnh cho nền y học của mình. Qua mùa dịch Covid 19 tầm nhìn đó gần như phá sản.

Qua Covid-19, nên chăng thế giới trầm tỉnh lại để có những suy tư hầu lập lại thế cân bằng trong tầm nhìn y tế trong một thế giới mới sau đại dịch. Tài nguyên của thế giới hãy được chia xẻ cho một cộng đồng rộng lớn được hưởng thụ, mọi người được sống và sống có sức khỏe tốt, được sống trong một môi trường trong lành đầy đủ khí sạch, bầu khí quyển phải được bảo vệ trong lành, tài nguyên của thế giới không thể chỉ tập trung cho một thiểu số nhóm người có ưu tiên. 

Do đó nền tảng giáo dục y khoa sau nầy không những giảng dạy, nghiện cứu hàn lâm cho y học điều trị, mà phải hướng đến  việc giảng dạy,  nghiên cứu hàn lâm trong y học dự phòng. Nếu không có  y học dự phòng tốt, thì y học điều trị cũng thất bại mà không sao cứu vãn. Một khi tiền tuyến cô thế, thì hậu phương không tài nào giữ vững cho dù có hiện đại như thế nào cũng đổ vỡ mà thôi.

Việt Nam chúng ta có câu “đừng để nước đến chân mới nhảy “ , thật chí lý.

Chúng ta hãy nhanh chóng áp dụng triết lý dự phòng này trong cải tổ giáo dục  y khoa nước nhà trong tương lai.

Tất cả đều dễ vỡ

Hiện nay cả thế giới đều bối rối trong việc đối phó với dịch Covid -19. Không có bất kỳ nền tảng xã hội, kinh tế, chính trị, tôn giáo nào của thế giới bền vững trước dịch bệnh. Từ đất nước phát triển nhất, đại diện văn minh nhân loại, đến những nước nghèo nhất; từ nhà nghiên cứu khoa học đến những chính trị gia lỗi lạc, những chức sắc cao trong tôn giáo;từ người giàu có nhất đến kẻ bần cùng, từ những kẻ thủ ác đến bậc chân tu,  từ nghệ nhân đến nghệ sĩ,  và đến những chiến binh y  tế .. tất cả và tất cả đều trở nên dễ vỡ trước cuộc tấn công của Covid-19. Nhiều cuộc xung đột vũ trang, những cuộc chiến qui ước cũng đều tạm đình chiến. Tất cả đều hướng đến cuộc chiến chống Covid-19.

Nhưng cuộc chiến Covid-19 vẫn tiếp diễn khốc liệt. Thế giới bắt đầu tự cách ly nhau. Thế giới bắt đầu tự bế quan toả cảng. Thế giới bắt đầu tự xa nhau, xa mặt. Tôi hy vọng  rằng thế giới tạm thời xa mặt, xa mặt là biện pháp chống dịch, chứ không phải là cơ hội để cách lòng; vì càng cách lòng thì thế giới sẽ bị cô lập, các quốc gia sẽ bị cô lập nhau, như vậy nó sẽ là khởi nguồn cho một cơ hội  một trận chiến mới, với những khó khăn mới.

Trải nghiệm từ lockdown, từ social distancing, để con người có dịp nhìn lại và tỉnh tâm hơn,  có dịp nhìn lại mình và bắt đầu một suy nghĩ mới : đoàn kết lại hơn, yêu thương nhau và trao nhau những kinh nghiệm, trao nhau những nhân ái, chân tình . Có như vậy mới chống lại dịch bệnh trong tương lai.

Thế giới hãy đoàn kết lại

Qua cuộc chiến với dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra, chúng ta thấy có 3 loại công cụ cũng chính con người tạo ra, đã tham gia trong phòng và chống dịch bệnh. Khi con người bị cách biệt, bị phong toả thì chỉ còn Công nghệ thông tin và Viễn thông để gặp gỡ, trao đổi; để giáo dục, đào tạo; để chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau dập dịch, phòng chống. Và công nghệ sinh học nghiên cứu những phương tiện chẩn đoán nhanh, chẩn đoán chính xác, góp phần tìm ra người mang mầm bệnh để cách ly, để điều trị cũng như nghiện cứu vaccine phòng dịch lây lan cho những người chưa mắc phải. Những nhà nghiên cứu công nghệ thông tin dùng AI ( trí tuệ nhân tạo ) để tìm ra loại thuốc nào khả dĩ điều trị. AI còn như một thám tử trong theo dõi được người mang mầm bệnh hiện đang  ở đâu, đang làm gì, đang tương tác ra sao ngoài cộng đồng xã hội, ở bất cứ lúc nào nên dễ dàng tìm kiếm để cách ly.

Tuy nhiên, bất kỳ một công nghệ tiên tiến nào cũng có hai mặt tích cực và tiêu cực của nó. Mặt tích cực thì luôn thấm nhập chậm, nhưng trường tồn. Mặt tiêu cực thì ảnh hưởng nhanh và huỷ diệt. Tôi mong ước thế giới hãy phát huy mặt tích cực một cách chân thành và đầy trung thực, để phục vụ lợi ích cho nhân dân mình,  cho toàn nhân loại được sống trong hoà bình, nhân ái, yêu thương. Tôn trọng bản sắc văn hóa riêng biệt và dị biệt của từng dân tộc trên thế giới, không tham vọng xâm phạm và sở hữu.  Các quốc gia phải cùng phát triển bền vững và cùng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, trái đất. Phát triển bền vững là một lá chắn và đề kháng với mầm bệnh phát sinh dịch bệnh.

Ai là nhạc trưởng?

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của WHO (Tổ chức y tế thế giới) là cảnh báo sớm nhất, tìm hiểu sự lây lan của một bệnh trở  thành dịch tại một địa phương và toàn cầu, và chuẩn bị kế hoạch để các nước chuẩn bị đối phó. Ngoài ra, WHO còn là cơ quan y tế toàn cầu, đưa ra được hướng dẫn trong phòng bệnh , cảnh báo sớm nguy cơ  dịch bệnh  xảy ra trong tương lai gần và xa , hướng dẩn điều trị cụ thể hay phổ cập một bệnh hay dịch bệnh cho các quốc gia trên thế giới, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ thể xác và tinh thần cho nhân loại.

Qua dịch bệnh Covid-19, chúng ta thấy chức năng trên đây của WHO có lu mờ, hay thể hiện thiếu năng lực trong phòng ngừa sự lây lan dịch bệnh. Phải chăng đây là do WHO chủ quan, thiếu khách quan khoa học, hay sự thiếu năng động, thiếu bản lĩnh trong thực thi chức năng của mình. Có lẽ cả hai.

Lẽ ra WHO là một tổ chức y tế quốc tế độc lập, phải được LHQ bảo vệ, để nói lên tiếng nói khách quan , trung thực của mình khi mà dịch mới giai đoạn nhen nhóm. WHO phải được sử dụng những công nghệ mới nhất để thu thập những dữ liệu một cách độc lập, và phát ra tiếng nói đầy quyền lực trong một tổ chức y tế quốc tế uy tín, thì mới cứu nguy cho sức khoẻ nhân loại. Còn bây giờ thì đã chậm trễ, chúng ta chỉ còn tự hỏi: Hậu Covid-19, thế giới phải đặt lại giá trị của WHO và LHQ như thế nào?

Bản dịch: 

 Frontline Is Isolated, The Rear Cannot Hold

Dr Tung Nguyen Huu 

Covid-19 epidemic broke out far and wide, in just three months, and swept through many countries around the world. It was so damaging that the UN Secretary-General exclaimed, "Covid-19 collapsed all the civilized values of the human world". The whole world together sought to fight with one "invisible enemy." It was a virus, it was not a living microorganism, it was only a biological structure, and its structure had unrivaled power. Should the world take the opportunity provided by the Covid-19 to attempt to calm down and reflect deeply, to formulate a vision of a healthy new world after the pandemic?

Without good preventive medicine, treatment medicine will fail
Within three months, the whole world has had to use many tactics from traditional to modern medicine to fight back and today the battle is still fierce. Strategies and tactics remain to be developed to prevent infection in the community and strengthen treatment to reduce mortality.

Medical  resources remain the leading force in this war. In terms of treatment, all modern medical equipment, modern hospitals, doctors, excellent professors, the most advanced medical systems are being put into use. Despite this, we are unable to prevent Covid-19 from claiming many lives each day.

Lacking an effective pharmacological response to the Covid-19, the health sector has been advocating basic infection avoidance strategies: social distancing, community lockdowns, wearing face masks, educating the public about medically proven personal hygiene techniques, especially frequent cleansing of hands, and where necessary, quarantine or self-isolation. Scientists in many countries have researched techniques to support rapid testing to find pathogens and to swiftly implement isolation measures as soon as suspected cases are identified. In countries where this has been done aggressively, there has been some success in reducing or halting the infection rate.

In my opinion, Covid-19 has brought the world’s modern clinical medicine system to its knees and we have yet to see the worst days of this pandemic.The science of preventive medicine appears to be the only effective strategy in this war against the pandemic. Unfortunately, many Western countries have not taken this approach. They have allocated inadequate national resources or have provided only lackluster support to the concept of prevention, relying instead on medical treatment after the disease has already taken root. During the Covid-19 epidemic season, that is obviously not helpful.

A simple prevention strategy appears to be effective in the fight against this pandemic, which can reduce casualties during the war. That strategy is the science of preventive medicine.

Covid-19 has shown us that we need a better vision of health care in the new world after the pandemic. The world's resources should be shared among nations so that everyone can live in good health, in a clean, pollution-free environment. For the good of humanity, the world's resources cannot be reserved for a minority of priority groups.

Therefore, the curriculum of future medical education must give at least equal weight to prevention and treatment. There must be a clear focus on teaching and academic research in preventive medicine. If there is a failure in preventive medicine, then treatment medicine will also be doomed to failure. Once the frontline of preventive medicine is ignored or isolated, treatment medicine in the rear can not hold, no matter how modern it is. TheVietnamese have a saying "Don't let the grass grow under your feet". Similarly, in 1736, the American statesman Ben Franklin said, “An ounce of prevention is worth a pound of cure”. It's easier to stop something from happening than to repair the damage after it has happened. Let's quickly apply this preventive philosophy in the future reform of home medical education.

All are fragile
Currently, the whole world is confused about dealing with Covid-19. None of the social, economic, political or religious backgrounds in the world is capable of overcoming the epidemic. Everyone on earth is now equally fragile, equally susceptible during this Covid-19 attack. re is no immunity available to anyone – rich or poor, educated or illiterate, the elite or the penniless, political leaders or the first responder medical warriors – there are causalities among them all. Throughout the word, armed conflicts have temporarily subsided as governments search for methods to fight Covid-19.
But the Covid-19 war rages on. Countries close their borders and isolate themselves, trying to prevent the entry of travelers infected with the Covid-19. Hopefully, this is just a type of temporary social distancing and self-isolation. more the heart is isolated, the more the world will be isolated, the nations will be separated from each other, allowing a new pandemic to develop, a new battle, with new difficulties. Quarantines, lockdowns and social distancing give people a chance to look back and calm down, to examine themselves and make changes to the way they live. Countries and individuals must unite more, there must be more love, kindness and sincerity in this world. There must be a sharing of knowledge and resources that are necessary to prevent future pandemics. There is no other way to ensure the prosperity and longevity of our descendants.


"Out of sight", not "out of mind."
Use of the internet has become a valuable asset in disease prevention. When people are isolated or confined, they have only information and telecommunication technologies to rely on to stay informed, to maintain communication, and to benefit from online education and training. Experiences shared on the internet can be crucial to the prevention and fighting of disease. Also, bio-technology is investigating the means of rapid, accurate diagnosis, contributing to finding the carriers of pathogens. This is done to isolate and treat infected individuals, as well as for the sake of epidemic vaccine research to benefit for those who have not yet acquired a disease.

Information technology researchers use AI (Artificial Intelligence) to find out applicable drugs for treatment. AI is like a detective in tracking where the carrier is, what it is doing, how it is interacting in communities, so it is easy to search for isolation techniques.
However, any advanced technology has its both positive and negative sides. The positive side is always slow but enduring. The negative side is quick and destructive. Hopefully from now on the governments of the world will promote the positive side sincerely and honestly, in order to benefit humankind, for all humanity to live in peace, kindness, love. There must be respect for the distinct cultural identity of each nation in the world, without the ambition to infringe and possess. Countries must together develop sustainability and protection of natural resources and the earth. Sustainable development is a shield and resistance to the pathogens of disease outbreak. Is this to much to ask of the governments? Perhaps. But there are no options if we hope to successfully deal with the health problems facing the world’s populations.

Who is the conductor?
One of the most essential tasks of the WHO (World Health Organization) is to give the earliest warning, investigate the spread of a disease that becomes epidemic locally and globally, and prepare a plan for countries to deal with the disease. WHO is a global health agency, providing guidance in disease prevention, early warning of disease risk in the near and far future, guidance for specific treatment in specific countries or for more universal guidance if the dispersal of a disease threatens large areas of the globe. The task of WHO is protecting and improving the physical and mental health of humankind.

During this Covid-19 epidemic, we can see that the has lacked the ability to prevent the spread of disease. Is this because WHO is subject to political constraints, or it lacks scientific objectivity, or lacks dynamism and bravery in performing its functions? Perhaps all of these are factors.

 WHO should be an independent international health organization, protected by the United Nations. It should be able to make its objectives clear, with an honest voice when moving towards the control of a pandemic. To save lives, WHO must use the latest technologies to independently collect data, and to emit the powerful voice of a reputable international health organization. Too many governments have been slow to respond to the pandemic or have not reported the spread of the disease in a timely or accurate manner. Now that we are so late in entering this battle against Covid-19, we just have to ask: After Covid-19, how does the world reset the effectiveness of WHO and the United Nations?

(*) President of Phan Chau Trinh University, School of Medicine 
Vice President of HCMC Private Health Practicing Association

 

 

 

suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet